Ông Bùi Văn Tùng – người anh hùng văn võ song toàn, hiện thân văn hóa văn minh. KS. Doãn Mạnh Dũng  

Ông Bùi Văn Tùng – người anh hùng văn võ song toàn, hiện thân văn hóa văn minh. KS. Doãn Mạnh Dũng  

 

Chính ủy Bùi Văn Tùng và nhà báo B.Gallash tại dinh Độc Lập trưa 30.4.1975

Ngày 3/6/2023 báo chí Việt Nam đưa tin : Đại tá Bùi Văn Tùng đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đại tá Bùi Văn Tùng, sinh năm 1930 tại Đà Nẵng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2), nguyên Phó hiệu trưởng Trường Hạ sĩ quan Xe tăng 1, Binh chủng Tăng thiết giáp; qua đời ngày 09/2/2023.

Đại tá Bùi Văn Tùng khi là Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, đã có mặt tại Dinh Độc Lập – Sài Gòn trưa ngày 30.4.1975 chỉ đạo việc áp giải Tổng thống chính quyền Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cũng chính đại tá Bùi Văn Tùng là người đã viết và đọc lời chấp thuận tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh phát trên Đài phát thanh Sài Gòn ngay sau đó.

Tôi chưa có cơ hội gặp Đại tá Bùi Văn Tùng khi sinh thời, nhưng ông là hiện thân của nền văn minh.

Năm 1947, mới 17 tuổi.  ông Bùi Văn Tùng  tham gia quân đội và chiến đấu chống Pháp tại mặt trận Bắc Tây Nguyên.Tuổi trẻ Việt Nam thời đó, không thể không cầm súng để bảo vệ một nền Cộng hòa đang còn non trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sang Trung Quốc học Tăng-Thiết giáp ( 1959-1964 ). Từ năm 1969 , ông sang Lào và vào miền Nam.

Ông Bùi Văn Tùng có mặt tại Dinh Độc lập vào thời khắc lịch sử là sự ngẩu nhiên , vì nhiều đoàn quân cùng hướng đến Trung tâm Sài Gòn. Lịch sử đã giao cho ông trách nhiệm soạn thảo văn bản đầu hàng vô điều kiện cho Tổng thống Dương Văn Minh, viết và đọc lời chấp thuận tuyên bố đầu hàng . Với năng lực văn , võ song toàn, các văn bản trên không thừa , không thiếu, khúc chiết đã giúp miền Nam Việt Nam ngưng ngay tiếng súng, thống nhất đất nước và hướng dân tộc Việt Nam đến sự hòa giải và hòa hợp dân tộc. Nhờ vậy, Sài Gòn không bị tàn phá, nhiều gia đình đã có cơ hội gặp nhau sau 20 năm Việt Nam bị chia cắt.

Với trí tuệ và cương vị là sĩ quan cao cấp từ tháng 4/1975, ông thừa cơ hội để  chứng minh dể dàng những việc đã làm và ứng xử của ông tại Dinh Độc Lập. Nhưng với một tâm hồn cao thượng, ông Bùi Văn Tùng luôn luôn nghĩ đến những đồng đội đã nằm xuống trên hành trình đến thống nhất đất nước. Vì vậy ông chọn sự im lặng. Trí tuệ của ông chỉ dành cho kẻ thù , buộc họ phải hạ súng, để chấm dứt chiến tranh, nhân dân Việt Nam đón hòa bình trong sự thống nhất đất nước. Ông Bùi Văn Tùng đã không dùng trí tuệ để báng bổ những đồng đội không may uống nhầm thuốc của “Lý  Thông”.

Dù ông Bùi Văn Tùng học ở Trung Quốc 5 năm , nhưng khó mà tìm thấy ở ông tư duy chiếm đoạt của các quan chức phương Đông theo truyền thống : danh, quyền lực, vật chất và tình dục. Với ông Bùi Văn Tùng, tham gia cách mạng là nghĩa vụ thiêng liêng để cống hiến cho nhân dân và đất nước. Sau khi thành danh, ông vẩn gắn bó với người vợ thuở hàn vi từ Hà Nội và sống thanh đạm với con cháu. Đó chính là hiện thân  nền văn hóa văn minh của nhân loại./.