VUSTA phải chịu trách nhiệm về việc thí nghiệm và khai triển luyện bô xít tại Tây Nguyên
Tháng 9/2004, tôi tham dự hội nghị “Quản lý cảng của Trung Quốc và các nước Đông nam Á” tại Đại Liên. Trong hội nghị trên, một vị Tiến sỉ của Trung Quốc đã trình bày quan điểm về quy hoạch cảng. Điều kiện đầu tiên của tư duy người làm quy hoạch là : “Don’t follows the leader”( Không theo ý kiến của lảnh đạo ).
Tôi hiểu tư duy trên là người làm quy hoạch phải có quan điểm độc lập trên cơ sở chuyên môn của mình, còn quyền chọn lựa là của các nhà lảnh đạo được phân công quản lý vĩ mô.
Với tư duy trên, các nhà khoa học hòan tòan được tự do phát huy tài năng, còn các nhà quản trị đất nước phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đất nước trong việc lựa chọn phương án.
Chính thái độ vừa thiếu tự tin về trí tuệ , vừa “dĩ hòa vi quý” của VUSTA đã đưa dự án bô xít Tây Nguyên vào thế tiến thoái lưởng nan . Thái độ đó nếu trở thành chủ trương chung của VUSTA thì giới trí thức Việt Nam không thể vượt qua chính mình , không đủ lòng tự tin để dám nghỉ dám làm đưa ra giải pháp mới cải cách nền kinh tế của đất nước.
Chúng ta nhớ bài học xây dựng đê chắn sóng tại cảng Dung Quất.Khi chờ đợi xây xong đê để biết sự bồi lấp như ngày hôm nay thì sự việc đã rồi.Tổn thất của nền kinh tế là không thể cân đong đo đếm.
Chính một bộ lớn trí thức với học hàm học vị quá cao, nhưng kiến thức lại quá ít ỏi đã làm các nhà lảnh đạo Nhà nước ngộ nhận rằng con đường mình đi là đúng và đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
KS Doãn Mạnh Dũng
– Kèm theo phỏng vấn của báo Đất Việt với ông Hồ Uy Liêm
Đất Việt :
Liên quan đến câu chuyện bauxite, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ mối lo ngại bởi dù là các nhà khoa học đã đưa ra các kiến nghị cùng với nhiều điểm phân tích mặt thiệt, hơn từ dự án bauxite Tây Nguyên. Tuy nhiên, đôi lúc họ cũng tỏ ra nản chí vì nghĩ rằng câu chuyện “ván đã đóng thuyền”. Vậy liệu VUSTA có tiếp tục “bám đuổi” dự án này như những gì cử tri kỳ vọng vào các nhà khoa học?
Ông Hồ Uy Liêm :
– Với dự án bauxite Tây Nguyên, VUSTA từng có bản kiến nghị cách đây một năm đề nghị cần thận trọng trong quá trình triển khai và nên thực hiện thí điểm. Kiến nghị này đã được Bộ Chính trị đánh giá cao và sau đó đã có kết luận, chấp thuận nhiều kiến nghị của VUSTA. Tuy nhiên mới đây, tại Hunggary xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn đỏ để lại hậu quả rất nặng nề cho môi trường. Sự việc này khiến nhiều người lo lắng. Các ý kiến của nhân sĩ, trí thức đã nêu vấn đề, những nguy cơ tiềm tàng. Tuy nhiên, VUSTA chưa có ý kiến chính thức vì là một cơ quan khoa học cần “nói có sách, mách có chứng”. Chúng tôi cần soi lại kết luận của Bộ Chính trị cuối năm 2009, để xem từ đó đến nay Tập đoàn than và Khoáng sản đã làm được những gì. Sau đó sẽ xem xét hai nội dung về hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường của 2 dự án bauxite Tân Rai và Đăk Nông. Hiện chúng tôi đã đề nghị Bộ Công Thương và TKV cung cấp các hồ sơ cần thiết (8 hồ sơ) để có cơ sở đánh giá. aSau khi nghiên cứu, phân tích và đi khảo sát thực địa, nếu thực sự thấy dự án này không hiệu quả kinh tế, nguy hại cho môi trường, chúng tôi sẽ không ngại gì đưa ra kiến nghị dừng dự án. Còn nếu xét thấy còn có thể thực hiện được với những điều kiện kỹ thuật cần thiết thì cũng nên làm. Vì vậy, đến thời điểm này hoàn toàn không thể nói câu chuyện này đã khép lại hay “ván đã đóng thuyền”. Phải nói rằng sau có đề nghị của Liên hiệp hội Việt Nam lãnh đạo Bộ Công Thương đã có văn bản hứa cung cấp cho chúng tôi những hồ sơ cần thiết, nhưng cho đến lúc này chúng tôi mới chỉ nhận được 03 hồ sơ.