Chuyện về ý tưởng “Xây dựng hồ nước ngọt ở Vịnh Thái Lan “

Thiên nhiên không cần con người. Nước chảy về chổ trũng, tại sao lại chọn nơi trũng để làm hồ nước ngọt ? Con người có thể làm được hồ nước ngọt ngoài biển. nhưng chúng ta lại đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên. Khi những vùng cao không thể còn chổ làm hồ thì mới tính đến làm hồ ngoài biển. Cả ĐBSCL rộng lớn, tại sao không tìm cách làm hồ ở ĐBSCL lại phải ra biển làm, vừa tốn chi phí làm hồ vừa phải tốn năng lượng bơm nước lên cao – nơi con người cần nước ngọt sử dụng.

Lịch sử Việt Nam có bài học lớn khi lấn biển ở bờ biển Ninh Bình. Theo chu kỳ khoãng vài năm  thì các cồn cát ngoài biển nâng cao đến cao độ cần khai thác. Khi đó con người cần đắp đê để chặn không để những cồn cát trên cao quá. Vì khi chúng quá cao, nước ngọt từ đất liền khó đưa ra cải tạo vùng đất mới, vì vậy tốn rất nhiều công sức và thời gian cho việc khai phá vùng đất mới. Người Ninh Bình đã có những bài học đắng cay vì phải đưa nước từ vùng đất thấp lên vùng đất cao khi lấn biển. Ông cha chúng ta đã biết tích trữ nước ở vùng cao, và đưa ra cải tạo vùng đất thấp ven biển.

Tư duy đề nghị xây dựng hồ chứa nước tại vịnh Thái Lan đã xuất hiện trước đây nhiều năm, nhưng đề xuất đó chỉ gây sự ngạc nhiên vì sự khiếm khuyết của tác giả về tư duy “xây dựng theo tự nhiên” cũng như kiến thức về lịch sử lấn biển của cha ông chúng ta.