Bốn nguyên nhân chính dẩn đến chiến tranh

Nguyên nhân thứ hai : Sản phẩm ít hàm lượng chất xám nên rất cần nhập hay xuất khẩu nhiên liệu và nguyên liệu.
Việc nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu đang là nhu cầu sống còn của Trung Quốc. Ngược lại Nga đang cần xuất khẩu nhiên liệu để cân đối ngân sách thâm hụt do trì trệ trong sản xuất hàng hóa.
Nguyên nhân thứ ba : Lực lượng quân sự đang có thế mạnh áp đảo hơn hẵn các nước láng giềng.
Nga và Trung Quốc là những nước đang sở hữu vũ khí nguyên tử và sức mạnh quân sự hòan tòan áp đảo so với các nước có chung đường biên giới với họ.
Nguyên nhân thứ tư : Quốc gia không dân chủ, lực lượng cầm quyền dựa vào họng súng và dân chủ hình thức. Các lực lượng đối lập trong nước bị đàn áp bằng mọi hình thức.
Kant ( 1724-1804 ), triết tra Đức đã viết từ cuối thế kỹ 18 :
“Nếu nền dân chủ được thiết lập, và tất cả mọi người đều có quyền chính trị, thì những của cải cướp được của quốc tế sẽ bị phân chia ra làm nhiều phần quá nhỏ , không gây một cám dổ quá mạnh”
Do đó “điều khỏan quyết định đầu tiên trong những điều kiện hòa bình vĩnh cửu ” là điều này :
“Hiến pháp của mổi quốc gia sẽ theo chế độ Cộng hòa và chiến tranh chỉ được tuyên bố do một cuộc tòan dân đầu phiếu”
“Trái lại, trong một Hiến pháp mà công dân không phải là một thành phần đầu phiếu của quốc gia và bởi thế không phải chính thể cộng hòa, thì quyết định tham chiến là một vấn đề ít được lưu tâm nhất thế giới. Vì trong trường hợp này người cai trị – không phải là một công dân mà là một sở hữu chủ của quốc gia – không cần đau khổ chút nào trong bản thân vì chiến tranh cả, cũng không phải hy sinh khóai lạc ở bàn ăn hay ở cuộc săn bắn, hay trong cung điện êm đềm, lể lạc triều đình hay những thứ tương tự. Họ có thể, do đó, quyết định chiến tranh vì những lý do vô nghĩa, như thể đấy chỉ là một cuộc đi săn. Còn về tính cách chính đáng của nó, người cai trị không cần quan tâm mà chỉ nhường lời biện minh cho ngoại giao đòan, những kẻ luôn luôn sẵn sàng phụng sự cho mục đích ấy “Những lời của Kant từ thế kỹ thứ 18 được nhiều thế hệ thừa nhận và trở thành con đường dẩn đến hình thành Liên hiệp Quốc và những quốc gia dân chủ từ Mỹ đến châu Âu.

Với quá trình từng bước thực hiện đường lưỡi bò, đưa giàn khoan Hai Yang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế ở thềm lục địa Việt Nam, xây dựng sân bay tại Gac Ma – nơi ngày 14/3/1988 họ đã giết 64 chiến sĩ Việt Nam- ( Khi đó quân đội Xô Viết dững dưng đứng ngoài cuộc tại căn cứ Cam Ranh ) để sẵn sàng tấn công Việt Nam bằng các loại máy bay. Hiện Trung Quốc đang “làm trong sạch” nội bộ dưới lá cờ “chống tham nhũng”. Nếu “chống tham nhũng thành công” thì thuận lợi cho việc tập trung sức mạnh để “động quân”. Nếu “chống tham nhũng ” gặp trắc trở thì việc “động quân” ở biển Đông sẽ là lý do để họ đàn áp khốc liệt những kẻ chống đối. Vì vậy chiến tranh ở biển Đông khó tránh khi còn chế độ độc tài tại phía bắc Việt Nam.    

Để tránh chiến tranh với các nước láng giềng quá mạnh và độc tài, các nước nhỏ cần nâng cao dân trí, cảnh giác, tạo sức mạnh nội lực về kinh tế và quân sự và buộc phải liên kết với các nước tiến bộ trên thế giới. Việc làm bạn chung chung với các nước là tự trói tay chờ giặc đến.hính

Với chính quyền độc tài Trung Quốc, chúng ta chỉ có một trong ba lựa chọn :

1- Thụ động chờ chúng nổ súng bắn như sự hy sinh của các chiến sĩ Gạc Ma.

2- Chờ bọn tay sai của chúng đập đầu như bọn Pon Pốt đã đập chết dân Kampuchia

3- Chủ động tự vệ và  quyết không cúi đầu như ông cha chúng ta đã từng chiến đấu.

Không có bạn hay thù vĩnh viển mà chỉ có quyền lợi của Tổ quốc Việt Nam là vĩnh viển !

Từ đó cần có nguyên tắc : Đối ngoại phải phục vụ đối nội, vì sự tồn tại và hạnh phúc của người Việt Nam.

Để nâng cao sức mạnh Việt Nam, cần phải bài trừ tham nhũng và mọi chương trình phải đặt lợi ích của đất nước lên trên các lợi ích nhóm.

KS Doãn Mạnh Dũng