Trái đất ấm lên là cơ hội lấn biển tại mũi Cà Mau

Trái đất ấm lên là cơ hội lấn biển tại mũi Cà Mau

Có nơi cồn cát cao 38m như tại phía bắc sông Gianh và chúng xuất hiện nhiều nơi đến tận tỉnh Bình Thuận. Tại bán đảo Hòn Gốm vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa có những cồn cát cao gần 100m. Quan sát kỹ vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long (ĐBSCL) bạn sẽ thấy vùng đồng bằng không bằng phẵng mà có rất nhiều giồng cát cao hình cung như hàng trăm chiếc nỏ thần đang giương ra Biển Đông để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này. Nếu bạn đi bằng máy bay, bạn sẽ thấy những hòn đảo ven biển Đông luôn luôn có những bãi cát lớn ở phía đông như đảo Cồn Cỏ hay Côn đão…
Hiện tượng trên có thể được giải thích rất đơn giản trên nguyên lý hòan lưu của dòng chảy và chiều quay của trái đất từ tây sang đông.Do chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Cực trái đất nên có dòng chảy tầng mặt từ Xích đạo đến Cực Bắc và dòng chảy tầng đáy từ Cực Bắc về Xích đạo. Vì trái đất quay từ tây sang đông nên dòng chảy tầng đáy vừa di chuyển từ Cực Bắc về Xích đạo vừa di chuyển từ đông sang tây theo chiều ngược hướng quay của trái đất. Dòng chảy tầng đáy khi di chuyển từ đông sang tây gặp bờ biển, nên càng gần bờ thì dòng tầng đáy dâng cao theo bờ biển, kéo theo các loại cát từ đáy biển và đẩy chúng lên bờ. Khi cát lên khỏi mặt nước thì được gió tiếp sức đẩy lên cao và tạo thành những cồn cát cao , thấp khác nhau.
Trong vịnh Bắc Bộ, dòng chảy tầng đáy xuất phát từ Phòng Thành, nên yếu tạo ra các bãi cát nhỏ,thấp ở bờ biển tỉnh Ninh Bình. Còn bờ biển tỉnh Quãng Bình chịu tác động trực tiếp của dòng chảy tầng đáy xuất phát từ phía bắc nước Nhật , qua bờ biển Trung Quốc, qua phía đông đảo Hải Nam nên rất mạnh và khả năng đùn cát từ đáy biển rất lớn.
Sự khác nhau về địa hình của dãy Trường Sơn khi vươn ra biển đã tạo ra nhiều dạng bãi sa bồi khác nhau. Tuy vậy mọi hình dáng bãi sa bồi đều là vết để lại của dòng chảy đang di động từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Dựa vào nguyên lý này bạn có thể biết độ sâu nông của một vịnh biển ở bờ biển Đông Việt Nam. Nếu vịnh không có cửa sông lớn và miệng quay về phía nam thì vịnh sâu và ngược lại. Khi dòng chảy tầng đáy di chuyển đến mũi Vũng Tàu thì bị mũi Vũng Tàu cãn trở gây đổi hướng nên chúng không thể tác động sâu đến biên giới Việt Nam và Kampuchia. Vì vậy vùng Đồng Tháp Mười bị trũng so với các vùng đất khác của Nam Bộ.Cũng vì cách di chuyển của dòng tầng đáy như trên nên mũi Cà Mau cong về hướng tây. 
Lý thuyết trên do KS Doãn Mạnh Dũng tìm ra và đã được báo cáo ngày 8/6/2012 tại Diển đàn Kinh tế Bỉển năm 2012 tại Vũng Tàu với đề tài “Đê biển bằng cát ở Việt Nam, hiện tượng hiếm có trên thế giới” . Dựa vào lý thuyết này, chúng ta có thể giải thích hệ thống đảo chắn tại bờ biển Florida của Mỹ , bờ biển đông Ấn Độ , đầm phá Tam Giang…
Vì nhiệt độ băng tan tại cực trái đất được coi là không đổi, nên khi nhiệt độ trái đất ấm lên thì độ chênh lệnh nhiệt tăng lên nên tốc độ dòng chảy tầng đáy và tầng mặt sẽ tăng lên. Sự tăng tốc độ của dòng chảy có xu hướng gây xói lỡ bờ biển để tạo ra sự cân bằng mới.
Bờ biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên bị bồi lấp bởi dòng chảy tầng mặt theo hướng tây nam đến đông bắc. Dòng này mạnh lên khi cộng hưởng với gió tây nam. Vì là dòng tầng mặt nên khó di chuyển phù sa tầng đáy nên đáy vịnh Thái Lan khu vực gần bờ biển Việt Nam rất cạn, khó mở luồng và xây dựng cảng nước sâu. Dòng tầng mặt trên cũng gây xói lỡ cửa sông nhìn ra vịnh Thái Lan. Để tránh xói lỡ này , thì việc trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn vẩn là giải pháp hữu hiệu nhất.

Với bờ biển Đông, thì dòng chảy tầng đáy gây xói lỡ mạnh mẽ tòan bộ bờ biển.Vì vậy Vịêt Nam cần ưu tiên trồng rừng và bảo vệ rừng ven biển đặc biệt khu vực bờ biển Đông. Phù sa từ dãy Trường Sơn hay sông Cữu Long ra biển có xu thế bị đẩy về mũi Cà Mau nhiều hơn khi trái đất ấm lên.Lượng phù sa trên một phần giúp mũi Cà Mau kéo nhanh hơn về hướng nam còn phần lớn làm vịnh Thái Lan cạn đi. Việt Nam nên đón cơ hội thiên nhiên này , sử dụng lượng phù sa trôi vào vịnh Thái lan để lấn biển tại mũi Cà Mau.
Cách làm như sau : tại mũi Cà Mau, chọn hướng đông bắc – tây nam,dùng thân cây dừa già khi sinh trái thiếu hiệu quả, dài trên 10m đóng xuống vùng nước chưa có rừng ngập mặn.Mổi năm nên đóng 2 km với 2000 cây dừa, mổi cây cách nhau 1 m. Hàng cọc dừa làm giảm tốc độ dòng chảy và tạo nhanh sự lắng đọng phù sa để hình thành rừng ngập mặn.
Khoãng cách từ mũi Cà Mau đến Malaysia là 398 km. Nếu mổi năm mũi Cà Mau dài thêm 500m thì cần 796 năm mũi Cà Mau sẽ nối liền với bán đảo Malaysia. Thời gian trên là quá dài với đời người nhưng không dài với lịch sử. Thời gian đó tương tự khoãng thời gian từ khi Trần Thủ Độ đang sinh thời (1193-1264) đến ngày hôm nay.
Nên hình thành một Công ty Cổ phần Du lịch lấn biển tại mũi Cà Mau.Mục tiêu của du lịch là nghĩ dưỡng và tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc. Vì điểm cực Nam luôn luôn thay đổi hàng năm nên khéo làm vẩn có thể thu hút khách quay lại. Với truyền thống mở cõi phương Nam, chúng ta có thể vận động khách du lịch tiếp bước cha ông đóng góp mua cọc dừa để lấn biển.
Trong tương lai , kênh Kra của Thái lan hình thành thì đường hàng hải quốc tế sẽ buộc phải qua gần mũi Cà Mau hơn. Vì vậy việc lấn biển tại mũi Cà Mau không chỉ có ý nghĩa mở rộng bờ cõi mà còn giúp tăng cường vị trí địa chính trị của Việt Nam trong khu vực.
KS Doãn Mạnh Dũng