Sự khiếm khuyết của bộ não chiến lược kinh tế Việt Nam

Ở Việt Nam, từ  quản lý Nhà nước đến quản lý Doanh nghiệp tổ chức “Kế hoạch đầu tư” là bộ não của đơn vị. Với quản lý Nhà nước , trong mổi Bộ , Vụ Kế hoạch đầu tư  là Vụ đứng đầu trong Bộ . Với các Bộ thì Bộ kế hoach đầu tư là Bộ của các  Bộ. Trong Bộ Kế hoạch đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển là bộ não của Bộ Kế hoạch Đầu tư.Vì vậy quan điểm kinh tế của Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển là tấm gương chỉ rõ chiến luợc kinh tế của Việt Nam

Đầu xuân năm Canh Dần , tình cờ tôi được đọc cuốn sách “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển” của  ông Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển của Bộ Kế hoạch Đầu tư. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, in tháng 10/2006. Sách dày 441 trang, viết công phu, ngôn ngữ minh triết.Tôi thú vị với nhiều phân tích của  ông Viện trưởng,  nhưng tôi giật mình vì quan điểm sau đây .

Bắt đầu trích từ trang 174

 “ Đầu tư phát triển là một trong những phương tiện hay cách thức quan trọng nhất để được tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ trực tiếp giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế có thể quan sát ở những mặt chủ yếu sau đây :

 Để xem xét mối quan hệ giữa GDP với các yếu tố đầu vào người ta sử dụng biểu thức :

Y= F(V,L,CN)   (1) 

Trong đó :

 Tổng GDP(Y) là hàm số (F)  của các biến có tính quyết định trực tiếp :vốn(V), lao động(L) và công nghệ(CN). Ngoài ra , thông tin, quản lý nhà nước, doanh nghiệp,tâm lý xã hội về tăng trưởng … cũng là những biến số có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Từ biểu thức nêu trên ta tính được tổng GDP (Y) khi biết được  các biến số và cũng căn vào công thức này chúng ta biết được (Y) phụ thuôc rất lớn và trực tiếp vào mức đầu tư phát triển, quy mô và chất lượng lao động, trình độ công nghệ. Về nguyên tắc có tính lýthuyết  nếu các yếu tố khác không thay đổi thì đầu tư trực tiếp tăng sẽ dẩn đến tăng GDP. Có thể nói rằng , dù thế nào đi chăng nữa thì muốn có được một trong những yếu tố đã nêu ở biểu thức trên để tăng GDP cũng đòi hỏi phải có vốn; theo lý thuyết muốn có lao động giỏi , có công nghệ tốt ,có thông tin tốt … để tăng trưởng  thì đều cần có vốn đầu tư. Khi GDP tăng nhanhvà có quy mô lớn thì khả năng tiết kiệm và tích lủy để đầu tư  cũng tăng cả về tốc độ và quy mô. Trong biểu thức này , tuy không giữ vai trò quyết định bao trùm như yếu tố lao động nhưng vốn đầu tư có vai trò nổi bật.   

Hết trích dẩn.

 

Quan điểm của tôi như sau:

Y= F( V, Lg, Lt, T) (2)

Trong đó T là tài nguyên thiên nhiên sử dụng được.

Còn L=Lg +Lt  trong đó Lg là lao động giản đơn và Lt là lao động trí tuệ.

Còn V gọi là lao động quá khứ hay gọi là vốn. V gồm tự có hay đi vay , có V thì  mua được công nghệ.

Đây có lẽ là nguyên nhân cơ bản để Ông Võ Văn Kiệt chọn vịnh Dung Quất làm cảng cho nhà lọc dầu. Vì theo công thức trên của tác giả thì hiệu quả GDP mà nhà máy lọc dầu mang lại không liên quan đến vị trí của Nhà máy. Thực ra các vịnh biển khác nhau có tiềm năng cảng khác nhau. Chi phí đầu tư cho cảng tăng theo đường Parabon  trong khi độ sâu tăng theo trục hoành. Hay nói cách khác, để xây dựng cảng cho nhà máy lọc dầu hoặc chúng ta biết sử dụng điều kiện sẳn có của thiên nhiên hoặc chúng ta phải cải tạo thiên nhiên để cho phù hợp với chức năng làm cảng.Các nhà máy đường  sau  khi xây dựng ở Thừa Thiên –Huế  phải chuyển đi cũng vì lý thuyết trên. Gần Hà Nội hơn có Hải Phòng ,với các dự án đấp đập Đình Vũ, cảng nước sâu Đình Vũ, đào kênh Cái Tráp, rồi đào kênh Hà Nam, nay chuyển sang cảng nước sâu Lạch Huyện. Nguyên nhân chúng ta chỉ biết đầu tư vốn vào các công trình nhưng không sử dụng Lt là lao động trí tuệ để hiểu T tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên có nhiều cái lợi và hại khác nhau. Vấn đề quan trọng là phải biết sử dụng mặt lợi nhất và hạn chế mặt bất lợi.Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn vốn cực kỳ lớn và thậm chí lớn hơn rất nhiều đồng tiền mà chúng ta phải vay mượn. Ví dụ để xây dựng đê chắn sóng có độ sâu 20m thì  1Km đê có giá 80 triệu USD . Vịnh Vân Phong được bọc bằng bán đảo Hòn Gốm  phía bắc dài  28 Km  và Hòn Lớn phía nam dài 14 Km . Như vậy tài nguyên thiên của vịnh Vân Phong tự  có 42 Km đê biển, giá tương đương 3 tỷ 360 triệu USD.

Nói cách khác tiềm năng của vịnh Vân Phong là 3 tỷ 360 triệu USD, quá trình sử dụng là quá trình đưa giá trị đó vào giá thành dịch vụ để tạo ra GDP.

 Tiếc rằng chúng ta đã bõ quên quá lâu vịnh Vân Phong.

Công thức(1) của tác giả  đã giải thích  nguồn gốc những chiến lược sai lầm của quá khứ của Việt Nam. Đó  là chỉ quan tâm đến vốn nước ngoài đổ vào hay vốn thu hút trong nhân dân mà quên hẳn nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng trí tuệ để nghiên cứu nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam.

Hơn nữa khi nghiên cứu nguồn tài nguyên, chúng ta thấy có loại tài nguyên khi sử dụng sẽ mất khả năng tái tạo như than, dầu thô…Có loại tài nguyên gây tổn thất môi trường như khai thác boxit  Tây Nguyên ,vì số lượng chất thải bùn đỏ theo thời gian sẽ tăng dần, đó là quả bom tiêu diệt môi trường sống trong tương lai trên nóc nhà Tây Nguyên.Có loại tài nguyên tăng giá trị trong quá trình khai thác như tài nguyên địa lý giao thông . Thành phố Hồ Chí Minh tại đây không có mỏ khoáng sản, đất lại phèn nhưng là đầu mối giao thông của các tỉnh miền Tây, miền Đông, Tây Nguyên ra biển và giữa các tỉnh miền Tây và miền Đông. Theo thời gian ,giá trị đầu mối giao thông của Tp Hồ Chí Minh càng tăng  và đóng góp chính ngân sách cho Chính Phủ .Bộ Kế hoạch Đầu tư đã sớm biết vai trò đầu mối giao thông của vịnh Vân Phong, nhưng với lý thuyết trên vịnh Vân Phong buộc phải xếp hàng sau rất nhiều dự án khác.  

Việc thu hút vay vốn nước ngoài hay vốn trong nước là cần thiết nhưng bõ qua yếu tố tài nguyên thiên nhiên là sai lầm mang tính chiến lược nhất là đối với một quốc gia nghèo như Việt Nam.Vay vốn nhưng sử dụng không hiệu quả là gánh nặng cho con cháu đời sau.

Ông cha chúng ta có câu, trật con toán, bán con trâu.Bộ não của đất nước tính sai thì đất nước sẽ về đâu ?. 

 

KS Doãn Mạnh Dũng  

Sách  “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển