Nên chuyển Nhà máy luyện nhôm Tân Rai về khu vực bắc Vũng Rô !

Nếu luyện bôxít tại Tây  Nguyên thì bùn đỏ chứa nhiều xút sẽ phá hủy môi trường. Dù có làm khô hay thải ướt vào một thung lũng nào đó khi gặp mưa sẽ đe dọa  sự sống của hạ lưu.

Đưa  bôxit về Đồng Nai hay Vũng Tàu :

Tuyến đường từ Đắc Nông về Đồng Nai hay Vũng tàu thì thuận cho việc xây dựng đường sắt.Nhưng nếu luyện bôxít  ở đây thì chất thải buộc bị đẩy ra vịnh Gành Rái thì toàn bộ khu vực vịnh Gánh Ráy, Cái Mép, sông Sài Gòn bị đe dọa.

Đưa bôxit xuống Ninh Thuân:

Tuyến đường từ Đắc Nông về Ninh Thuân  qua đèo Ngoạn Mục hay gọi là đèo Song Pha không thuận cho việc xây dựng đường sắt vì độ dốc quá cao từ Lâm Đồng xuống Ninh Thuận. Bờ biển Ninh Thuận không có cảng tự nhiên.Cảng biển sẽ là cảng nhân tạo. Chi phí sẽ rất cao.Nếu đưa về Cam Ranh sẽ gây ô nhiểm vịnh Cam Ranh.

Đưa bôxit xuống Bình Thuận :

Tuyến đường sắt từ Đắc Nông về Bình Thuận phải xuống Bình Dương  rồi theo đường sắt bắc nam ra Bình Thuận . Bờ biển Bình Thuận không có cảng tự nhiên.Cảng biển sẽ là cảng nhân tạo. Chi phí sẽ rất cao.

Đưa bôxit xuống  vịnh Vân Phong  Khánh Hòa theo đường 26 thì không thuận xây dựng đường sắt  và gây ô nhiểm vịnh Vân Phong.

Sau khi nghiên cứu tổng quan toàn bộ, chúng tôi cho rằng :

1/ Không thể luyện bô xít tại Tây Nguyên.

2/ Nếu buộc phải sử dụng tiềm năng bôxit Tây Nguyên thì giải pháp sau đây sẽ là giải pháp tối ưu nhất :

          Mở  đường sắt từ bắc Đắc Nông qua Ban Mê Thuột đến Cheo Reo hay gọi là  Phú Bổn , theo sông Ba  chạy về bắc Vũng Rô.Như vậy từ mỏ bô xít Đắc Nông di chuyển quặng bằng xe tải  hay xe goòng về khu vực tập kết tại ga xe lữa phía bắc Đắc Nông. Quặng bô xít nằm dưới lớp đất mặt khoãng 6-8 m, sau khi lấy quặng  thì hoàn thổ trồng lại cây rừng.Tuyến đường sắt chở quặng thô nguyên thủy từ Đắc Nông về bắc Vũng Rô. Giải pháp đường sắt nhằm mục tiêu hạ giá thành vận tải không chỉ cho bô xít mà cho cả cà fê và cao su….Năng lượng cho vận tải sắt từ Đắc Nông về bắc Vũng Rô thấp ,vì sữ dụng thế năng biến thành động năng trong vận tải. Hàng vận tải chiều ngược lại tuy ít so với lượng bô xít  về xuôi nhưng có  phân bón, hàng tiêu dùng chứa trong container…

          Đường sắt Bắc Đắc Nông – Ban Mê Thuột – Bắc Vũng Rô có cao độ , cao nhất tại Ban Mê Thuột 530m  , dài 156 km. Tuyến đưòng không phải qua núi,độ dốc chấp nhận được trong kỹ thuật.   

          Khu vực phía bắc Đèo Cả  có mặt bằng đũ rộng, ít dân cư , cuối gió, cuối dòng chảy lại là tâm của biển Đông nên thuận cho việc sử lý chất độc hại trong thời gian dài.

          Tại đây lại có cảng nước sâu Vũng Rô với độ sâu tự nhiên giới hạn đến -19m .

          Giải pháp tại Vũng Rô chỉ có hiệu quả khi Việt Nam đũ điện để điện phân lấy nhôm. Nếu chỉ xuất  ôxit nhôm thì không xứng với việc hoàn thổ môi trường tại Tây Nguyên và làm đường sắt từ Đắc Nông về Vũng Rô.

          Khu vực chưa bùn đõ nằm sát chân núi bắc Vũng Rô. Khu vực này  có thể đào sâu , ngăn ô chứa bùn đỏ.Chúng tôi tin rằng vị trí này là vị trí thuận nhất trong dãy bờ biển ở miền Trung Việt Nam. Các chất bùn đõ theo thời gian sẽ được trung hòa  bằng nước biển. Nếu có dò rĩ ra môi trường, ngoài ý muốn của con người thì dò rĩ ra đúng tâm của biển Đông nên tác hại sẽ hạn chế tối thiểu.

 3/ Trong hoàn cảnh tình thế hiện nay, dư luận yêu cầu bằng mọi giá phải dừng luyện Bô xít tại Tây Nguyên, cá nhân tôi cũng khẳng định từ 1998 như trình bày ở trên là sẽ sai lầm không thể cứu vãn được nếu luyện bô xít tại Tây Nguyên.Trong tình thế hiện nay,  chúng ta có thể tính đến khả năng chuyển Nhà máy Tân Rai về Bắc Vũng Rô. Cách giải quyết này cứu vãn số tiền đã mua Nhà máy luyện nhôm Tân Rai. Việc xây dựng đường sắt từ bắc Đắc Nông về Vũng Rô có đa mục tiêu, không chỉ vận chuyển quặng thô bô xít mà còn vận chuyển các hàng hóa khác và hành khách về vịnh  Vân Phong , nối với quốc lộ 1A. Mô hình vận tải này dựa vào nguyên tắc tăng tuyến đường tây -đông  trên dảy miền Trung hơn là  tăng mật độ vận chuyển trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

 Việc nghiên cứu của chúng tôi là độc lập, khách quan và khoa học  bằng nguồn tài chính cá nhân ,không phụ thuộc vào bất cứ áp lực nào. Vì vậy  Quốc Hội nên đưa giải pháp này ra  nghiên cứu.

Xin tham khảo thêm bài viết :

 “Đề xuất giải pháp cho bô xít Tây Nguyên”


KS Doãn Mạnh Dũng