Đối sử công bằng với thuyền viên khi gặp tai nạn hàng hải

 
Đã xem xét các hướng dẫn được chuẩn bị bởi nhóm chuyên gia chung của IMO và ILO về đối sử công bằng với thuyền viên trong tai nạn hàng hải;
Thừa nhận sự cần thiết phải duy trì việc giam sát thực hiện các hướng dẫn này.
Nhắc lại Công Ước VIÊN (VIENA CONVENTION) về quan hệ lãnh sự, đặc biệt,điều 36 về thông tin liên lạc và tiếp xúc với công dân của một quốc gia có chủ quyền.
Lưu ý tới thông tri số1 của Ủy Ban An Toàn và Ủy Ban Bảo vệ Môi Trường Biển MSC/MEPC.4/Cir.1 về lưu giữ các hồ sơ/tài liệu gốc trên tầu đề ngày 26 tháng 9 năm 2005.
 
Phải nhận thức về tầm quan trọng của Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 lập tại Mongtego Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982, đặc biệt các điều 97, 228, 230, và 292 và các luật quốc tế truyền thống về biển.
Nhìn nhận rằng những hướng dẫn này cung cấp một bộ qui tắc tác nghiệp tốt nhất.
Phải ý thức về sự cần thiết phải giám sát việc áp dụng và thực thi những hướng dẫn này; và Nhận thức thêm rằng việc thông qua Công Ước Lao Động Hàng hải của ILO (ILO Maritime Labor Convention) vào ngày 23 tháng 2 năm 2006 , tại đây,
1. Thông qua Những Chỉ Dẫn về đối sử công bằng với thuyền viên trong tai nạn hàng hải đặt ra trong phụ lục của nghị quyết hiện hành;
2. Đề nghị các chính phủ thành viên thực thi những Hướng dẫn này từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 .
3. Cũng đề nghị các Chính phủ thành viên và các Tổ Chức Phi Chính Phủ với tư cách Tư Vấn của IMO và ILO thông tri những Hướng dẫn này thật rộng rãi để đảm bảo chúng được truyền đạt và thực thi rộng rãi.
4.Đề ngthi , khi thích hợp, các Chính phủ thành viên xem xét việc sửa đổi luật của Quôc gia họ để giành đầy đủ hiệu lực cho cho những Hướng Dẫn này.
5.Đề nghị thêm các Chính Phủ thành viên lưu ý tới những nguyên tắc trong những Hướng Dẫn này khi xem xét việc đối sử công bằng với thuyền viên trong những hoàn cảnh khác mà những thuyền viên vô tội có thể bị cầm giữ ; và,
6. Nhất tri về sự cần thiết phải duy trì việc giám sát thực hiện những Hướng dẫn này.
 
PHỤ LỤC
NHỮNG HƯỚNG DẪN VỀ ĐỐI SỬ CÔNG BẰNG VỚI THUYỀN VIÊN KHI GẶP TAI NẠN HÀNG HẢI.
I.Giới thiệu,
1.Xin khuyến nghị rằng những Hướng Dẫn này phải được tuân theo trong mọi trường hợp thuyền viên bị cầm giữ bởi các nhà chức trách công trong trường hợp tai nạn hàng hải.
2. Thuyền viên được xem là một loại Công Nhân đặc biệt và mang tính toàn cầu của ngành Vận Tải Biển và phải tiếp xúc với các luật pháp quốc gia khác nhau, Cần được sự bảo vệ đặc biệt, đặc biệt là liên quan tới việc tiếp xúc với các Nhà Chức Trách Công. Mục tiêu của những Hướng Dẫn này phải đảm bảo rằng Thuyền Viên được đối sử một cách công bằng sau một Tai Nạn Hàng Hải và trong bất kỳ cuộc điều tra và cầm giữ nào bởi các Nhà Chức Trách Công và sự cầm giữ ấy không được lâu hơn cần thiết.
3. Những Hướng Dẫn Này được chuẩn bị theo nghị quyết A.987.(24)* về những Hướng Dẫn Đối Sử Công Bằng Với Thuyền Viên trong trường hợp Tai Nạn Hàng Hải được thôn qua ngày 1 tháng 12 năm 2005 bởi Hội Đồng IMO. Nghị quyết này đính kèm với phụ lục cho những Hướng Dẫn Này.
4.Những Hướng Dẫn Này không can thiệp các quá trình của của Luật Dân Sự, Hình Sự, Quốc nội của bất kỳ quốc gia nào, cũng không đòi hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của thuyền viên, bao gồm cả những quyền được qui định bởi các Văn Kiện Quốc tế và quyền được đối sử nhân đạo của thuyền viên ở mọi thời gian.
5.Thuyền viên được quyền bảo vệ chống lại sự cưỡng bức và dọa nạt từ bất cứ một nguồn nào trong hoặc sau bất kỳ cuộc điều tra nào trong một Tai nạn Hàng Hải.
6.Công cuộc điều tra một Tai Nạn Hàng Hải sẽ không phương hại tới thuyền viên về vấn đề hồi hương , ăn ở, sinh hoạt, trả lương, các phúc lợi khác và chăm sóc y tế. Các chi phí này không ghi nợ cho thuyền viên được cung cấp bởi chủ tầu, quốc gia cầm giữ hoặc bởi một quốc gia thích hợp.
7. Những Hướng Dẫn này không áp dung cho tầu chiến hoặc tầu hậu cần Hải Quân.
 
II Định nghĩa 
8. Nhằm mục đích của những Hướng Dẫn Này:
“Thuyền Viên”-là bất kỳ người nào được thuê mướn hoặc làm việc ở bất kỳ cương vị nào trên tầu.
“Chủ Tầu” – là Chủ của con tầu hoặc Tổ chức, Cá nhân khác, như là Người Quản Lý, Đại lý hoặc Người Thuê Tầu Trần, Họ nhận trách nhiệm khai thác tầu từ Chủ tầu và Họ, khi nhận trách nhịêm ấy đã đồng ý đảm đương nhiệm vụ và trách nhiệm của Chủ Tầu, bất kể dù tổ chức cá nhân nào khác thực hiện một số nhiệm vụ nhất định đại diện cho Chủ Tầu.
“Tai Nạn Hàng Hải”- là bất kỳ một sự cố bất ngờ nào không thể thấy trước hoặc một sự kiện vật chất liên quan tới Dẫn tầu, Vận Hành, Điều Động và Điều khiển Tầu hoặc máy tầu, trang thiết bị, nguyên vật liệu hoặc hàng hòa trên tầu ấy, tất cả có thể dẫn tới cầm giữ thuyền viên.
” Điều tra Tai nạn ” – là việc điều tra một Tai Nạn Hàng Hải.
“Cầm Giữ” – là bất kỳ sự hạn chế di chuyển nào của thuyền viên bởi Nhà Chức Trách Công bị áp đặt do hậu quả của một Tai Nạn Hàng Hải , kể cả ngăn chặn họ rời khỏi một quốc gia không phải quốc tịch hoặc cư chú của thuyền viên.
III.Hướng Dẫn các Quốc Gia Cảng Biển hoặc Ven Bờ
Các Quốc Gia cảng biển hoặc ven bờ phải :
1. Thực hiện các bước để bất kỳ cuộc điều tra nào họ tiến hành để xác định nguyên nhân của một vu tai nạn hàng hải xảy ra thuộc thẩm quyền của họ được thực hiện một cách khẩn trương và công bằng .
2. Hợp tác và thông tin với tất cả các quốc gia thực sự liên quan, các chủ tầu, các thuyền viên và thực hiện các bước để cung cấp cho các Tổ Chức Đại Diện Thuyền Viên ở các Quốc Gia Cảng Biển và Ven Bờ tiếp xúc với thuyền viên.
3. Thực hiện các bước để đảm bảo rằng các biện pháp đầy đủ được được thực hiện để Bảo tồn Quyền Con Người của thuyền viên ở mọi thời gian, và quyền kinh tế của các thuyền viên bị cầm giữ.
4. Đảm bảo rằng Thuyền Viên được đối sử theo một cách thức bảo tồn Phẩm giá cơ bản của con người của họ ở mọi lúc.
5.Thực hiện các bước để đảm bảo/thẩm định rằng nguồn cung ứng được triển khai đầy đủ để cung cấp cho mỗi thuyền viên bị cầm giữ kể cả , khi thích hợp, tiền lương , chỗ ở thích hợp, thực phẩm và chăm sóc y tế.
6. Đảm bảo rằng công tác bảo vệ nghiêm túc quá trình xét sử được thực hiện cho tất cả thuyền viên không phân biệt đối sử.
7.Đảm bảo rằng thuyền viên, khi cần thiết, được cung cấp phiên dịch, được thông báo về quyền được hướng dẫn pháp lý độc lập. được cung cấp lối tiếp cận tư vấn pháp lý độc lập, được thông báo về quyền không tự buộc tội và quyền giữ im lặng, và trong trường hợp thuyền viên bị giam giữ, đảm bảo rằng những tư vấn pháp lý đươc cung cấp;
8. Đảm bảo rằng những thuyền viên liên quan được thông báo về cơ sở Cuộc Điều tra dựa trên (nghĩa là liệu nó có phù hợp với Qui Tắc IMO về Điều Tra Tai Nạn và Sự Cố Hàng Hải , theo Nghị quyết A.849(20) đã được sửa đổi bằng nghị quyết A.884(21) hoặc theo sửa đổi sau đó , hoặc phù hợp với các qui trình pháp lý quốc gia khác hay không );
9.Đảm bảo rằng Nghĩa Vụ của Công Ước Viên (Viena Convention ) về Quan Hệ Lãnh sự, kể cả những vấn đề liên quan đến tiếp cận phải được thực hiện khẩn trương và rằng các Quốc Gia Quốc tịch của tất cả thuyền viên hữu quan phải được thông báo về tình trạng của những thuyền viên ấy theo qui định, và cũng cho phép tiếp cận thuyền viên bởi các quan chức Lãnh Sự Quán của Quốc gia Cờ Tầu.
10. Đảm bảo rằng tất cả các thuyền viên bị cầm giữ được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc riêng tư với tất cả các bên sau :
-Các thành viên trong gia đình,
-Các Tổ Chức Phúc Lợi.
-Chủ Tầu,
-Các Tổ Chức Công Đoàn.
-Đại Sứ hoặc Lãnh Sự Quán của Quốc Gia Cờ Tầu và Quốc Gia cư trú hoặc Quốc Tịch của họ.và
-Đại Diện pháp lý của họ.
11. Sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo tồn bằng chứng để giảm thiểu nhu cầu liên tục hiện diện vật chất của bất kỳ thuyền viên nào.
12.Đảm bảo những quyết định đưa ra phải phù hợp với Nghị Định Thư 1978 liên quan đến Công Ước Quốc Tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tầu 1973/1978 (Marpol 73/78) nhất trí với các điều khoản của phụ lục 1 (Các qui định về ngăn ngừa ô nhiễm bởi dầu ), Qui tắc 11
13. Thực hiện ngay việc phỏng vấn thuyền viên khi thực hiện cho công tác điều tra của một Quốc gia ven bờ sau một Tai Nạn Hàng Hải. phải chu ý tới tình trạng cơ thể và trí tuệ của họ phát sinh từ tai nạn;
14 Thực hiện các bước để đảm bảo rằng thuyền viên một khi được phỏng vấn hoặc không được yêu cầu cho việc điều tra của quốc gia ven bờ sau một Tai Nạn Hàng Hải, được phép trở lại tầu hoặc hồi hương không bị trì hoãn quá mức.
15.Xem xét việc không cầm giữ thay thế cho việc cầm giữ trước khi xét xử (kể cả việc cầm giữ làm nhân chứng, đặc biệt khi rõ ràng rằng thuyền viên liên quan được thuê trong dịch vụ tầu chợ tới Quốc Gia ven bờ, hoặc cảng biển cầm giữ.
16. Khẩn trương kết luận điều tra và nếu cần buộc tội các thuyền viên bị nghi ngờ về tội hình sự và
đảm bảo rằng công tác bảo vệ quá trình xét xử đúng mức được cung cấp cho tất cả các thuyền viên sau bất kỳ sự cáo buộc nào .
17. Phải triển khai các qui trình để bất kỳ sự tổn hạị nào xảy ra cho các thuyền viên bị cầm giữ hoặc cho chủ tầu liên quan đến sự cầm giữ của thuyền viên đó là do những hành vi hoặc sai sót vô lý hoặc không thể biện minh được của quốc gia ven bờ hoặc cảng biển cầm giữ thuyền viên phải được bồi thường đầy đủ và ngay lập tức.
18.Trong chừng mực luật Quốc Gia cho phép, phải đảm bảo rằng có một qui trình sẵn sàng để niêm yết một bảo lãnh tại ngoại hầu tra hoặc một bảo lãnh tài chính khác để cho phép phóng thích hoặc hồi hương
một thuyền viên bị cầm giữ chờ nghị quyết của cơ quan điều tra hoặc tòa án,
19. Tiến hành các bước để đảm bảo rằng bất kỳ sự xét sử tại tòa, khi thuyền viên bị cầm giữ phải thật khẩn trương.
20.Tiến hành các bước để bảo đảm rằng những quyết định đưa ra phải nhất quán với các điều khoản chung của Luật Biển.
21. Thực hiện các bước tôn trọng các điều khoản được chấp nhận chung của Luật Hàng Hải Quốc tế
về Nguyên Tắc Độc Quyền xét xử của Quốc Gia Cờ Tầu trong vấn đề Đâm Va hoặc các Sự Cố Hàng Hải khác , và
22. Thực hiện các bước để đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối sử hay trả đũa đối với thuyền viên
vì sự tham gia của họ vào trong quá trình điều tra.
 
IV. Hướng đẩn các Quốc Gia Cờ Tầu :
Quốc Gia cờ Tầu phải :
1.Thực hiện các bước để đảm bảo rằng bất kỳ cuộc điều tra nào để xác định nguyên nhân tai nạn hàng hải phải được tiến hành một cách khẩn trương và công bằng.
2.Phối hợp và thông tin tới tất cả những quốc gia liên quan rõ ràng, các chủ tầu, và tất cả các thuyền viên và thực hiện các bước để cung cấp cho các tổ chức của thuyền viên lối tiếp cận thuyền viên.
3.Khi thích hợp , tham gia trực tiếp, theo qui tăc của IMO về điều tra các tai nạn và sự cố hàng hải
( Nghị quyết của Hội Đồng IMO A.849(20) đã được sửa đổi theo nghị quyết A.884 (21) và có thể được sử đổi tiếp sau đó), Trong bất kỳ cuộc điều tra tai nạn nào.
4.Hỗ trợ đảm bảo nghĩa vụ danh dự của chủ tầu đối với thuyền viên liên quan tới tai nạn hàng hải hoặc bất kỳ cuộc điều tra nào.
5.Đảm bảo/Thẩm định rằng cung ứng đầy đủ được triển khai để cung cấp cho sinh hoạt của mỗi thuyền viên bị cầm giữ, kể cả khi thích hợp, tiền lương , chỗ ở thích hợp, thực phẩm và chăm sóc y tế.
6.Đảm bảo nghĩa vũ danh dự của chủ tầu hợp tác trong công cuộc Điều Tra của của Quốc gia cờ tầu, cảng biển hoặc ven bờ sau một Tai nạn Hàng Hải.
7. Hỗ trợ thuyền viên đảm bảo sự đối xử công bằng, và hỗ trợ chủ tầu trong trường hợp một cuộc điều tra của Quốc Gia Cảng Biển hoặc ven bờ.
8. Cung cấp kinh phí hồi hương thuyền viên, khi cần thiết sau một ta nạn hàng hải trong trường hợp chủ tầu không thực hiện trách nhiệm hồi hương của họ .
9. Hỗ trợ, theo qui định của pháp luật quốc gia về cung ứng và phục vụ quá trình điều tra và trở lại Quốc Gia cảng biển hoặc ven bờ của thuyền viên theo thẩm quyền của họ, mà chỉ yêu cầu thuyền viên đơn phương làm nhân chứng trong bất kỳ một vụ kiện nào sau một Tai Nạn Hàng Hải.
10. Thực hiện các bước để đảm bảo rằng các Quan Chức Lãnh Sự Quán được phép tiếp cận thuyền viên liên quan bất kể Quốc Tịch của họ.
11. Thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo đối xử công bằng với thuyền viên được thuê mướn trên tầu treo cờ của họ.Việc này tối hậu bao gồm cả việc tận dụng các Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế, mà có thể đảm bảo khẩn trương phóng thích tầu và thuyền viên sau khi niêm yết Bảo lãnh tại ngoại hầu tra hợp lý ,hoặc bảo lãng tài chính; và
12. Thực hiện các bước đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối xử hoặc hoặc các biện pháp dọa nạt thuyền viên vì họ tham gia vào quá trình điều tra.
 
V. Hướng dẫn các Quốc Gia Thuyền Viên 
Các Quốc Gia Thuyền Viên phải :
1.Hợp tác và thông tin liên lạc với tất cả các quốc gia thực sự liên quan, các chủ tầu , và thuyền viên và thực hiện các bước để cung cấp cho các tổ chức đại diện của thuyền viên lối tiếp cận thuyền viên.
2. Giám sát đời sống tinh thần và vật chất và sự đối xử vối thuyền viên mang quốc tịch của họ liên quan tới tai nạn hàng hải, kể cả bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan.
3. Cấp kinh phí cho hối hương thuyền viên thuộc quốc tịch của họ khi cần thiết sau một thảm họa của một tai nạn hàng hải trong những trường hợp mà chủ tầu và Quốc gia cờ tầu không không thực hiện nhiệm vụ hồi hương của họ.
4. Hỗ trợ, theo qui định của luật Quốc gia phục vụ quá trình điều tra và trở lại các quốc gia cảng biển hoặc ven bờ của những thuyền viên theo quyền tài phán của họ, thuyền viên được yêu cầu chỉ làm nhân chứng trong quá trình xét xử sau một vụ tai nạn hàng hải.
5.Thực hiện các bước đảm bảo rằng các Quan chức Lãnh Sự Quán được phép tiếp cận các thuyên viên liên quan.
6. Thực hiện các bước cung cấp sự hỗ trợ tạo thuận tiện cho việc đối sử công bằng với các công dân của Quốc Gia thuyền viên và sử lý khẩn trương công tác điều tra;
7. Thực hiện các bước đảm bảo rằng tất cả các quĩ gửi bởi chủ tầu, quốc gia cầm giữ, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác cho thuyền viên bị cầm giữ hoặc để hỗ trợ cho gia đình của các thuyền viên ấy phải được giao đúng mục đích, và
8. Thực hiện các bước đảm bảo rằng không có xự phân biệt đối xử hoặc các biện pháp dọa nạt đối với thuyền viên vì họ tham gia vào quá trình điều tra.
 
VI Hướng Dẫn Chủ Tầu
Đối với công tác điều tra, Chủ tầu có Nhiệm Vụ Vượt Quyền để bảo vệ quyền của thuyền viên, bao gồm cả quyền tránh Tự Buộc Tội và thực hiện các bước đảm bảo sự đối xử công bằng với thuyền viên và phải:
1.Thực hiện các biện pháp sẵn sàng để đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối sử hoặc dọa nạt thuyền viên vì họ tham gia vào quá trình điều tra và đảm bảo rằng những những hành vi ấy của các thực thể khác là không thể tha thứ được;
2. Phối hợp và thông tin liên lạc với tất cả các quốc gia thực sự liên quan, , các chủ tầu khác, khi thích hợp và các thuyền viên, và thực hiện các bước để cung cấp lối tiếp cận của các tổ chức đại diện thuyền viên với thuyền viên;
3. Thực hiện hành động xúc tiến nỗ lực điều tra của quốc gia cảng biển hoặc ven bờ.
4. Thực hiện các bước khích lệ thuyền viên và những người khác theo hợp đồng lao động tôn trọng hợp đồng hợp tác điều tra;
5. Sử dụng mọi phương tiện hợp lý để bảo tồn bằng chứng để giảm thiểu nhu cầu liên tục hiện diện vật chất của bất kỳ thuyền viên nào;
6. Thực hiện nghĩa vụ của họ về hồi hương hoặc thực hiện các bước trở lại tầu của thuyền viên ,và
7. Dảm bảo/thẩm định rằng sự cung ứng đầy đủ được triển khai để cung ứng cho sinh hoạt của mỗi thuyền viên, kể cả khi thích hợp, tiền lương, chỗ ở thích hợp, thực phẩm và chăm sóc y tê.
 
VII Hướng dẫn thuyền viên
Thuyền viên phải:
1. Thực hiện các bước đảm bảo rằng, nếu cần, họ có phiên dịch thích hợp.
2.Thực hiện các bước để đảm bảo rằng họ hiểu đầy đủ quyền của họ không tự buộc tội, và họ hiểu đầy rằng những lời khai với các quan chức điều tra của các quốc gia cờ tầu, cảng biển hoặc ven bờ chúng tiềm ẩn nguy cơ được dùng để truy cứu trách nhiệm hình sự trong tương lai.
3.Phải thực hiện cá bước để đảm bảo , nếu họ thấy cần thiết phải thu xếp tiếp cận với các tư vấn pháp lý trước khi quyết định liệu có cung cấp lời khai với các nhà điều tra của Quốc gia cờ tầu hoặc ven bờ, hoặc cảng biển hay không.,
4.Phải tham gia vào công tác điều tra đến chừng mực có thể, phải tôn trọng quyền của mình là không tự buộc tội với các nhà điều tra của quốc gia cờ tầu, ven bờ hoặc cảng biển, bằng cách cung cấp những thông tin đúng sự thật với tất với lòng tin và sự hiểu biết tốt nhât của bả thân.
 
Người dịch : Thuyền trưởng NGUYỄN CÔNG HỆ
 
Ghi chú : “Quốc gia cờ tàu” là “Quốc gia mà tàu treo cờ” . Ví dụ nhiều tàu có chủ tàu Việt Nam nhưng mang cờ Panama hay Mông Cổ .
 
Nguồn : http://hecaptain.blogspot.com/2012/12/oi-su-cong-bangt-voi-thuyen-vien-khi.html