Đối thoại công khai để cải cách kinh tế ở Việt Nam

Có người cho rằng : cơ chế ? 
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được hưởng tất cả các cơ chế tốt nhất của đất nước,nhưng chẵng giúp gì cho nền kinh tế đất nước. Ở các nước có mỏ dầu, người dân được tài trợ giá xăng dầu và nhiều phúc lợi khác.
Các nhà máy luyện ô – xit nhôm (alumina) được hưởng các chính sách ưu đãi nhất, nhưng vẩn lổ.
Kênh Quan Chánh Bố với vốn đầu tư ban đầu  từ 3.200 tỷ VNĐ nay tăng lên 10.000 tỷ VND. Hơn nữa các nhà khoa học Bộ GTVT lại nói năm ăn, năm thua !
Chúng ta biết, để một một dự án thành công, ngoài nhu cầu của thị trường, nguồn tài chính, nguồn lao động giản đơn và tài nguyên thiên nhiên thì nguồn tài nguyên trí tuệ là yếu tố quyết định. Nguồn tài nguyên trí tuệ chỉ có từ trái tim của những con người với sự đam mê học tập và làm việc vì nghĩa lớn.
Ông Simon Sinek kể lại câu chuyện sau đây ở nước Mỹ đầu thập kỹ 20.
-Cuối thế kỹ 19 và đầu thế kỹ 20, Bộ Chiến tranh của Mỹ tài trợ 50.000 USD cho ông Samuel Pierpont Langley , người có ghế tại Harvard để nghiên cứu cái máy giúp con người có thể bay. Ông Langley có thể tiếp cận với mọi “túi khôn” lúc đó và thuê làm việc với chi phí cực kỳ cao. Báo New Yort Times theo sát ông Langley và những ai có liên hệ với ông Langley mọi lúc , mọi nơi. Nhưng không có kết quả gì. 
Trong lúc đó cách Deton Ohio vài trăm dặm, hai anh em Orivell và Wibur Wrights không có bằng cấp đại học, mà chỉ  có nghề sửa xe đạp, đã phải năm lần chế tạo máy bay bằng tiền túi và đã thành công vào ngày 17/12/1903. Sau đó vài ngày, báo chí mới đưa tin , còn ông Langley thì lặn luôn. 
Nhà hùng biện Mỹ Simon Sinek nói rằng:
-Anh em nhà Wrights vì niềm tin vào cái máy của họ sẽ làm thay đổi cả thế giới nên họ lao động bằng máu, mồ hôi và nước mắt, còn ông Langley đã vì tiền và sự nổi tiếng nên đã thất bại.
 
Ai cũng biết , bão biển Đông quay ngược chiều kim đồng hồ, nhưng các vị Tiến Sĩ  Việt Nam lại thiếu kiến thức cơ bản trên, nên xây cái đê lớn nhất Đông Nam Á tại vịnh Dung Quất dài 1,6 km nhưng hướng đê lại sai.Hậu quả, lợi nhuận nếu có được của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đều phải đổ vào nạo vét, hoặc thay vào đó là tiền thuế của dân. 
Xây dựng nhà máy luyện ô-xit nhôm ( alumina) ở Tây nguyên vừa tạo ra đóng bùn đỏ ngày càng lớn ở ngay đầu nguồn nước uống của nhân dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vừa thiếu năng lực khi chọn mũi Kê Gà làm cảng biển. Đến lúc biết mũi Kê Gà không làm cảng  được thì mọi việc đã rồi ! 
Kênh Quan Chánh Bố đang làm phải dừng lại vì vốn đầu tư tăng vọt trên 300 % với dự kiến ban đầu. Không chỉ vì thiểu tiền mà các nhà tư vấn hôm nay “chết đứng như Từ Hải”  khi biết hiện tượng luồng di động tại cửa Định An sẽ xuất hiện tại cửa kênh Quan Chánh Bố khi kênh Quan Chánh Bố được mở rộng ! 
Những sai lầm trên, rõ ràng từ tri thức và năng lực thực của đội ngũ tư vấn Việt Nam.
Các nhà lảnh đạo cao cấp Việt Nam nếu muốn hiên ngang trước Quốc hội  và để tiếng thơm muôn đời nên cảnh giác loại trí thức kiểu “Langley”. 
Giải pháp nào ? Thật giản đơn, đó là : đối thoại công khai !
Được tin, Chính phủ đang đầu tư xây dựng 3 triệu m3 hệ thống kho tàng trữ lúa cho ĐBSCL. Việc định vị các kho trữ lúa mà chưa xác định cảng cho ĐBSCL là một sai lầm nghiêm trọng, như việc “mua giày rồi mới đo chân”!
Chúng ta đã có bài học khi xây dựng nhà máy xay xát Satake ở TP. HCM : đáng lẽ phải xây tại cầu cảng tàu biển để xuất gạo nhưng lại xây tại Chợ Đệm, nơi chỉ đón được tàu sông.Nên gạo sau khi xay xát phải có công đoạn chuyển tải ra tàu biển. 
KS Doãn Mạnh Dũng là người phát hiện ra Hai quy luật tự nhiên   : ” Quy luật về hướng của dòng sông chảy ra biển” và “Quy luật hình thành đê biển bằng cát ở Việt Nam”.
Đó là những phát hiện đầu tiên trên thế giới trong nghiên cứu nguồn tài nguyên nước và đê biển.
Tác giả hoàn toàn tin rằng việc ứng dụng hai Quy luật tự nhiên trên vào ĐBSCL  giúp định vị cảng cho ĐBSCL, giải quyết việc chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL khi biến đổi khí hậu, giúp  làm thay đổi bộ mặt kinh tế ĐBSCL, giúp nhân dân ĐBSCL làm giàu ngay tại quê hương của chính mình. Mặt khác tư tưởng của Hai quy luật tự nhiên trên sẽ giúp điều chỉnh lại việc quy hoạch có hiệu quả cho hệ thống cảng biển Việt Nam như ở Nghệ An, cảng Sơn Dương ở Hà Tỉnh, cảng Chân Mây ở Thừa Thiên- Huế, cảng Đà Nẵng,cảng Dung Quất, các hệ thống cảng cá như Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi…, cảng Hiệp Phước  ở Tp Hồ Chí Minh, cảng nước sâu ở đảo Phú Quốc…
Chúng tôi tự tin đủ năng lực,đóng góp trí tuệ để tăng cường sức mạnh kinh tế Việt Nam cùng với  những người lính ở Biển Đông  bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lảnh thổ Việt Nam.Đó là lòng tin và ước mơ của chúng tôi. 
Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các cơ quan chức năng của Đảng,Quốc Hội và Chính phủ. 
KS Doãn Mạnh Dũng
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Biển TP. HCM
Ủy viên Thường vụ Hội Biển Việt Nam.