Hảy tự tin trong nghiên cứu khoa học !

Hảy tự tin trong nghiên cứu khoa học !
 
 
Hình 1 : Cảng Dung Quất  theo mô hình công bố trong sách “Các dự án xây dựng cảng và đường thủy Việt Nam đên năm 2010 – NXB Thống Kê năm 1996- trang 116 “ 
 
 
Hình 2 : Cảng Chân Mây  theo mô hình công bố trong sách “Các dự án xây dựng cảng và đường thủy Việt Nam đên năm 2010 – NXB Thống Kê năm 1996- trang 115 “ 
 
 
Tôi nhớ , trong cuộc họp trên, anh Thọ – hoa tiêu Đà Nẵng giới thiệu sự khó khăn trong hoa tiêu tại vịnh Đà Nẳng với cụm từ “sóng đá gà” trong vịnh Đà Nẳng. Sau cuộc họp trên PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận mời tôi cùng đi ăn bánh cuốn. 
Vì sự khác nhau về quan điểm của Cty. X và tôi, nên Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn đề nghị tôi ở lại Hà Nội để gặp ông D. phụ trách Cty X. Ngày hôm sau 16/5/1999 tôi đến gặp ông D ở phố Tôn Đức Thắng- Hàng Bột xưa.
Vừa gặp tôi ,ông D nói thẵng luôn : 
 
-Ở đây có hơn 300 chuyên gia nước ngoài đang làm việc và chẵng có gì để giải thích hơn !
 
Nghe vậy tôi hiểu mình đã gặp một tư duy lạ và mĩm cười hiểu rằng họ sẽ thực hiện được quan điểm của họ để có nhiều tiền nhưng sẽ để lại cho xã hội những hậu quả nặng nề về sự lãng phí và lòng tin …trong ngành GTVT. 
Trở về, tôi viết báo cáo gửi Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn rằng đã đến Cty X như yêu cầu của ông và xin bảo lưu ý kiến của mình. Tôi được biết, thời gian trên rất nhiều chuyên gia Nhật đang làm việc tại Cty X. Nhưng có lẽ họ quá trẻ và ít thông tin về Việt Nam. Với tôi, thời gian đó tôi hiểu một nguyên tắc cơ bản như sau : 
-Dòng chảy để lại vết, vết chỉ ra được hướng của dòng chảy.Đường đẵng sâu là vết để lại của một dòng chảy tổng hợp. Từ các đường đẵng sâu trong vịnh Dung Quất và Chân Mây chúng ta dể dàng phát hiện ra hướng dòng hải lưu, nguyên nhân sâu và nông từng chổ trong vịnh và sự bồi lấp của vịnh trong tương lai. 
Sau này, từ hiện tượng trên tôi đã đưa ra lý thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam”. 
KS Doãn Mạnh Dũng