Quyền lực và hạnh phúc ở Việt Nam

Ông Phạm Thế Minh, trước khi về hưu là Thứ trưởng Bộ Giao thông phụ trách tổ chức.Đó là một chức vụ rất cao trong một Bộ, liên quan đến số phận nhiều vạn con người và nhiều công trình của đất nước. Sau khi về hưu, ông viết cuốn “Vai diển” – Hội Nhà văn XB 2007, có bài như sau :
Ta về
Thế là xong nợ công danh
Ta về gặp lại chính mình từ đây
Thảy đều gió thoảng mây bay
Nhưng giờ là gió, là mây riêng mình
Đã từng nếm trãi nhục vinh
Nhiều khi mình chẳng hiểu mình nhỏ nhen
Chìm vào trận lốc bon chen
Phẩm hàm nào cũng thấp hèn như nhau

Ta về bạn với trăng sao
Thức chờ quỳnh nở tiêu dao tháng ngày
Ta về vui giữa tỉnh say
Túi thơ cạn, chén rượu đầy mình ta
Vay trăng trẻ , nợ trăng già
Còn ai thi tửu để ta bạn cùng ”

Còn trong nghề Tuyên giáo, mấy ai có thể đạt được địa vị như ông Dương Trọng Dật – Quyền Tổng biên tập báo SGGP . Ông có bài đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 17/2/2008 như sau :
“ Chẵng mong
Bốc gio lên trát mặt mình
Chữ nhân Chữ nghĩa Chữ tình Thế thôi
Sự đời vốn bạc như vôi
Ngẩn ngơ Nhìn lá nho rơi Đắng lòng
Chẳng mong chẳng đợi chẳng mong

Đời người Thế cũng Là xong Nợ nần

Trách đâu
Một mình đến, một mình đi
Hội tan Hoa úa Lấy gì vui xuân ?
Còn duyên tụ tập quay quần
Hết duyên Trúc héo Ngoài sân Vãn mùa
Trời đày sáng nắng, chiều mưa
Trách đâu Rượu sớm Trà trưa Một mình
2-2008. ”

Cuộc đời thực của con người luôn luôn là một bài học lịch sử cho thế hệ sau. Vì vậy học lịch sử là giúp chúng ta có cơ hội chọn “một kiếp người “ tối ưu cho chính mình. Tại sao những con người thành đạt ở đất nước ta lại buồn về những ngày tháng khi đang ở đỉnh cao của quyền lực và cảm thấy như trúc được gánh nặng khi được về hưu ?
Nhân Ngày Hạnh phúc Thế giới xin chuyển đến các bạn câu hỏi trên !
KS Doãn Mạnh Dũng