Điện từ dòng hải lưu – Máy thí nghiệm No 2.
Những yếu tố trên đã tạo ra dòng hải lưu một chiều dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam dài 1000 km từ Hòn La- Quãng Bình đến mũi Kê Gà- Bình Thuận. Độ rộng của dòng hải lưu tại cửa Gianh đạt đến 24 km. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu rất sát bờ biển miền Trung, có những vị trí chỉ cách bờ vài trăm mét. Yếu tố gần bờ giúp giảm giá thành khi tải điện từ biển vào đất liền. Vùng nước có dòng hải lưu có độ sâu từ 10m-35m nên rất thuận lợi trong quá trình khai thác. Hướng dòng ổn định theo hướng bờ biển từ Bắc xuống Nam. Tốc độ dòng chảy tầng mặt được các nhà khoa học quốc tế đánh giá là cao nhất vùng bờ biển Tây Thái Bình Dương. Tốc độ dòng tầng đáy chưa có số liệu nhưng dự kiến là khả quan và cũng cao nhất vùng bờ biển Tây Thái Bình Dương.
Như vậy với kết quả nghiên cứu hiện nay, bờ biển Đông Việt Nam là nơi tập trung nguồn năng lượng dòng hải lưu lớn nhất của trái đất này.
Thực tiển đã dạy rằng, nhiệt điện là “quã bom” nổ chậm tàn phá môi trường sống. Thủy điện sử dụng thế năng của nước làm thay đổi nhiều về môi trường tự nhiên và đã hết nguồn. Điện gió chiếm nhiều mặt bằng là mâu thuẩn với vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở miền Trung Việt Nam. Điện mặt trời cần nhiều hóa chất để tinh chế tế bào quang điện. Những khó khăn trên đang thách thức loài người. Nhưng với điện từ động năng dòng hải lưu sẽ là điện sạch và ít ảnh hướng đến môi trường sống của con người.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nhóm nghiên cứu điện từ động năng dòng hải lưu. Phương pháp chung là sử dụng cách quạt với nhiều dạng khác nhau nhưng chỉ tiếp nhận động năng dòng hải lưu khi đi qua vùng hoạt động của cánh quạt. Các giải pháp hiện nay trên thế giới có 2 nhược điểm cơ bản :
1- Cánh quạt có trọng lượng, nên tạo ra lực cản lớn khi quay.
2- Dòng hải lưu có chiều rộng và chiều sâu nên giải pháp hiện tại khó khai thác toàn bộ năng lượng dòng hải lưu.
Tác giả đưa ra giải pháp như sau :
1- Vì hình trụ quay quanh trục của chính nó là dạng chuyển động tốt nhất của một vật rắn trong chất lỏng. Tác giả chọn cánh quạt là một trống quay quanh trục của chính nó và sử dụng lực Ác- si-met để cánh quạt nổi trong nước. Cánh quạt trên được tác giả đặt tên là “Doan ‘s blade” để tôn vinh dòng họ Doãn.
2- Với cánh quạt “Doan’s blade”, máy có dạng trục đứng nên rotor và stator nằm trên không khí. Trống quay có thể kéo dài theo chiều sâu. Để trống quay, phải có tường hướng dòng. Một mô-đun là một cặp trống quay, chúng quay ngược chiều với nhau. Các mô -đun có thể lắp đặt theo chiều ngang.
Với phương pháp trên, với 1 mô-đun ta có thể lấy năng lượng theo chiều sâu. Với nhiều mô -đun ta có thể lấy năng lượng theo chiều ngang.
Chiếc máy thí nghiệm No 1, gồm 1 trống quay- đó là một bánh xe đạp được bơm đầy khí. Trống có thể quay theo hai chiều và tạo ra điện. Hoàn thành 6/2016.
Hình chiếc máy No 1.
Máy thí nghiệm thứ nhất : Sơ đồ bố trí trống và dòng chảy
Chiếc máy thí nghiệm No 2, mô-dun gồm 2 trống quay. Mỗi trống quay có đường kính 27 cm, chiều sâu : 52cm, trống 1 nặng 4,6 kg, trống 2 nặng 4,65 kg. Hoàn thành 7 -2017.
Một chiếc trống quay có đường kính 27 cm, sâu 52 cm, trống 1 nặng 4,6 kg, trống 2 nặng 4,65 kg được gọi là “Doan’s blade”.
Máy gồm 2 trống và quay ngược chiều nhau.Mỗi trống quay kéo 1 máy phát điện riêng. Máy phát điện không nằm trong nước.
Ở đây ta có 3 bơm , chúng có công suât tương đương :
Sử dụng 1 bơm, tốc độ quay của trống : 28 v/phút ( Đo số vòng quay bằng máy bắn tia laze không tiếp xúc)
Sử dụng 2 bơm, tốc độ quay của trống : 39 v/phút
Sử dụng 3 bơm, tốc độ quay của trống : 47 v/phút
Với tốc độ 47 v/phút hệ thống phát điện 12 V đang dùng phát điện.
Với các số liệu trên, ta thấy trống quay nhạy cảm với nguồn năng lực cung cấp. Yếu tố này giúp con người có thể hy vọng khai thác được nguồn động năng dòng chảy ngang với tốc độ thấp.
Sơ đồ hình 3 chiều : bố trí trống quay.của máy Thí nghiệm thứ 2
Bé Doãn Thế Quân và chiếc máy “Xì trum” của ông nội.
Anh Lê Kế Lâm -Chủ tịch Hội Biển Tp HCM – ngoài cùng bên trái – xem máy No2
Thuyền trưởng Nguyễn Công Hệ đến xem máy No2
Các bạn học ở Phổ thông và Đại học : Đạt, Thìn
Đăng đến xem máy No2.
Cả hai thí nghiệm trên đã cho kết quả rất tốt. Mỗi trống quay thật sự là một con quay. Như vậy người Việt Nam đã chính thức tìm ra công nghệ mới sử dụng động năng dòng hải lưu và dòng thủy triều để chuyển thành điện năng.
Việc đưa kết quả nghiên cứu vào thực tế cần đòi hỏi nguồn tài chính, vật liệu chống mặn và công nghệ chế tạo máy chính xác.
KS Doãn Mạnh Dũng