Từ Bắc Môn của Đài Bắc mà nhớ đến Ba Son của Sài Gòn xưa !

Từ Bắc Môn của Đài Bắc mà nhớ đến Ba Son của Sài Gòn xưa !

Khi cuộc sống đã khá lên, thế hệ trẻ Đài Loan đã hiểu sức mạnh của một dân tộc không thể thiếu di sản văn hóa của các tiền nhân và họ quyết định phải dọn dẹp trên 750 m đường cao tốc để lấy lại không gian khoáng rộng cho cửa Bắc Môn. Để thực hiện nhiệm vụ trên mà không ảnh hưởng đến giao thông, người dân Đài Bắc đã phải hy sinh 8 ngày không về quê ăn Tết âm lịch. Vì lúc đó mật độ giao thông là thấp nhất. Với phần đường cao tốc sát cửa Bắc Môn, họ không thể dùng thuốc nổ hay búa máy để phá hủy mà phải dùng cưa xích cắt và tháo dỡ từng phần.

 

 

Hình cửa Bắc Môn cách  đường cao tốc  60 cm , chụp từ phía sau cửa.

 

Hình cửa Bắc Mon sau khi giải tỏa đường cao tốc  phía trước mặt.

 

Di sản Bắc Môn là nơi các quan lại nhà Thanh phải đi qua khi vào thành từ 1884. Khi Nhật vào chiếm Đài Bắc 1895 cũng đi qua cửa Bắc Môn.

Nếu so sánh với di sản Bắc Môn, thì di sản Ba Son của Sài Gòn xưa còn có nhiều ý nghĩa to lớn hơn về kinh tế và dân sinh.
Người dân Sài Gòn hiểu rằng, vùng đất này không có khoáng sản, đất lại phèn. Nguồn tài nguyên lớn nhất của đất Sài Gòn đó là địa lý giao thông. Các tỉnh miền Đông sang miền Tây mua gạo, cá hay các tỉnh miền Tây cần đá, gổ thì sang các tỉnh miền Đông. Giao thông chủ yếu bằng đường sông. Cả Nam Bộ giao thương với các nước đều qua cảng Sài Gòn. Để có tàu đi lại, từ sông đến biển không thể thiếu Ba Son. Vì vậy Ba Son không chỉ là biểu tượng cho sự phát triển của Sài Gòn nói riêng mà cho cả Nam Bộ nói chung. Nếu xem xét rộng hơn, thì Ba Son còn là cánh chim đầu đàn trong ngành đóng tàu của cả Đông Nam Á.
Xét về thời gian. Ba Son được xây dựng trước Bắc Môn 21 năm từ ngày 28/4/1863 trên một phần khu đất trước đây là Xưởng Chu Sư thời Nguyễn, theo dự án của kỹ sư Antoine. Ụ mang tên Antoine ngày nay vẩn dùng sửa chữa tài 1000 tấn.
Gần đây biểu tượng Hòn Ngọc viển Đông của Sài Gòn xưa được nhiều người quan tâm. Nhưng chưa vội bàn phải làm gì cho tương lai của Sài Gòn, mà trước hết nên bắt đầu từ việc bảo vệ những di sản Sài Gòn xưa và đồng hành với tinh thần hướng ra biển đảo của Nhà nước Việt Nam !
Nhìn những di sản của Sài Gòn xưa bị phá hủy để xây dựng nhà ở kiếm lời, thì không thể không mũi lòng lo lắng cho sự thành công về một “Hòn ngọc Viển Đông” của Sài Gòn trong tương lai !
KS Doãn Mạnh Dũng