Đê biển bằng cát ở bờ biển Đông Việt Nam – New theory in the world ( Vietnamese & English )
Chính vì vậy, trên thế giới chưa thấy tài liệu nào dạy về kiến thức này. Nhưng với người Việt Nam nhất là khu vực miền Trung và Nam bộ đây là kiến thức rất cơ bản để giúp khắc phục các cửa sông cho tàu cá, xác định vịnh sâu nông và sự ổn định của nó, xác định nguy cơ xói lỡ bờ biển cũng như cảnh giác khi du lịch tắm biển.
Mong rằng nghiên cứu này sẽ hữu ích và thiết thực trong việc ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
1. Hiện tượng :
Vinh Vân Phong được bảo vệ bằng đê cát dài 18km, có phương vị 330 độ .
Đê phía bắc cao 66 m, phía giữa cao 10-20m, phía nam cao 80-100m
Vịnh Cam Ranh được bảo vệ bằng đê cát dài 17km, có phương vị cũng 330 độ .
Đê phía bắc cao 34m, phía nam cao 31-32 m.
Đê cát tại Vịnh Vân Phong và Cam Ranh có một đầu là bờ và đầu kia là hòn đảo bằng đá.
Tại cửa Trần Đề có con đê bằng cát cũng có phương vị tương tự khoảng 330 độ dài trên 17,2 km cao bình quân – 1,798 m so với độ sâu “0” hải đồ,chạy song song với luồng tự nhiên Trần Đề có phương vị 3270. Đê cát ở cửa Trần Đề chỉ có một đầu là bờ Cù Lao Dung và đầu kia là cát đang phát triển và kéo dài hơn về hướng đông nam.
2. Thí nghiệm về sự tồn tại và đặc điểm của dòng hòan lưu tầng đáy từ Cực về Xích đạo
Hình 1: Thí nghiệm về sự tồn tại và đặc điểm dòng hoàn lưu tầng đáy.
Làm hai bình X và C có miệng rộng và nước có màu khác nhau.Dùng hai ống dẩn không màu.Một ống nối tầng nước phía trên hai bình,ống còn lại nối mặt nước tầng đáy hai bình.
a- Khi chiếu đèn vào mặt thóang bình X, khi có sự chênh lệch nhiệt thì xuất hiện dòng chảy tầng mặt từ X về C và dòng chảy đáy từ C đến X.Ở đây ta quan tâm đến dòng từ C đến X.
b- Tốc độ v của dòng hòan lưu không thay đổi trên đọan đường từ X đến C và từ C đến X.
c- Khi tăng nhiệt độ đèn chiếu vào mặt thoáng X, thì tốc độ v của dòng hòan lưu tăng.
Hệ quả :
Chúng ta coi X là vùng Xích đạo, C là vùng cực. Vì có chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Cực nên xuất hiện dòng hòan lưu như thí nghiệm.Vì trái đất quay từ tây sang đông, nên dòng hòan lưu chịu tác động của lực Côriolic.
Giữa các vùng gần Xích đạo, ít có chênh lệch nhiệt thì dòng hòan lưu xuất hiện không rõ ràng nhưng nghiên cứu kỹ thì chúng vẩn tồn tại.
3. Lực Côriolic
Hình 2
Hình 3
3.3 Hiện tượng đùn cát từ đáy biển lên bờ biển Đông Việt Nam
Khi dòng M’N di chuyển về phía tây, lúc đó địa hình đáy biển giảm dần độ sâu nên dòng M’N có xu hướng đưa bùn cát… từ đáy biển lên bờ. Khi bùn cát lên khỏi mặt nước thì được sắp xếp lại bởi động lực của gió và dòng chảy trên mặt đất.
Khi dòng hoàn lưu tầng đáy tác động vào bờ biển thì có hiện tượng :
– Khi bờ mềm thì dòng chảy song song với đường bờ.
– Khi bờ cứng thì dòng chảy vuông góc với đường bờ
Xem hình 4, gọi DH là đường kinh tuyến , lực M’N đã tạo thành đê cát DN. Đê cát có góc so với đường kinh tuyến.
Hình 4
3.4 Những yếu tố để hình thành và tồn tại đê biển bằng cát.
Vị trí để hình thành đê biển bằng cát ở bắc bán cầu cần hội tụ 5 đặc điểm sau :
a/Đê biển bằng cát chỉ hình thành ở bờ tây của đại dương.
b/Đê biển bằng cát chỉ hình thành khi có nguồn phù sa dồi dào từ phía bắc của đê cát.
c/Đê biển bằng cát muốn hình thành cần có điểm tựa thích hợp ở ngoài biển.
d/Đê biển bằng cát muốn hình thành cần có dòng hòan lưu tầng đáy xuất phát gần cực bắc.
e/Đê biển bằng cát chỉ hình thành ở khu vực gần xích đạo.
4.Ứng dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Từ phân tích trên ta thấy con người sống ở bờ đông đại dương ( như Châu Âu), quá gần cực ( như Nhật , Trung Quốc) , hay quá gần Xích đạo ( như Singapore) , hoặc vùng bờ biển phía tây của đại dương nhưng có bán đảo chắn dòng hòan lưu từ Cực về Xích đạo( như bờ biển vịnh Mexico , bờ biển đông của Ấn Độ ) thì đều ít quan tâm đến hiện tượng đê biển bằng cát, vì nơi họ ở không có hiện tượng tương tự.
Khi góc α quá nhỏ hoặc lớn thì dòng hoàn lưu tầng đáy bắc nam chỉ có thể tạo nên “đảo chắn” ( barrier island).
Ví dụ :
a/ Sự hình thành đảo chắn tại bờ biển florida ở vịnh Mexico
Hình 5 và 20-17 : Đảo chắn tại bờ biển Florida của Mỹ, hình thành ở vĩ độ 29 độ 45’N
b/ Đảo chắn hình thành bờ biển đông của Ấn độ ở vinh Bengal.
Hình 6: Đảo chắn tại bờ biển đông Ấn độ , hình thành ở vĩ độ 21 độ 49’N
c/ Đê biển bằng cát tại vịnh Vân Phong.
Hình 7: Van phong Bay
d/ Đê biển bằng cát tại vịnh Cam Ranh.
Hình 8: Cam Ranh Bay
e/ Đê biển bằng cát hình thành tại cửa sông Trần Đề.
Hình 9 :Sea dike by sand at Tran De
Những con đê cát tại Vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Trần Đề đều có xu hướng bền vững khi có bão tố. Vì bão vùng bắc bán cầu quay ngược kim đồng hồ nên nhưng con bão trên khi vào đúng vùng có đê cát thì sẽ có xu hướng đùn cát cao hơn.
Khi trái đất ấm dần thì v tăng nên β tăng. Khi β tăng sẽ gây ra hiện tượng gây xói lỡ bờ biển để tạo nên sự cân bằng mới.
Hiện tượng trên chỉ ra rằng, với con đường ở Vịnh Vân Phong nối từ chân đèo Cổ Mã đến Đầm Môn sẽ bị cát từ biển lấn lên lấp đường nhựa là ngày càng gay gắt hơn khi trái đất ấm dần. Vì vậy trong quy hoạch đô thị Vân Phong cần có doanh nghiệp sử dụng loại cát bị đùn lên từ biển để bảo vệ đường và cảnh quan.
Song điều thú vị hơn , chúng ta hòan tòan có thể sử dụng đê biển bằng cát tại Trần Đề để bảo vệ luồng cho tàu biển vào Đồng Bằng Sông Cữu Long và xây dựng hệ thống cảng giữa đê cát.
Khi trái đất ấm dần, tốc độ dòng hòan lưu tăng lên, nên tăng khả năng xuất hiện dòng chảy ở bờ biển Đông đưa những người đang tắm biển kéo ra xa về hướng nam.Vì vậy chúng ta hết sức cảnh giác với tai nạn khi tắm biển.
KS Doãn Mạnh Dũng