Lộ trình tái cơ cấu ngành giao thông trong 6 năm tới-Chí Hiếu

Đối với dự án xây mới đường sắt tốc độ cao, từ nay đến năm 2020 sẽ là giai đoạn nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp. Cùng với đó, các tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội; Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội Đồng Đăng; Biên Hòa – Vũng Tàu, Sài Gòn – Cần Thơ, đường sắt nối cảng biển Hải Phòng – Lạch Huyện; đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển; đường sắt kết nối xuyên Á cũng sẽ được nghiên cứu xây dựng trong thời kỳ này.
Kỉnhtebien online :  TRog chiến lược tái cơ cấu ngành giao thông đã đưa ra “khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.”

 

Cùng với nhiệm vụ tái cơ cấu đường sắt, đề án tái cơ cấu ngành giao thông cũng đặt ra yêu cầu tái cơ cấu năm lĩnh vực khác. Cụ thể, nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải hàng không cần theo hướng nâng thị phần hàng không giá rẻ; tiếp tục phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới. Tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế lên khoảng 45,86%.
Ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ và Cam Ranh. Xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành. Thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ – Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong năm 2014, trong đó nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ và giữ cổ phần chi phối 65-75%.
Lĩnh vực đường bộ, đề án yêu cầu đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh đạt khoảng 54,4%, vận tải hành khách đường bộ đạt khoảng 93,22% so với khối lượng vận tải toàn ngành.
Phát triển phương tiện vận tải đường bộ theo hướng ưu tiên vận tải công cộng. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc. Đầu tư nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Cần Thơ hoàn thành trước năm 2016.
Lĩnh vực đường thủy nội địa, đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 32,38%, vận tải hành khách liên tỉnh đạt khoảng 0,17% khối lượng vận tải toàn ngành. Tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính; ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối vùng đồng bằng Sông Cửu Long với TP HCM, các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.
Lĩnh vực hàng hải sẽ tái câu cấu với mục tiêu tăng thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển quốc gia 25-30%. Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa bằng đường biển đạt khoảng 21,25%, đáp ứng khoảng 94,3% thị phần vận tải hàng hóa quốc tế và khoảng 8,55% thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh nội địa. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại và có phương án khai thác hiệu quả các khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và khu bến cảng Cái Mép – Thị Vải thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Về giao thông địa phương, đối với giao thông vận tải đô thị, phấn đấu quỹ đất giành cho giao thông đô thị 16-26%, tập trung phát triển hệ thống xe buýt, các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn và tăng cường kiểm soát các phương tiện xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và TP HCM. Đối với giao thông địa phương, duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn.
Chí Hiếu