Kiến nghị Quốc hội : nghiên cứu và ra “Luật phát triển kinh tế Biển đảo, và bảo vệ chủ quyền Biển đảo Việt Nam”-Chuẩn Đô đốc.PGS.TS.NGND Lê Kế Lâm

Kiến nghị Quốc hội : nghiên cứu và ra “Luật phát triển kinh tế Biển đảo, và bảo vệ chủ quyền Biển đảo Việt Nam”-Chuẩn Đô đốc.PGS.TS.NGND Lê Kế Lâm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 01 năm 2022

 

Dân nguyện – Kiến nghị

Kính gửi: Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV

Ông Chủ tịch Quốc hội: GS Vương Đình Huệ

Đồng kính gửi: – Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

– Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng

– Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ

– Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Nghệ An

– Các bộ: Khoa học công nghệ

Kế hoạch – Đầu tư

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Công thương

Thuộc chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

 

Kính thưa Quý vị

 

Tôi: Lê Kế Lâm sinh 25 – 8 – 1935

Là công dân, Cử tri nước CHXHCN Việt Nam. Cả cuộc đời đã hoạt động, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Tuy tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng sau thắng lợi của Đại hội XIII của Đảng ta và thắng lợi của cuộc Bầu Cử Địa biểu Quốc hội khóa XV của nhân dân ta. Tôi rất vui mừng xúc động và tự tin vào tiền đồ sáng láng của nhân dân ta, Đảng ta với khát vọng vươn lên xây dựng nước Việt Nam thành nước Xã hội Chủ nghĩa hùng cường, giàu mạnh do dân, vì dân và của dân. Tôi khẩn thiết kính gửi lên Quý vị Bản Dân nguyện – Kiến nghị dưới đây, mong quý vị xem xét để có thể xây dựng: “Luật phát triển Kinh tế Biển và bảo vệ chủ quyền Biển đảo” để góp phần xứng đáng vào phát triển nền kinh tế Việt Nam đến 2030 tầm nhìn đến 2045 (giữa thế kỉ XXI) như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua.

 

  1. Đặt vấn đề

1.1. Việt Nam là quốc gia ven biển trung bình về đất đai và dân số

1.2. Việt Nam có bờ biển dài 3440 km chưa tính bờ các đảo lớn gần bờ (Sách: Sổ tay các nước trên Thế giới, tr. 786, NXB Giáo dục Quý I – 2002)

1.3. Việt Nam có gần 3000 đảo lớn nhỏ, số gần bờ có 2700, xa bờ khoảng 300 đảo (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)

Các đảo gần bờ có:

+ Các đảo thuộc Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) khoảng 2000 đảo, đá, bãi san hô…

+ Các đảo gần bờ có diện tích từ vài km2 đến trên 500 km2 từ Bắc vào Nam: Đảo Cát Bà (Các Bà), cụm đảo Hồn Mê Biện Sơn, đảo Song Ngư, Hòn Mát, đảo Sơn Dương, đảo Cồn Cỏ, cụm Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Hòn Tre (Hòn Che), đảo Ba Bình, Hòn Cau, Cù Lao Ré, nhóm đảo Côn Sơn, Hòn Khoai, nhóm đảo Phú Quốc, Nam Du, nhóm đảo Hải Tặc, Bà Lụa, nhóm đảo Thổ Châu (Chu). Nhìn chung chúng ta chưa có bản đồ địa chính, địa chất, không ảnh, mô tả diện mạo có hệ thống đảo, đá, bãi san hô của biển đảo Việt Nam. Có rất nhiều đảo, đá, bãi san hô chưa được đặt tên.

1.4. Theo UNCLOS 1982, Việt Nam có quyền:

+ Xác định đường cơ số (ĐCS) đã công bố

+ Phía trong ĐCS đến bờ là vùng nội thủy, VN có quyền như đất liền.

+ Song song với ĐCS ra phía biển rộng 12 HL (1 HL = 1852 m) là vùng lãnh hải

+ Song song với rìa ngoài lãnh hải ra phía biển rộng 12 HL là vùng tiếp giáp

+ Từ ĐCS kéo dài ra phía biển rộng 200 HL là vùng Thềm lục địa

+ Từ ĐCS kéo dài phía biển rộng 200 HL là vùng Đặc quyền kinh tế

Tất cả: Chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và những quyền và nghĩa vụ khác của quốc gia ven biển và quốc gia hải đảo đều được quy định trong UNCLOS 1982 và Việt Nam đã có Luật biển được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký luật Công bố ngày 21/6/2012. Như vậy Việt Nam có vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán rộng khoảng 1.000.000 km2, trong khi diện tích đất liền: 330.991 km2. Chiều dài bờ biển của Việt Nam là 3.440 km, chiều dài biên giới của Việt Nam là 3.818 km (tỷ lệ ≈ 1/1.1). Chúng ta có trên 230 con sông lớn nhỏ. Bình quân 20 km bờ có một con sông.

 

  1. Những ngành nghề kinh tế và khoa học công nghệ thuộc hoặc có liên quan đến biển, Việt Nam đã có và sẽ phải có

2.1. Kinh tế cảng biển

Nước ta hiện có các cảng:

– Vùng Quảng Ninh 2-3 cảng

– Thanh Hóa: Nghi Sơn (lọc dầu)

– Nghệ An: Cửa Lò (loại nhỏ)

– Hà Tỉnh: Vũng Áng và Nam vũng Áng

– Thừa thiên – Huế: Cảng Chân Mây

– Quảng Nam – Đà Nẵng: Cảng Đà Nẵng

– Bình Định:  Quy Nhơn

– Phú Yên: Vũng Rô

– Khánh Hòa: Cảng Nha Trang, cảng Vân Phong đang hình thành. Quân cảng Cam Ranh cho Hải quân

– Ninh Thuận: (đang khảo sát Mũi Né)

– Binh Thuận: Cảng cá Phú Quý

– Bà Rịa – Vũng Tàu: Cảng Cái mép – Thị Vãi, Cảng Côn đảo (chưa phát triển).

– Tp Hồ Chí Minh: Cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng Nhà Rồng, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước.

– Cần Thơ: cảng Cái Cui

– Sóc Trăng: cảng Trần Đề đang hình thành.

– Kiên Giang: Cảng Hòn Thơm đang xây dựng.

– Cảng Hòn Chông (giáp Kampuchia)

– Các cảng nhỏ: Nam Du, Rạch Giá, ông Đốc.

Ngoài ra khá nhiều cảng sông và ven biển loại nhỏ là những cảng vệ tinh của cảng biển lớn và vừa.

Đi kèm với kinh tế cảng biển còn có hàng chục ngành nghề phụ trợ, thu hút nhiều lao động và kiếm ra tiền, ví dụ vài nghề:

– Hệ thống cảng cạn (ICD), kho bãi, logictic

– Hệ thống hậu cần phục vụ vận tải.

– Hệ thống khách sạn, chữa bệnh, tham quan cho các thủy thủ đoàn trên các tàu cập cảng.

Hàng năm Việt Nam đã xuất nhập khoảng 500 triệu tấn hàng, trên 90 % từ cảng biển.

2.2. Kinh tế vận tải biển

Bao gồm:

– Đội tàu vận tải viễn dương gồm tàu công-ten-nơ, tàu dầu, tàu khí siêu trọng, tàu chở hàng rời.

– Đội tàu vận tải biển gần, ven biển.

– Đội tàu, xà lan, vận tải thủy nội địa

– Kèm theo đó nhiều ngành nghề phụ trợ có thể cần hàng chục vạn lao động từ phổ thông đến bậc cao.

Hiện nay ngành này đã có nhưng còn yếu (nhất là vận tải viễn dương và biển gần) thiếu đội ngũ chỉ huy điều khiển tàu có trí thức và kinh nghiệm, thiếu đội ngũ thuyền viên lành nghề, yêu biển, yêu tàu.

2.3. Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy

Việt Nam có đủ điều kiện về địa lý, thiên nhiên, con người để phát triển ngành này, có khả năng theo kịp Hàn Quốc và Nhật Bản trong tương lai vài chục năm. Ngành này sẽ đảm nhiệm trọng trách:

+ Đóng tàu vận tải các cỡ và duy tu, sửa chữa chúng

+ Đóng tàu cá vỏ sắt đánh bắt xa bờ, và duy tu sửa chữa chúng

+ Đóng tàu hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư và sữa chữa, nâng cấp chúng

+ Đóng du thuyền ven biển và vòng quanh thế giới và sửa chữa nâng cấp

+ Đóng tàu ứng dụng AI cho quân sự và dân sự kèm nâng cấp, cải tiến

+ Đóng tàu bệnh viện và nghiên cứu khoa học biển và đại dương.

+ Và các loại tàu thủy có thể phát triển trong tương lại theo cách mạng công nghệ 4.0 và 5.0

Đi theo ngành này cũng có hàng loạt công nghiệp phụ trợ, hậu cần kỹ thuật các mặt.

So với nhu cầu và tiềm năng của Việt Nam, ngành này còn yếu kém và chưa được đầu tư, quy hoạch dài hạn. Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm đầu tư từ con người đến cơ sở mọi mặt cho ngành.

2.4. Ngành khai thác khoáng sản thềm lục địa và biển cả

Bao gồm các ngành:

+ Khai thác dầu mỏ và khí hóa lỏng.

+ Khai thác khoáng vật quý hiếm như vàng, bạc, ruby, saphire, trầm tích và sa khoáng quý hiếm

+ Tìm và trục vớt tàu đắm.

Từ 1981 đến nay ta đã có bước tiến khá dài và thành tựu đáng nể về khai thác dầu, khí hóa lỏng, đi song song với nó là các cụm công nghiệp lọc hóa dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn (đang đầu tư)

+ Các nhà máy khí điện đạm

Ngành này còn gắn liền với việc xác lập và bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo UNCLOS 1982 trên vùng Thềm lục địa, biển đảo Việt Nam.

2.5. Ngành khai thác nguồn lợi thủy sản.

Bao gồm các ngành nghề:

+ Đánh bắt hải sản gần và khá xa bờ, cho đến đại dương.

+ Nuôi trồng thủy hải sản nước mặn ven các đảo, vịnh, vụng, đầm, phá…

+ Nuôi trồng các hải sản vỏ cứng (nghêu, sò, bào ngư, hàu, ngọc trai,…)

Nuôi trồng các loại rong biển (rong sụn, rong nho, rong dải dài, rau câu,…)

Đi song song với nghề này là các cụm công nghiệp:

+ Chế biến, đông lạnh, phân phối (chợ cá) thủy hải sản

+ Hậu cần nghề cá.

+ Chế biến thuốc chữa bệnh, sinh hóa phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng cao cấp…

+ Sản xuất con giống như: tôm, cua, các loại cá nước mặn, nước lợ, san hô, rùa biển,…

Nước ta có khoảng 230 con sông đổ ra biển Đông là nguồn sinh vật phù du, xác động thực vật thối rữa, pha trộn nước mặn và ngọt, lại có chế độ gió mùa mỗi năm 2 lần đổi hướng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi nhiều loại sinh vật biển mà nhiều nước trên thế giới không có hoặc khó tương đồng.

Cần phải có luật, cơ chế, thể chế hợp lý để quản lý bền vững, phát triển mạnh mẽ và bảo vệ môi trường biển, đại dương.

2.6. Du lịch tổng hợp, kết hợp ven biển, biển đảo, đất liền

Đã có bước phát triển khá tốt mang lại nguồn lợi có giá trị kinh tế, dân sinh, nhưng cần quan tâm đưa thành luật, thể chế để quản lý tốt hơn nữa, phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa. Làm du lịch phải gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, tuyên truyền bản sắc văn hóa lịch sử hơn 4000 năm của Đại Việt – Việt Nam. Quảng bá vẻ đẹp, sự lịch lãm, hòa đồng, không kỳ thị màu da, sắc tộc … của con người Việt Nam.

Nên quan tâm phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch như:

+ Ven biển, đất liền, hải đảo, rừng ngập mặn

+ Các loại du thuyền nhỏ vừa, và hạng 4-5 sao.

+ Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh trên vịnh, biển, đảo, ven biển, rừng ngập mặn…

+ Du lịch khám phá, lặn biển bằng tàu lặn mini có thể quan sát, chụp ảnh vùng biển…

+ Các loại du hý nếu có thể. Cách tổ chức hợp lý, hợp tình và mở.

+ Du lịch ngoại giao thanh thiếu nhi, các người già có sức khỏe và có tài chính…

2.7. Ngành năng lượng biển – đảo

Đây là một ngành mới nhưng đầy tiềm năng, chưa được quan tâm đầu tư, khai thác như:

+ Phát điện dựa vào dòng hải lưu cố định theo mùa.

+ Phát điện dựa vào dòng thủy triều.

Với hình thức phát điện mới không theo nếp tư duy cũ là cánh quạt và tua-bin thủy điện.

Đặc điểm địa hình và dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tạo ra năng lượng điện.

+ Phóng điện trên các đảo lớn gần bờ và ven biển.

+ Điện mặt trời ven bờ và các đảo lớn gần bờ.

+ Điện từ sóng biển và “Gadian” nhiệt nước biển. Về lý thuyết có thể được nhưng đây là tương lai sẽ nghiên cứu phát triển khi nguồn lực nhiều mặt đạt tới dộ chín.

Khi những nguồn điện trên trở thành hiện thực, ta sẽ thừa điện vùng biển, đảo và ven biển. Lúc này có đủ cơ sở để hình thành những ngành công nghiệp như:

+ Lọc nước biển thành nước ngọt.

+ Tách H­­20 = H­­­+ 02, là  2 loại nhiên liệu sạch, xanh cho các ngành vận tải, y tế, quốc phòng an ninh hiện tại và tương lai.

+ Công nghiệp chế tạo muối NaCl siêu sạch rất cần trong đời sống, quốc phòng, công nghiệp.

+ Công nghệ tách kim loại nhẹ Na, Mg…

Ngoài ra ta có thể bán công nghệ, điện năng…

2.8. Ngành trồng rừng, lấn biển, bảo vệ và chống sự xâm thực của nước biển dâng và sóng biển

Với một nước có đường bờ biển dài, nhiều sông ngòi. Nhiều đảo ven bờ lại không sâu lắm, nhiều phù sa và các đảo đá, đất, đất pha đá… gần các cửa sông, nhiều loại thực vật hệ nước mặn và nước lợ…

Ta có điều kiện để lấn biển, tạo ra những đô thị “đảo nhân tạo” tầm cỡ lớn, xanh, sạch, đẹp và đáng sống (các bậc tiền nhân đã đi vào sử sách như cụ Nguyễn Công Trứ, Thoại Ngọc Hầu… đã lãnh đạo dân ta lấn biển thành công)

2.9. Ngành nghiên cứu khoa học biển cả đại dương.

Ngành này ta còn sơ khai, phải mua các số liệu về khí quyển và biển… đại đương của các nước. Nhưng không thể phụ thuộc như thế mãi. Phải từng bước xây dựng và phát triển ngành nghiên cứu khoa học biển và đại dương. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và luôn biến đổi, ta cần có luật, cơ chế và đầu tư mọi mặt để từng bước hình thành và phát triển như:
+ Khảo sát và nghiên cứu sự hình thành các xoáy nghịch nhiệt đới (áp thấp, bão biển, gió biển)

+ Đo đạc phân tích và ứng dụng các hiệu ứng về nhiệt độ, độ mặn và sự truyền âm trong nước biển…

+ Nghiên cứu sự di cư và phát triển các loài cá.

+ Đo đạc, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành tố trong môi trường khí quyển biển và đại dương, ven bờ đối sự vận động và xác suất trúng đích của các lo