Về đê chắn sóng và mô hình cảng Mỹ Hàn.PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận

Địa chất công trình là yếu tố đứng vào hàng thứ 2 cần được làm rõ ở bước chọn vị trí. Những tốn kém do việc xây dựng đê trên túi bùn tại Dung Quất là một ví dụ. Ngoài đê chắn sóng ra, địa chất công trình còn ảnh hưởng đến toàn bộ công trình cảng nói chung. Xây dựng cảng trên bãi bùn như tại Hải Phòng chẳng hạn chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Nếu điều kiện về  chiều cao và địa chất công trình là tương đương, thì giá thành của đê chắn sóng chỉ phụ  thuộc vào độ dài của đê theo quy luật tuyến tính. Bởi vậy, đê chắn sóng của một cảng có thể  rất dài, tuy nhiên đoạn đê cửa cảng ở độ sâu trên 10m nên hạn chế ở tầm ~500m. Vậy đê chắn sóng Mỹ Hàn có rẽ hơn đê Nghi Sơn, Hiệp Phước và các đê khác hay không? Thiết nghĩ TS Trương Đình Hiển chưa có điều kiện để tính toán so sánh vậy các kỹ sư cảng nên làm rõ.   Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là cảng siêu sâu Mỹ Hàn sẽ được xây dựng theo mô hình nào: cảng dịch vụ công, công cụ, chủ cảng, dịch vụ tư nhân. Về  mặt quản lý nhà nước cần quan tâm chi tiết đến mô hình dịch vụ công và có mức độ đối với mô hình cảng công cụ, vì rằng ngân sách dành cho phát triển cảng là rất hạn hẹp cần được chi tiêu có hiệu quả. Còn ở hai mô hình sau thì nên trao quyền tự do cho các doanh nghiệp.  Do Quảng Ngãi đã  được ưu tiên trên mức trung bình trong phát triển cảng công cụ, nên tôi hoàn toàn ủng hộ tỉnh tiên phong chọn một trong hai mô hình: chủ cảng hoặc cảng dịch vụ tư. Nếu thành công, cảng Mỹ Hàn sẽ là một đóng góp quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt hệ thống cảng của đất nước, bởi nhẽ trong tầm nhìn đến 2030, nhà nước chỉ có thể góp khoảng 15% vốn cần huy động để phát triển cảng thôiHà  Nội 22/09/2008PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận