Nên vinh danh Anh hùng cho đội tàu “Quyết Thắng “ , “ Tự Lực “ , “ Giải Phóng “ – Vũ Lê
1 – Ông Nguyễn Tiến Hà ( hiện đang sống tại Hà Nội ) : Từ đầu những năm 2000 Hội Người đi Biển Thành phố Hải Phòng đã gửi đơn đề nghị này lên Bộ Giao thông Vận tải , Ban Thi đua Chính phủ , Văn phòng Chủ tịch nước nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm .
Bản thân ông đã nhiều lần trực tiếp gặp các nhà lãnh đạo Đỗ Mười , Nguyễn Văn An v ,v…..và một vài Bộ trưởng Bộ GTVT để đề nghị về việc này .
2 – Một Thủy thủ tàu dầu “Việt Trung ” .
Hai ý kiến trên đều nói việc làm này là cần thiết dù rằng muộn màng .
Theo một số ý kiến của các Hội viên (trao đổi sau cuộc họp) : từ khi còn là Tổng cục Đường Biển , sau này Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, các lãnh đạo đều không quan tâm đúng mức việc trên . Ban Thi đua , Phòng Truyền thống các đơn vị chưa thống kê ghi chép đúng ,đầy đủ ,có hệ thống các sự kiện lớn từ khi thành lập 3 Đội tàu cho đến năm 1975 , về các chiến dịch v ận tải phục vụ quân sự như VT 4 , VT 5 , các thuyền viên đã có thành tích chiến đấu , đã hi sinh anh dũng như thuyền trưởng Tùng, thủy thủ Khương tàu “ Giải Phóng 28” , những người đã hi sinh trên biển , các tàu “Tự Lực “ cùng Thuyền viên đã bị tàu đối phương bắt sống khi đang làm nhiệm vụ vận tải trên biển ( như anh Lô và anh Khung – sau khi trao trả tù binh năm 1973 ở bờ sông Thạch Hãn được trở lại làm việc tại tàu phục vụ đưa đón thuyền viên VOSCO ) , tàu chở xăng dầu “ Việt Trung “ với thuyền trưởng Thiềm Chí Trung , ông bị đau dạ dày kinh niên nhưng vẫn chạy có tháng 7 chuyến Hải Phòng – Hòn Ngư , tàu chở xăng “ Cửu Long “ cũng chạy 5 đến 6 chuyến/ tháng trên tuyến Hải Phòng – khu 4 , các tàu “ Giải Phóng “ chạy 1 tháng 6 chuyến/ tháng tuyến Hải Phòng – khu 4 , tàu “ Giải Phóng 17 “ bị máy bay bắn chìm tại Biện Sơn , Thanh Hóa ,và về người chỉ huy t ài giỏi của Tổng cục Đường Biển ngày ấy –bác Lê Văn Kỳ .Và còn nhiều sự kiện oanh liệt của 3 Đội tàu nói trên mà tôi và bạn chưa được biết …
Trong số bạn bè cùng lớp của chúng ta có hai người bị thương khi đang làm nhiệm vụ : Nguyễn Doãn Trượng , chấn thương nặng cột sống và ngất xỉu khi tàu “Tự Lực 49” bị thủy lôi nổ tung ở vịnh Hạ Long năm 1972 , Đào Xuân Huyên , mất tai và bị thương nhiều chỗ phần mềm khi tàu “Giải Phóng 06” trúng bom tại cảng Gianh cùng năm 1972 .
Trong những năm 1970 ,từ Trụ sở 1B Phố Hoàng Văn Thụ , Hải Phòng Công ty Vận tải Biển Việt Nam chia thành 3 Công ty : Công ty Vận tải Biển Việt Nam ( VOSCO ) có Trụ sở mới tại số 4 Phố Cù Chính Lan , Công ty Vận tải Biển 3 ( VIETCOSHIP ) tại số 1 B Phố Hoàng Văn Thụ , Công ty Vận tải Xăng Dầu ,Trụ sở tại 25 Phố Phan Bội Châu ( sau này đổi tên là Công ty Vận tải Xăng dầu Đường thủy 1 ) .Việc chia tách này cũng làm thất lạc nhiều tư liệu quý giá những năm tháng oai hùng của 3 Đội tàu Biển từ 1960 – 1975 .
Sau phát biểu của Ông Hà và Thủy thủ tàu dầu “ Việt Trung “ , có một Hội viên đứng lên phản đối mạnh mẽ hai ý kiến trên . Ông này nói : đừng bới móc lịch sử , không còn ai làm chứng và nên chấm dứt việcđề nghị trên . Nhiều người ngạc nhiên …rồi thất vọng . Chúng tôi ngờ rằng Hội viên này không là một thủy thủ của 3 Đội tàu trên trong thời gian 1960 – 1975.
( Người phát biểu trên đã được vinh danh là “Anh hùng” rồi, nên anh ta chủ trương “trứng anh, anh gắp, mắm tôi, tôi húp”, hảy nhắn các đồng đội xưa nên tránh xa và kiếp sau nhớ đừng cùng hội cùng thuyền với họ .-Ghi chú của Kinhtebien online )
Liên quan đến tư liệu lịch sử của ngành Hàng hải , tôi xin kể tiếp cho bạn câu chuyện sau : Năm 1990 tôi được nhà báo Nguyễn Minh San ( Tạp chí Văn Hóa ở Hà Nội ) cho xem cuốn Lịch sử Ngành Hàng hải Việt Nam do ông viết trong khi tàu biển đang bơi sang Nhật Bản. Trước hết những người Thủy thủ chúng ta cảm ơn tấm lòng của Ông với ngành Hàng hải song Ông là người “ngoại đạo “ nên chưa tìm đủ tư liệu lịch sử của ngành cũng như kiến thức hàng hải để viết, nên cuốn sách đó đã bị bụi của thời gian đưa vào quên lãng .Gần đây vào năm 2015 , nhà xuất bản Giao thông Vận tải cũng có cho ra quyển Lịch sử Hàng hải Việt Nam – quyển này rất sơ lược , tư liệu không cụ thể ( thời gian 1960 – 1975 ) , chưa đạt được chuẩn 1 cuốn lịch sử .
Sau bao nhiêu năm , đến nay chúng ta chưa có một cuốn Lịch sử ngành Hàng hải hoàn chỉnh .Đây là một lỗ hổng lớn của ngành . Sai lầm này liệu có cơ hội để sửa ?
Tôi đã đọc kĩ bài “ Cần sự công bằng hay niềm kiêu hãnh ! “ của bạn viết ngày 27 – 9 -2015 .Nên chăng chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Người đi Biển các thành phố lớn , những tấm lòng nhiệt thành để làm tiếp công việc này . Hơn 68.000 Hội viên vẫn còn đang đợi một sự CÔNG BẰNG .
.
Vũ Lê.
Tháng Giêng , Đinh Dậu.