Học thuyết “phên , giậu” hiện đại : hình thành , phát triển và kết thúc – KS Doãn Mạnh Dũng

Sau đại chiến thế giới I, các nước bắt đầu nhận thức được sự tàn phá của chiến tranh hiện đại. Các nước lớn bắt đầu đưa ra học thuyết “phên, giậu” để chuyển chiến tranh sang các nước nhỏ đang bị phụ thuộc. Lịch sử thế giới đã ghi lại những sự thật mà con người không thể không thừa nhận.

Ngày 23/8/1939 giữa Liên Xô và Phát xít Đức ký Hiệp ước được gọi là Hiệp ước Molotop  bí mật thõa thuận  Đức tấn công  chiếm Tây Ba Lan còn Liên Xô tấn công chiếm Đông Ba Lan.

Đúng 9 ngày sau, ngày 1/9/1939  Đức tấn công và chiếm Tây Ba lan bắt đầu Đại chiến thế giới II.

Và đến ngày 17/9/1939 Liên xô tấn công và chiếm Đông  Ba lan.

Đây là lý do Ba lan yêu cầu Nga bồi thường chiến tranh cho Ba lan trong Đại chiến thế giới II.

Ngày 10/6/1940 Phát xít Đức chiếm Pari.

Tháng 8/1940 Phát xít Đức tấn công Anh bằng không quân.

Theo quy luật xưa nay, sau khi cướp thành công, kẻ cướp thường giết đồng bọn để tăng phần thu nhập cho chính mình.Quy luật này cũng được Phát xít Đức thực hiện.

Vì vậy , khi châu Âu tạm ổn trong sự kiểm soát của Phát xít Đức, ngày 22/6/1941 Phát xít Đức tấn công Liên xô vì vậy  Liên minh giữa Liên xô – Phát xít Đức tan rã, Liên xô bắt đầu đối đầu với Phát xít Đức.

Như vậy Liên Xô từ vai trò xâm lược Ba lan cùng phát xít Đức mở đầu Thế chiến II, đã chuyển thành “chiến tranh vệ quốc !”.

Hồng quân Liên Xô vui mừng hội quân với Phát xít Đức tại Brest Litovsk, Ba Lan ngày 22/9/1939. ( Nguồn VOV.VN  19:15 24/04/2019)

 

Với tư duy “phên, giậu” trong Hiệp ước Molotop, sau khi Phát xít Đức thua trận, nước  Đức bị chia đôi thành Đông Đức và Tây Đức. Bán đảo Triều Tiên do Nhật chiếm đóng cũng bị chia đôi Bắc Triều Tiên và Nam Hàn.

Nền văn hóa của nước Đức cao nên họ kiên nhẩn tập trung xây dựng đất nước và chờ thời cơ.

Còn người dân bán đảo Triều tiên bị biến thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên  1950-1953.

Đến năm 1954, dù Việt Nam đang đại thắng ở Điện Biên Phủ, tại Hiệp định Giơ-ne-vơ   giữa Việt Nam dân chủ  cộng hòa và Pháp , về quốc tế,  phía Pháp có Anh và Mỹ, phía Việt Nam dân chủ cộng hòa có Liên Xô và Trung Quốc . Việt Nam dù là người hoàn toàn chiến thắng trên chiến trường Điện Biên Phủ nhưng vẩn phải cay đắng chấp nhận sự chia đôi  Bắc-Nam.

Năm 2016, Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an nói về cha mình – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

“Một trong những điều buồn nhất của ba tôi trong cuộc đời làm cách mạng của ông chính là Hiệp định Geneve (1954). Ông từng kể ông đã khóc rất nhiều khi đồng bào miền Nam đổ ra đường, chia tay con em mình ra miền Bắc, họ giơ hai ngón tay, hẹn hai năm sau Tổng tuyển cử, hẹn hai năm sau gặp lại. Nhưng ba tôi hiểu, sẽ không bao giờ là hai năm, sẽ không bao giờ có Tổng Tuyển cử…”

Kết quả Hiệp định Giơ-nơ-vơ 1954 là nguyên nhân chính đã hình thành một tầng lớp lảnh đạo mới của cách mạng Việt Nam với ý chí mạnh mẻ hơn, quyết đoán hơn trên hành trình thực hiện thống nhất đất nước.

Bài thơ “Hận sông Gianh” của Đằng Phương đã chỉ rõ ở miền Nam Việt Nam lòng người cũng mong muốn thống nhất đất nước dù quan điểm chính trị khác nhau.

Nền giáo dục miền Bắc Việt Nam đã thành công trong giáo dục tuổi trẻ về ý chí thống nhất đất nước nên đã chủ động và thành công trong hành trình thực hiện thống nhất đất nước. Người Việt Nam cần hiểu để vượt qua quá khứ chia rẽ để cùng nhau vì một Việt Nam thịnh vượng và văn minh.

Sự chia cắt Việt Nam năm 1954  đã dẩn đến cuộc chiến  Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam  và kết thúc vào ngày 30/4/1975. Theo tự điển mở wikipedia mà mọi người đều có quyền tra cứu thì tổng số  người Việt Nam bị chết trong cuộc chiến tranh đến 3.812.000 người. Hầu như tất cả các gia đình người Việt đều có nạn nhân.

Vì vậy ngày 30/4/1975 không chỉ là ngày thống nhất đất nước Việt Nam mà còn là ngày chấm dứt vai trò “phên , giậu” của Việt Nam để bảo vệ Liên Xô và Trung Quốc.

Khi “phên, giậu” tại Việt Nam sau 30/4/1975 không còn nữa, Liên Xô phải trực tiếp đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh nên làm nền kinh tế Liên Xô kiệt quệ và dẩn đến sự giải tán Liên Xô vào tháng 12/1991.

Ngày 24/2/2022, Tổng thống nước Nga – ông Putin- lệnh tấn công toàn diện vào Ucraina với lý do buộc Ucraina không được tham gia NATO, giữ vai trò trung lập. Học thuyết “phên , giậu” xưa nay của Nga được giấu giếm, nay chính thức được công khai với toàn thế giới.

Khi khởi đầu cuộc chiến xâm lược  của Nga tại Ucraina, chính người Ucraina thật sự ngạc nhiên trước sự thật là Nga đang tấn công Ucraina bằng tên lữa hành trình, bằng  quân nhảy dù và những đoàn xe tăng hiện đại. Cả thế giới lo lắng sự thất bại của Ucraina. Mỹ và các nước Châu Âu không thể hổ trợ ngay Ucraina vì trăm năm qua Ucraina gắn bó thân thiết với nước Nga trong Liên bang Xô Viết. Nhưng bom đạn của Nga đã đánh thức lòng tự trọng của người Ucraina, đào sâu lòng  căm thù và giúp người Ucraina đoàn kết , chiến đấu chống quân xâm lược Nga. Các nước châu Âu hiểu rằng, hôm nay bom đạn tàn phá Ucraina, ngày mai sẽ đến nước mình. Vì vậy cả châu Âu và thế giới đã cùng đoàn kết ủng hộ Ucraina. Chiến trường Ucraina đang từng bước có lợi cho dân Ucraina và chuyển dần đến biên giới Nga.

Liên minh Nga-Trung “không giới hạn” được tuyên bố tại Bắc Kinh ngày 4/2/2022 và là nền tảng để Tổng thống Putin tự tin phát động chiến tranh tấn công Ucraina vào ngày 24/2/2022. Nhưng Trung Quốc đã “quay xe” khi Nga sa lầy tại Ucraina. Mối quan hệ Nga -Trung đã rơi vào thế hoài nghi trong tương lai.

Đến ngày 18/5/2022, các nước Thụy Điển và Phần Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO.

Mục tiêu cuộc chiến tranh của Nga tại Ucraina nhằm ngăn cản NATO mở rộng về phía Đông, buộc các nước nhỏ phải làm “phên, giậu” cho nước Nga. Hậu quả cuộc chiến của Nga tại Ucraina  đã đem kết quả ngược lại. Ucraina từ đồng minh gắn bó với nước Nga cả trăm năm qua, nay đã thành kẻ thù không nhân nhượng của Nga.

Các nước Thụy Điển và Phần Lan từng mong muốn trung lập, không gia nhập NATO nay thấy đất nước Ucraina bị tàn phá , họ buộc phải thay đổi nhận thức, không chấp nhận vai trò “phên, giậu” cho nước Nga. Việc Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập NATO đã đánh dấu chiến lược “phên, giậu” của Liên Xô từ ngày 23/8/1939 đến ngày 18/5/2022   chính thức kết thúc.

Các quốc gia  nhỏ, muốn tiến đến văn minh không có con đường nào khác là đoàn kết lại./.