Việt Nam cần chiến lược giảm thiểu các nguy cơ mất độc lập và chia cắt đất nước.
Hai vị trí trên tạo nên gọng kềm kiểm soát cửa vịnh Bắc Bộ. Toàn bộ bờ biển Bắc bộ Việt Nam, Bắc Trung Bộ và Trung Bộ Việt Nam ( từ Quảng Ninh đến Bình Định ) thì vùng vịnh Sơn Dương sau khi cải tạo là vị trí duy nhất đủ sâu,đủ độ rộng và kín gió để có thể tiếp nhận tàu sân bay, các tàu cung ứng không hạn chế mớn nước. Vị trí cảng Sơn Dương lại nằm ngay phía Bắc đèo Ngang – một vị trí hiểm yếu nhất trên đường bộ quốc lộ 1A tại Bắc Trung Bộ. Chính vì vậy, vịnh Sơn Dương chiếm vị trí thứ nhì trong bốn yếu huyệt của Biển Đông. ( Thứ nhất là vịnh Cam Ranh, thứ nhì là vịnh Sơn Dương, thứ ba là quần đảo Nam Du, thứ tư là Côn Đảo ).
Lịch sử Việt Nam đã dạy người Việt cần cảnh giác với hai sự đe dọa lớn nhất : nền độc lập và sự chia cắt đất nước. Rất tiếc giới tinh hoa của Việt Nam đã thiếu nhạy cảm cả với hai nguy cơ trên. Việc cho Trung Quốc quản lý độc quyền khu vực Formosa dưới danh nghĩa doanh nghiệp Đài Loan và xây dựng hệ thống tâm linh trên khu vực thuê mướn là những yếu tố thật sự đe dọa nền độc lập và tăng nguy cơ chia cắt Việt Nam trong tương lai.
Khi Formosa vi phạm thải chất độc vào môi trường biển 4-2016, đó là cơ hội vàng để Chính phủ hôm nay sửa sai lầm của Chính phủ trước bằng sự hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Vấn đề môi trường là nhu cầu tồn tại của một dân tộc độc lập. Nhưng khi không có độc lập thì dân tộc đó không bao giờ có cơ hội xây dựng và phát triển đất nước và buộc phải sống trong môi trường hiểm nguy. Việc Ucraina tiếp nhận di sản Chenobyl là một bài học đắt giá về môi trường của một dân tộc không có độc lập.
Việt Nam tuyên bố “quan ngại” việc tập trận của Trung Quốc tại cửa vịnh Bắc Bộ là cần thiết nhưng nhu cầu sống còn của Việt Nam là cần chiến lược giảm thiểu các nguy cơ mất độc lập và chia cắt đất nước.
KS Doãn Mạnh Dũng