Cần sự công bằng hay niềm kiêu hảnh !
Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Tuyền , đại diện Ban liên lạc có đôi lời cho biết những đồng đội đã ra đi trong năm qua như thuyền trưởng Túc, thuyền trưởng Hoành… và ông cũng cho biết hồ sơ gửi Nhà nước đề nghị phong anh hùng cho tập thể đội tàu Giải Phóng, Tự Lực và Quyết Thắng đã hòan thành nhưng rơi vào im lặng.
Nhiều người cảm thấy bức xúc vì gần 40 năm hòa bình mà Nhà nước thiếu sự nhìn nhận những thành tích này.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Trọng là thành viên Chủ tịch đòan Hội nghị đã phát biểu và cho rằng Hồ sơ thành tích của đội tàu Giải Phóng, Tự Lực và Quyết Thắng đã hòan thành tốt nhưng chỉ giúp cán bộ Cục hàng hải được đề bạt nhanh hơn. Chuyện này ông đã gọi điện thoại nói với tôi cách đây vài tháng và hôm nay nói rõ trước Hội nghị này.
Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Tuyền cũng nói thêm,anh Chu Quang Thứ – Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải nguyên là thuyền viên đội tàu Giải Phóng cũng rất tích cực lo, nhưng anh Thứ đã hết chức vụ nên không thể làm gì hơn.
Thuyền trưởng Nguyễn Dự cho rằng chúng ta hòan tòan tự hào và kiêu hảnh những năm tháng mà chúng ta đã làm việc và hy sinh vì đất nước.
Thuyền trưởng Cao Trọng Tùng đã tuổi 85, là người từng tham gia dân công ở trận Điện Biên xúc động lên diển đàn kêu gọi Đảng và Nhà nước gần có những chính sách đúng với những người đã tham gia những năm tháng gian lao trên.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Thuận lên diển đàn nói rằng : Không nên đòi sự công bằng. Hảy coi đó là nghĩa vụ của chúng ta trong những năm tháng tuổi trẻ với đất nước.
Không khí Hội nghị căng thẵng, nên anh Ngưỡng- anhhùng lực lượng vũ trang- lên diển đàn khuyên mọi người cần chờ đợi và kiên trì. Vì công nhận tập thể anh hùng không khó khăn như cá nhân của anh.
Anh Hà Đức Bàng- nguyên Tổng giám đốc Vinalines cũng lên diển đàn khuyên mọi người không nên bức xúc và cần thời gian thêm.
Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Hân lên diển đàn nói thẵng thời kinh tế thị trường mà không có gì thì làm sao được việc . Thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Hân vừa nói dứt lời thì cả Hội nghị vổ tay.
Tôi cũng lên diển đàn và có đôi lời:
Tháng 8/1971, sau khi tốt nghiệp Đại học đường thủy , ngành Khai thác kỹ thuật vận tải biển tôi được điều xuống tàu Giải Phóng 35 , thuyền trưởng là ông Hàn Dũng. Sau đó một tuần, đê Gia Lương ở Hà Bắc bị vỡ, tôi được giao đưa mấy cái xà lan từ Hải Phòng lên Gia Lương, đổ đá vào và đánh chìm để hàn khẩu đê. Sau đó cuối tháng 9/1971 xuống tàu Cửu Long trọng tải 1.500 tấn chuyên chở xăng dầu tuyến Hải Phòng – Hòn Ngư ( Nghệ An)- Hòn La ( Quảng Bình) đến tháng 6/1973. Những năm tháng hào hùng trên, tôi nguyên là học sinh miền Nam nên xác định sự hy sinh những người như chúng tôi là đương nhiên. Còn anh em miền Bắc vì nghĩa lớn mà chịu đựng thì đó là những xúc động mãi trong cuộc đời của tôi. Tôi cũng đề nghị nội dung thành tích cần viết rõ ràng hơn. Khi đó hai tàu Cữu Long và Việt Trung là những con tàu chủ lực đưa xăng dầu từ Hải Phòng vào khu IV.Tại Hội nghị này có anh Soáy đi tàu Việt Trung. Khi tàu Cửu Long đến Hòn Ngư thì các tàu nhỏ kể cả tàu Việt Trung ra chuyển tải vào tổng kho và bơm vào Trường Sơn. Khi đó những anh em ở tàu nhỏ phải đối mặt với sự đánh phá ác liệt. Những tàu chở xăng dầu dù nhỏ hay lớn như ôm bom nổ chậm và căng thẳng từng giờ đi ca và cả lúc hết ca. Ngoài ra việc tham gia hàn đê Gia Lương – Hà Bắc cũng là thành tích chung của tập thể.
Mong rằng những thông tin này sớm đến Ban thi đua của Nhà nước để có những quyết định đúng và kịp thời.
KS Doãn Mạnh Dũng