Triết lý cho hành trình phát triển kinh tế – Ks. Doãn Mạnh Dũng 

Triết lý cho hành trình phát triển kinh tế – Ks. Doãn Mạnh Dũng 

Để một xã hội tồn tại và phát triển ổn định, từng thành viên trong xã hội cần có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ hữu ích. Việc trao đổi lao động trong xã hội , không chỉ là nghĩa vụ mà đó là nhu cầu của con người.

Ta gọi là nghĩa vụ vì xã hội không thể tồn tại khi trong xã hội con người chỉ được nghe những lời hoa mỹ mà con người cần thức ăn, nhà ở, áo mặc. Hơn nữa những nhu cầu thức ăn , nhà ở, áo mặc … phải ngày càng cần ăn ngon hơn, ở và mặc tốt hơn, đẹp hơn.

Ta gọi ở đây là nhu cầu, vì  với con người, không có gì  khó chịu bằng phải sống trong chuỗi những ngày sung sướng mà không được làm việc theo khát vọng.

Việc tích lủy quá nhiều tiền cho con cháu, không phải là giúp chúng có hạnh phúc  mà ngược lại đã làm nhàm chán mất ý nghĩa của một kiếp được làm người.

Như vậy nền giáo dục văn minh không chỉ dạy con người cách tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà đỉnh cao hơn là dạy con người biết sử dụng tối ưu cuộc sống để có ý nghĩa nhất cho gia đình, đất nước và con người.

Ông James Watt ( 1736-1819 ) người Scotland phát minh ra chiếc máy hơi nước. Từ sự phát minh này, cuộc đại cách mạng khoa học và kỹ thuật của loài người bắt đầu bùng nổ.

Ở Văn Miếu Hà Nội, bạn dể tìm những danh nhân với lời hay ý đẹp  nhưng khó tìm thấy những phát minh khoa học của kẻ sĩ Bắc Hà.

Ở Văn Miếu Trấn Biên bạn có thể biết được những người anh hùng tham gia mở cõi đầu tiên đất phương Nam nhưng cũng khó tìm thấy những phát minh khoa học của đất phương Nam.

Tại sao loài người văn minh quan tâm đến các phát minh khoa học ?

Để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ, con người cần đến 3 Tài nguyên : Tài nguyên lao động cơ bắp, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Trong đó Tài nguyên thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích hơn Tài nguyên lao động cơ bắp. Tài nguyên trí tuệ đem lại nhiều lợi ích hơn Tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy để đáp ứng  nhu cầu con người ngày càng tốt hơn thì Tài nguyên trí tuệ  sẽ là chìa khóa then chốt cho hành trình đến văn minh. Vì lẽ này, người Việt Nam rất hiếu học. Nhưng xu thế học để nói hay, nói đẹp … lại thịnh hành hơn là làm gì để con người có thức ăn , nhà ở, áo mặc … và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Khám phá quy luật của thiên nhiên, luôn luôn là thử thách khó khăn và khắc nghiệt nhất với con nguuời.

Vì vậy triết lý cho hành trình phát triển kinh tế nên là :

Khôn dùng trí, bí dùng đất, cả đời chật vật vì chỉ dùng sức.”

 

Trong quá trình sản xuất và làm dịch vụ, bạn cần nguyên liệu và trao đổi sản phẩm. Đối tác đầu tiên là người trong nước.

Đất nước vừa phát hiện ra mỏ dầu. Nhà máy lọc dầu phải đặt nơi có hiệu quả nhất của đất nước. Nhưng nhờ quyền lực nên đã đưa Nhà máy lọc dầu đầu tiên về quê hương mình. Với các nước văn minh, dân được chia tiền nhờ lợi ích của mỏ dầu và nhà máy lọc dầu. Ở Việt Nam , dân phải mua dầu với giá thị trường lên xuống hàng ngày của thế giới. Hậu quả địa phương có Nhà máy lọc dầu vẩn phải thường xuyên xin trợ cấp của Trung ương. Những vị có quyền chức trong Nhà máy lọc dầu phải kiếm sống bằng cách lấy tiền ngân sách đang quản lý cho vay để kiếm lãi và phải ra Tòa.

Một vùng đất không có Tài nguyên cảng biển, vẩn muốn làm trung tâm của mọi hoạt động kinh tế biển. Vì vậy họ đề xuất làm Kênh Quan Chánh Bố. Hậu quả tiền mất, tật mang, để lại hậu quả ê chề không hồi kết.

Hay nói cách khác, triết lý cho các nhà kinh doanh trong nước nên là :

“Quyền lợi dân tộc phải lớn hơn quyền lợi nhóm”

 

Thời đại chúng ta sống là thời đại hội nhập quốc tế.  Có lẽ bài học  điển hình lớn nhất cho nhân loại là câu chuyện đất nước Ucraina. Cách đây 100 năm, đất nước Ucraina đã đem lại cho thế giới hình tượng Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” với lời trăn trối :

“ Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng : tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người “

Chính hình tượng này đã góp phần giúp Liên Xô có sức mạnh vượt qua chiến tranh  thế giới II.

Đất nước Ucrana đã tặng cho loài người nhà khoa học thiên tài Seigei Pavlovich Korolev ( 1907-1966 ) là cha đẽ chương trình vũ trụ Liên Xô. Nhờ vậy nước Nga hôm nay hiên ngang trên thế giới. Nhưng số phận đất nước Ucraina hôm nay lại là nổi đau cay đắng  cho một dân tộc mơ ước được sống trong hòa bình và ổn định. Những ngày cuối năm 2021 này, mỗi buổi sáng thức dậy, không ít người trên thế giới này  lại cầu mong hòa bình cho Ucraina.

Vì vậy để đất nước được hòa bình và ổn định, triết lý trong hoạt động đối ngoại nên như lời vị cán bộ ( tác giả không nhớ tên) của Phòng thương mại Việt Nam tại Bắc Kinh – Trung Quốc , về nói chuyện với lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây vào mùa hè 1966 và được tác giả ghi lại như sau :

“Đối ngoại phải phục vụ đối nội ”./.