Cùng nghiên cứu gạo Việt Nam xuất bán Philippine vào 5/2010
Tạm tính giá vận chuyển từ An Giang về cảng Sài Gòn là 10 USD/tấn.Các chi phí quản lý , kho bãi, phụ phí, xếp dở …ước tính là 30 USD/ Tấn khoãng 0,9%.
Như vậy vốn đầu tư cho 1 tấn gạo khi đến cảng Sài gòn : C= 382 USD /tấn .
Tháng 5-2010 giá gạo 25% tấm xuất sang Philipine với giá CIF : 664.90 USD/ Tấn ( Nguồn từ Phillippine). Giá bảo hiểm tạm tính : 0,5% giá trị hàng và 10 % giá trị VAT như vậy phí bảo hiểm : I = 3,67 USD / Tấn
Giá cước vận chuyển đường biển tháng 5/2010 đi Philippine là USD 21,5/MT ( Nguồn từ Công ty chủ tàu).
Trong số tiền cước 21.5 USD /MT , chủ tàu Việt Nam phải trả 0,2% giá trị hàng (CIF) cho chủ hàng Philippine nếu tàu mang đăng kiểm Việt Nam. Ví dụ tàu chở 5000 tấn thì phải trả 6.649,00 USD.
Như vậy giá vốn để xuất theo điều kiện CIF của nhà xuất khẩu là ( 382+ 3,67 + 21,5) USD = 407.17 USD
So sánh vốn đầu tư và giá bán CIF thì nhà xuất khẩu lời : USD (664.9-407.17) = 257.73 USD /tấn, chiếm 40% lợi nhuận đầu tư trước thuế.
Trong thời gian này,trên trang web www.vneconomy.vn , ngày 12-5-2010 ,phóng viên Y Nhung viết :
Ông Trịnh Văn Tiến – chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp –Nông thôn, thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông thôn (IPSARD) – cho biết :
Giá gạo xuất của Việt Nam là 320-350 USD/MT đối với gạo 3% tấm- loại gạo có phẩm chất cao của Việt Nam.
So sánh giá bán thật CIF và giá vốn đầu tư thì các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam lợi rất lớn, nhưng với hệ thống thông tin của ông Trịnh Văn Tiến thì Chính phủ phải bù lỗ cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.
Như vậy vấn đề phân chia lợi ích hợp lý giữa người nông dân và nhà xuất khẩu là bài toán cần có lời giải. Vì đó là nền tảng cho một xã hội phát triển ổn định và bền vững.
Ks Doãn Mạnh Dũng