Đối thoại về hướng của đê chắn sóng cảng Dung Quất

Đối thoại về hướng của đê chắn sóng cảng Dung Quất

“Thắng
Kính gửi anh Phạm Hữu Tôn,
Có đồng chí KS Doãn Mạnh Dũng từ Tp HCM ra gặp tôi trình bày một số ý kiến rất mới về cầu cảng ở Dung Quất.
Nghe qua tôi cũng cảm thấy những ý kiến về các mẩu thiết kế về các con đê chắn sóng đã bàn với cảng Dung Quất chưa có cơ sở khoa học vững chắc , nếu không thật thận trọng sẽ rất nguy hiểm.
Tôi thấy ý kiến của KS Doãn Mạnh Dũng có những phát hiện rất mới, rất đáng trân trọng. Tôi đề nghị anh nghe và sau đó liên hệ ngay với anh Minh ( Chủ tịch cũ) và anh Vấn bàn kế hoạch tổ chức một hội thảo khoa học mời các nhà khoa học ở Trung ương tham gia( KS Dũng sẽ thuyết trình vấn đề này). Trên cơ sở đó , UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Dung Quất sẽ làm tờ trình cho Chính phủ về việc này.
Thật ra , muốn tránh sai lầm trong thiết kế 1 công trình lớn như thế này, trước hết khâu thẩm định phải làm thật kỹ.
Tôi rất tin vài nhiệt tình của anh đối với công trình này trên tư cách là 1 cán bộ khoa học.
Rất thân,
Thắng “
Trước khi chuyển lá thư của ông Đổ Quang Thắng đến ông Phạm Hữu Tôn tôi đã photo và giữ lại bản copy. Lá thư như sau :

Nhưng rất tiếc, đất Quảng Ngãi với nhiều quan chức có học vị , học hàm cao cấp nhưng tất cả đều im lặng và lãng tránh đối thoại.

 

Ngày 20/1/2000, Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan mời họp tại Bộ GTVT- Hà Nội về các Dự án Kỳ Hà, Dung Quất.
Các thiết kế cảng Kỳ Hà, Dung Quất đều do TEDI thiết kế. Trong cuộc họp trên tôi có khẵng định cảng Kỳ Hà không thể tăng độ sâu vì biên độ thủy triều ở Kỳ Hà cao hơn phía bắc nên dòng Trường Giang phải thóat ra Kỳ Hà nên đem theo nhiều phù sa làm cạn cảng Kỳ Hà. Về đê chắn sóng cảng Dung Quất tôi cũng khẵng định đê chắn sóng sẽ làm tập trung sa bồi vào cảng và tăng chi phí lớn trong duy tu hàng năm và nhất là sau khi có bão, lũ. Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan đề nghị tôi ở lại Hà Nội và làm việc với TEDI.
Sáng ngày 21/1/2000, tôi đến đường Hàng Bột ( đường Tôn Đức Thắng) gặp ông D- Chủ tịch TEDI. Vừa gặp , ông D chỉ nói có một câu đầy tự hào :
-Tại cơ quan chúng tôi đang có 300 chuyên gia nước ngoài đang làm việc !
Tôi hiểu mình đã gặp “đại trí thức”, họ làm việc bằng cái đầu của các chuyên gia nước ngoài, nên quay về Tp HCM. Sau đó tôi có thư báo cáo Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn về việc bảo lưu ý kiến của cá nhân về hướng đê chắn sóng cảng Dung Quất
Tháng 5/2002, Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan lại yêu cầu tôi sang trao đổi về hướng đê chắn sóng cảng Dung Quất với TEDI South.
Sáng ngày 6/5/2002 , tôi và người bạn đồng môn Hoàng Bá Nghiêm sang gặp ông Phúc – Giám đốc TEDI Sounth và ông Thưởng – TS – Kỹ sư trưởng TEDI south.
Tôi đặt câu hỏi :
-Cơ sở khoa học gì mà các anh chọn hướng của đê chắn sóng cảng Dung Quất.
Chúng tôi nhận được câu trả lời của ông Phúc và ông Thưởng như sau :
-TEDI South chỉ nhận nhiệm vụ thiết kế chi tiết đê chắn sóng theo tọa độ đã quy định sẵn và hướng tuyến chỉ xê dịch trong phạm vi 500 m. ( Trích báo cáo của KS Doãn Mạnh Dũng gửi Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan ngày 7/5/2002).
Đó là cách trả lời khôn ngoan của doanh nghiệp tư vấn , họ phải làm theo lệnh. Nhưng lệnh của ai ? Có lẽ phải cần đến các nhà sử học !
Tháng 6/2002, tôi được mời ra Hà Nội và làm việc tại Ban cơ sở hạ tầng Cục hàng hải.
Ngày 27/5/2004, tôi trả lời phóng viên Nghệ Nhân ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn về đê chắn sóng cảng Dung Quất. Sau đó tỉnh Quảng Ngãi có văn bản phản ứng do Tiến sĩ Nguyễn Kim Hiệu- Chủ tịch tỉnh ký. TS Nguyễn Kim Hiệu vốn là Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp Dung Quất. Nghĩ rằng người dân Việt Nam cần biết tất cả các sự thật về con đê chắn cảng Dung Quất nên tôi lưu văn bản trên.Nay đã đủ 10 năm- một thời gian hợp lý để mọi người có thể phán xét sự đúng sai của từng cá nhân và cả trách nhiệm trước đất nước. Vì vậy xin gửi đến bạn đọc toàn văn thư của ông Tiến sĩ Nguyễn Kim Hiệu.
Toàn bộ văn bản của tỉnh Quảng Ngãi như sau :

Dù sao, con đê lớn nhất Đông Nam Á ở cảng Dung Quất đã xây dựng xong và là việc đã rồi. Nhưng việc đúng hay sai về hướng của đê chắn sóng cảng Dung Quất cần được làm rõ vì nó liên quan đến học thuật để ra quyết định cho các công trình biển khác. Chính vì né tránh việc thảo luận hướng đê chắn sóng cảng Dung Quất nên lại tiếp tục mắc vào các sai lầm khác. Vì nguyên nhân tác động bồi lấp cảng Dung Quất cũng là nguyên nhân làm cảng cá Sa Huỳnh cạn nhanh hơn sau khi xây dựng đê chắn cát tại cảng Sa Huỳnh . Hậu quả lớn hơn là không thể hiểu nguyên nhân động của luồng Định An và đã đưa ra quyết định xây dựng luồng Kênh Quan Chánh Bố và cả việc quyết định nạo vét luồng Soài Rạp. Vì cửa Soài Rạp,cửa kênh Quan Chánh Bố và cửa vào vịnh Dung Quất đều chịu chung một nguyên nhân tác động là dòng tầng đáy bắc -nam do chênh lệch nhiệt giữa Cực và Xích đạo và hiện tượng trái đất quay từ tây sang đông.
Hệ thống bờ biển đông Việt Nam đều chịu những động lực chung. Việc hiểu và nhận thức nó rất quan trọng trong quá trình đưa ra các chính sách quy hoạch và xây dựng các công trình biển. Sự lãng tránh đối mặt với các quy luật tự nhiên là nguyên nhân làm thất bại chiến lược kinh tế biển của Việt Nam.
KS Doãn Mạnh Dũng