Mong gì ở ông Tập Cận Bình ?
Ấn tượng không phai trong tôi là sinh viên Trung Quốc rất yêu nước, rất quan tâm đến số phận của đất nước Trung Quốc và rất giỏi trong biện luận chính trị. Dù lúc đó đất nước Trung Quốc hổn loạn vì “Cách mạng Văn hóa “, nhưng tôi tin rằng họ đang tìm đường giữa bóng tối để mở đường đi cho cả dân tộc. Nhớ một hôm, ra phố đọc bản tin trên “Đại tự báo” mới biết tờ “Tây an buổi tối” đăng ảnh ông Mao trên trang nhất, nhưng mặt sau cũng bài viết của ông Mao gọi Mỹ là “Con hổ giấy”, nhưng chữ “Con hổ giấy” lại đặt tại vị trí hình ông Mao. Hậu quả ông Tổng biên tập bị kéo ra đấu tố không thương tiếc. Cả đời tôi nhớ mãi số phận của ông Tổng biên tập tờ “Tây an buổi tối”. Tôi chỉ có thể tự giải thích : Mao có câu “Chính quyền sinh ra từ nòng súng”, nhưng khi chỉ có ông Mao được cầm súng thì tất nhiên phải có “Cách mạng Văn hóa “… Cầm súng để có chính quyền, rồi chỉ có chính quyền mới có súng nhưng chỉ bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ thì bất công lại hình thành. Kẻ bị áp bức lại đi tìm súng … Cái vòng lẩn quẩn tất yếu đó làm đất nước Trung Hoa giết nhau không thương tiếc !
Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc giúp người Việt Nam nhận ra : “Dân của họ, họ còn không thương, thì làm sao thương dân Việt Nam hay Kampuchia !”. Vì vậy Việt Nam phải nhận chính sách Cải cách Ruộng đất hay dân Campuchia nhận chính sách diệt chũng của Ponpot là điều tất yếu khi lệ thuộc vào Trung Quốc.
Những năm gần đây, thông tin về những kẻ giàu ở Trung Quốc nhờ buôn bán nội tạng những người theo Pháp Luân Công đã làm thế giới ghê sợ mô hình xã hội Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra là khi tòan dân Trung Quốc được sở hữu súng như ở Mỹ, chắc chắn sẽ không ai dám đưa ra chính sách cực đoan và ngược lại, mọi người đều cảm thấy phải tôn trọng nhau từ lời nói đến cái nhìn khi gặp nhau. Đó là minh triết của xã hội loài người khi hợp tác với nhau. Nhưng ai cũng có quyền giữ súng thì cũng là cái họa với loài người. Vì vậy thay bằng tòan dân được quyền giữ súng thì một Nhà nước dân chủ phải Hiến định lực lượng cầm súng nhằm bảo vệ sự công bằng giữa con người và con người. Đó là một xã hội dân chủ.
Chỉ có một nước dân chủ, nơi đó mọi người đều phải làm việc giỏi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ phục vụ xã hội để kiếm sống, còn quan chức là nơi vinh dự được cống hiến. Đó là một xã hội giúp Trung Quốc được ổn định và nhân dân các nước láng giềng mong đợi. Khi Trung Quốc là một nước dân chủ thì chắc chắn không có quan chức nào điên đưa ra kế hoạch bành trướng xâm lược láng giềng để kiếm lợi. Có chăng là những vị tướng muốn đốt đền để nổi tiếng, còn hy sinh là con em những người nghèo khổ. Chỉ có nền dân chủ mới hội đủ sức mạnh lột mặt những kẻ định đốt đền.
Vậy lối thóat nào cho cả hai chính quyền Việt Nam và Trung Quốc với “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ” ở Biển Đông ?
Việt Nam và Trung Quốc hảy cùng nhau đến Tòa án quốc tế . Đó là cách hành xử đầy trách nhiệm, hợp lý để gởi rối cho cả hai dân tộc và cả trách nhiệm của những người lảnh đạo đương thời của hai quốc gia. Mọi chứng lý sẽ được xem xét và phán xét bởi Tòa án với nền văn hóa văn minh của nhân loại.
Một kế hoạch cải cách chỉ vĩ đại khi thật sự vì hòa bình và sự phát triển văn minh của loài người và thật sự tôn trọng con người.
Ông Tập Cận Bình đang giữ trong tay vận mệnh hạnh phúc không chỉ của người Trung Quốc mà cả cộng đồng Đông Nam Á. Vì hòa bình, mọi người mong Trung Quốc mạnh và dân chủ như nước Mỹ. Nếu Trung Quốc bất ổn thì đó không chỉ là thảm họa cho nhân dân Trung Quốc mà cho cả nhân dân Đông Nam Á. Sự di tản của các di thần nhà Minh trong thời hổn lọan khi nhà Thanh thống nhất Trung Quốc vẩn là bài học lớn trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
Cách hành xử của ông Tập Cận Bình hảy là một tiền lệ tạo hạnh phúc cho con người chứ không phải là dấu ấn mở đầu cho một cuộc chiến đẩm máu giữa Trung Hoa và các nước láng giềng.
Việc sử dụng sức mạnh như Tần Thủy Hoàng là hạ sách. Lịch sử thế giới đã dạy rằng, không ai có thể xích xiềng con người. Nhà Tần mong muốn Vạn Thế, nhưng chỉ tồn tại đến Nhị Thế. Thế giới ngày nay đã văn minh hơn nhiều. Với Các Mác hạnh phúc là đấu tranh. Nhưng với Kant hạnh phúc là giúp người khác được hạnh phúc còn mình là tự hòan thiện để giúp người khác hạnh phúc hơn. Xưa Đường Tăng đưa kinh Phật từ Tây trúc về thành phố Tây An, dạy người Thiểm Tây sống trong yêu thương và tự trọng . Nay mong rằng ông Tập Cận Bình sẽ đưa tư duy của Đức Phật từ quê hương ông đến Việt Nam !
Ks Doãn Mạnh Dũng