Đất nước Kampuchia và tuổi thơ của tôi

Lên Nam Vang, gia đình tôi ở nhờ nhà ông bà Hai ngay gần Cây số 6, cạnh một chùa lớn. Ông bà Hai người Quảng Nam, ông làm nghề tạc tượng Phật bằng gổ. Tôi gọi ông bà là cậu, mợ Hai. Cậu mợ Hai không có con. Khi đó cậu Hai đã gần sáu mươi tuổi, còn mợ Hai khoãng trên năm mươi.Cả gia đình phải ở tại Nam Vang khoãng sáu tháng. Để giữ bí mật hành trình, chị Hà lúc đó khoãng mười sáu tuổi thì đến giúp việc cho hiệu ảnh Royal ở Nam Vang. Còn tôi theo anh ba Hùng làm nghề cắt đầu cá bên bờ sông Mê Kông. Sáng đến, chủ đổ cá thành từng đống bên bờ sông. Ai muốn cắt thì nhận. Thích con nào thì nhặt bõ vô nồi đem về nhà. Cắt xong cá, chủ đến xem và trả bằng gạo. Cá sau khi đã cắt đầu được rửa sạch để làm mắm bồ hốc. Còn đầu cá làm phân. Cắt cá nhiều ngày, tay bị nhớt cá ăn lấm chấm đen và ngứa. Chán nghề cắt đầu cá, tôi sang ở với huynh Út bên chùa. Sáng dậy sớm, gióng chuông chùa rồi đọc sách Phật với nhiều chuyện của các cư sĩ đạo Bà La Môn. Ở chùa ăn cơm chay mãi cũng không giữ được đôi chân hiếu động của tôi. Có ông chủ một hiệu uốn tóc đến bảo tôi đến ở và trông cửa hiệu. Tôi quen gọi ông là cậu Tư. Đi ở, nhưng chẵng phải làm gì chỉ ngồi ở cửa và thỉnh thoảng quét cái sân. Ăn thì cậu Tư nấu, tôi chưa biết nấu nướng gì. Khoãng một tháng ở nhà cậu Tư, tôi đã đọc hết Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc. Rồi tình cờ có thằng bạn người Việt Nam tên là Chó cùng trang lứa đến rũ tôi đi bán bánh mì. Tôi chưa bao giờ biết tên chính thức của nó, nên đành gọi đúng tên thực mà tôi vẩn gọi ông bạn vàng của mình.Sáng dậy sớm khoãng bốn giờ, từ Cây số sáu ra đón xe đò vô trung tâm Pnôm-pênh. Mua một bao bánh mì vác lên vai. Vừa đi vừa bán với quảng đường khoãng sáu ki –lô-mét về đến nhà cậu mợ Hai thì vừa bán hết bánh. Một buổi sáng đi bán như vậy vốn chỉ cần khoãng mười đồng, lời được vài đồng. Để có thể đi bán, tôi phải hỏi bạn bè để học ít chữ Miên và bây giờ vẩn còn nhớ. Vác bao bánh mì khá nặng với tuổi đang học lớp Nhì, tôi chuyển qua nghề bán bong bóng cho nhẹ. Đó là nghề cuối cùng của tôi trên đất Kampuchia. Trước khi ra Hà Nội, tôi đến chào ông chủ hảng bong bóng, ông tặng tôi hai bịch. Ra Hà Nội đúng dịp Tết, tôi thổi và bán như tôm tươi ngay đầu bờ hồ Hoàn Kiếm gần cầu Thê Húc.

 

Có lẽ nhờ trãi nghiệm khi đi làm thuê cắt đầu cá, đi ở, đi bán bánh mì, bong bóng và đọc nhiều sách ở Chùa và ở nhà cậu Tư … nên tôi hiểu giá trị thực của học thuyết Mác.

Học thuyết Mác là giấc mơ của con người : Mình vì mọi người và mọi người vì mình. Nhưng con người hiện thực muốn tồn tại đều phải làm việc nghiêm túc và sống lương thiện để cộng đồng cùng tồn tại. Cộng đồng không thể tồn tại bằng những ngôn từ sáo rổng hay bằng sự chiếm đoạt từ người khác.Nhưng trong chiến tranh, lợi thế của học thuyết Mác đã được một ông tướng Việt Nam thành thật chỉ ra trên mạng thông tin công cộng của Việt Nam vào tháng 12/2016 rằng : “Chúng tôi coi nghèo cũng chính là một thế mạnh”. Để đạt mục tiêu trong chiến tranh, chủ nghĩa Mao đã phát triển chủ nghĩa Mác với sự chấp nhận cả những hành vi mà văn minh của loài người khó mà tưởng tượng được. Nhưng điển hình nhất có lẽ là học thuyết dùng người Kampuchia giết người Kampuchia của Mao và học trò của ông ta. 

Khi Kampuchia gặp hoạn nạn, anh em tôi đã có mặt để  giúp những ân nhân của gia đình.  

 

Thật thú vị, thằng em Út của tôi tham gia quân đội tại Tp HCM và đã cầm súng sang giúp nhân dân Kampuchia chống bọn diệt chủng Pôn-Pốt.

Còn tôi làm tại Công ty Đại lý tàu Biển Tp HCM – VOSA – và đầu năm 1980, tôi được cử sang làm Giám đốc Công ty Đại lý và Môi giới tàu Biển tại Phnôm-Pênh nay gọi KAMSAB. Khi đó, ở Phnôm-Pênh những người biết tiếng Anh đều bị Pôn-Pốt giết chết. Tôi phải ra chợ gặp những người trẻ, hỏi dò xem ai biết tiếng Anh thì mời về đào tạo.

Nhớ một hôm chủ nhật, tôi về Cây số 6. Nhà của cậu mợ Hai chỉ còn vết tích là gốc cây vú sữa bị cháy xém đầu ngõ. Cả làng, tất cả chỉ còn đống tro tàn. Sự thật ở Kampuchia, giúp tôi hiểu sự thật hơn về chủ nghĩa Mao. Dù tôi từng du học một năm tại Tây An – Trung Quốc, nhưng nhắc đến Mao chỉ còn lại sự ghê tởm những kẻ chống lại loài người. Những kỹ niệm tuổi thơ của tôi tại Kampuchia đã bị bọn Pôn-Pốt xóa sạch và không thể tìm lại được những ân nhân xưa.

Quay lại chuyện KAMSAB, khi đó anh Kép-thôn và anh Hary là người Kampuchia thường hay cải nhau. Tôi phải thức nhiều đêm để giảng hòa. Ông Kép thôn ít biết tiếng Anh nhưng quen biết nhiều quan chức. Anh Hary vốn là phiên dịch tiếng Anh.Thời Pon-Pốt Hary phải giấu chuyện biết tiếng Anh và Hary kể rằng  lúc nào trong túi cũng có gói thuốc độc để sẵn sàng tự tử khi bị phát hiện là trí thức. Nhiều lần Hary xin nghĩ việc, nhưng tôi hiểu Hary sẽ là hạt nhân phát triển ngành dịch vụ hàng hải cho Kampuchia. Tôi thường nhắc Hary và Kép Thon :

–          Các bạn phải tự làm, vừa kiếm sống cho chính mình và gia đình,vừa góp phần xây dựng đất nước Kampuchia. Còn người Việt Nam chỉ giúp các bạn những khó khăn ban đầu. Đây là đất nước của các bạn, các bạn hảy tự quyết định mọi việc.

 

Con dấu KAMSAB được khắc tại Sài Gòn, chuyển lên Phnôm-Pênh và tôi là người sử dụng đầu tiên với việc ký vào công lệnh đi đường cho ông Kim Long – Phó Tổng Giám đốc VOSA.

Khi công tác tại KAMSAB, tôi được giao một chiếc Lada mới, vừa là lái xe ra cảng xuống tàu hàng ngày, vừa là người thực hiện chuyên môn giúp chính phủ Kampuchia và các tổ chức quốc tế chống lại nhiều vụ ăn cắp hàng hóa viện trợ. Các tổ chức quốc tế rất thích lối làm việc trung thực và chuyên môn của tôi. Cuối năm 1980, nghe tin tôi sắp trở về Việt Nam, hãng tư vấn hàng hải Bắc Âu -do một thuyền trưởng già phụ trách – đến gặp tôi và hỏi :

–          Công ty muốn có quà tặng ông, ông cần gì ?

Tôi trả lời :

–          Tôi cần 3 cuốn sách : Law for Master and Shipowner, Chartering , Stowage.

Hết nghĩa vụ, cuối năm 1980, tôi rời Kampuchia về nước. Anh Kép-thon và Hary được cử điều hành KAMSAB. Từ đó đến nay tôi chưa có dịp trở lại Phnôm-Pênh. Nhưng cán bộ KAMSAB như Kepthon, Hary và vợ Mô-nic nhiều lần đến thăm tôi tại Tp HCM. Nghe tin Kepthon đã mất, Hary và Mô-níc đều làm ăn khá giả. Các cuốn sách trên các bạn Kampuchia nhận và chuyển về Sài Gòn cho tôi. Đời tôi thành công trong chuyên môn là nhờ ba cuốn sách trên.

Tôi biết ơn nhân dân Kampuchia đã bao che, giúp cả nhà tôi vượt qua nhiều khó khăn trên đường đoàn tụ gia đình trong năm 1957. Khi trưởng thành, anh em chúng tôi đã sang Kampuchia để giúp nhân dân Kampuchia vượt qua hoạn nạn thời diệt chủng Pôn-Pốt. Tôi chỉ mong rằng người dân Kampuchia từng bước xây dựng nền độc lập và văn minh cho chính mình và giữ mãi tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Kampuchia.

KS Doãn Mạnh Dũng