Những quan điểm khác nhau về luồng và cảng Trần Đề
– Từ bờ biển miền Trung và Nam Bộ thuận cho sự di chuyển của dòng hòan lưu từ cực Bắc của trái đất đến nên dòng hòan lưu tầng đáy đã tải năng lượng từ cực trái về bờ biển miền Trung và Nam Bộ.
– Bờ biển miền Trung và Nam Bộ đủ độ xa đến Bắc cực để tạo hiệu ứng di chuyển quán tính của vật di chuyển từ Đông sang Tây.
– Bờ biển miền Trung và Nam Bộ đủ độ xa đến Xích đạo để tạo sự chênh lệch nhiệt giữa nơi xẩy ra hiện tượng với vùng phía bắc có nhiệt thấp hơn.
– Bờ biển miền Trung và Nam Bộ có nhiều phù sa từ dảy Trường Sơn và thượng nguồn sông Mê Kông ra biển là nguồn vật chất để tạo nên những đê biển bằng cát.
Vì những yếu tố trên, bờ biển Đông miền Trung và Nam bộ hội đủ các điều kiện cần và đủ hình thành những hiện tượng thiên nhiên đặc biệt.Sử dụng năng lượng thiên nhiên từ dòng hòan lưu và gió để xây dựng cảng biển là ý tưởng của Ks Doãn Mạnh Dũng. Có Tiến sĩ – đại gia ở Việt Nam cho rằng “Ý tưởng khoa học chi đáng giá vài xu.” Nhưng để có ý tưởng này, tác giả đã mất gần 20 năm. Thực tế các yếu tố trên đã tạo nên vịnh Vân Phong và Cam Ranh. Còn bây giờ chúng ta ứng dụng để xây dựng cảng cho Đồng bằng Sông Cữu Long.
Chúng ta đang sống trong thế giới phẵng. Mọi thông tin, nhất là thông tin khoa học đều được phán xét một cách khoa học và công bằng từ với những góc độ khác nhau. Tác giả tin rằng việc hiểu những quy luật này không chỉ để giúp cuộc sống chúng ta trước hết an tòan khi tắm biển ở bờ biển Đông mà còn giúp bạn hiểu sự hình thành những đồi cát chạy dài trên quê bạn hay nguồn gốc cát ngay dưới nền nhà của bạn ! Và vấn đề lớn hơn là giúp chúng ta xây dựng cảng biển và luồng cho tàu biển để từng bước tiến ra biển lớn bằng trí tuệ của chính mình.
Nền tảng của các kiến thức trên là dòng hải lưu tầng đáy chạy từ Cực Bắc về Xích đạo qua bờ biển miền Trung và Nam bộ Việt Nam do chênh nhiệt độ giữa Bắc và Nam và do trái đất quay từ Tây sang Đông. Để lý giải sự tồn tại hiện tượng trên, KS Doãn Mạnh Dũng đã sử dụng cơ học lý thuyết để đưa ra lý thuyết “Đề biển bằng cát ở Việt Nam “. Lý thuyết này được trình bày trước các nhà khoa học ở Hội thảo “Thương hiệu Biển Việt Nam lần thứ IV ” tại Vũng Tàu do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức và được in vào kỷ yếu của Hội nghị. Để chứng minh thực tế của nó,chúng ta có thể khảo sát tai nạn ô tô ngày 18/10/2010 tại Hà Tỉnh; hiện tượng bồi lấp cảng cá Sa Huỳnh sau khi xây dựng 2 đê chắn sóng vào 10/2004; hay sự hình thành bãi cát mịn ở phía đông nam đảo Phú Quốc; hay sự tồn tại các bãi cát ở bờ đông của các đảo ở biển Đông Việt Nam. Nếu chính quyền Việt Nam thực sự quan tâm đến việc phát triển kinh tế biển trên nền tảng khoa học thì Việt Nam cần sớm tổng kết và công bố thực trạng tình trạng sa bồi cảng Dung Quất từ sau khi xây dựng đê chắn sóng về hình dạng lưỡi bồi lấp hàng năm, lượng nạo vét hàng năm với các yếu tố thiên nhiên hàng năm của sông Trà Bồng và bão , lũ trong khu vực. Đây là một sự tổng kết khoa học rất quan trọng để giúp mọi người hiểu nhiều hơn bờ biển Việt Nam.
Quan điểm của Ks Doãn Mạnh Dũng đã bị phản bác gay gắt của nhiều cá nhân, tổ chức tư vấn cũng như các đơn vị quản lý nhà nước. Để thuận cho sự nghiên cứu của mọi người, tác giả sưu tập và giới thiệu với bạn đọc những quan điểm khác nhau về luồng và cảng Trần Đề.
Bản sưu tập sẽ được cập nhật khi có điều kiện, vì vậy sau khi đọc, sau một thời gian bạn nên quay lại để biết thêm các cập nhật mới.
Quan điểm của Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật Biển(Portcoast Consultant Corporation):
Trang 1:
Trang2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Ngày 8/3/2007, Hội đồng Khoa học Công Nghệ Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghe KS Doãn Mạnh Dũng trình bày Luồng tàu biển Trần Đề. Trong Hội nghị KS Doãn Mạnh Dũng khẵng định việc chọn luồng Trần Đề là có những yếu tố logic , con việc mở kênh Quan Chánh Bố là sẽ tạo ra hiện tượng như cửa Định An tại cửa kênh Quan Chánh Bố trong tương lai. Ông Tống Trần Tùng hỏi ai là người đề xuất dự án Kênh Quan Chánh Bố, nhưng không ai nhận. Các nhà khoa học Bộ Giao thông trong Hội nghị cho rằng : “Đây là dự án năm ăn, năm thua “. Sau Hội nghị, KS Doãn Mạnh Dũng nhận được biên bản đề ngày 16/3/2007 kèm theo danh tính các nhà khoa học tham dự Hội nghị :
Trang 1
Trang 2
Trang 3- Danh sách những nhà khoa học tham gia Hội nghị khoa học này như sau :
Quan điểm của Hội đồng Khoa học Công Nghệ Bộ Giao thông Vận tải số 01/2007/HKHCN ngày 8/3/2007:
Sau khi nhận được tài liệu trên, KS Doãn Mạnh Dũng đã có thư phản đối sự thiếu trung thực trong Biên bản của Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ Giao thông trong công văn 01/TB-HĐKHVN 16/3/2007 với nội dung như sau :
Trang1 :
Trang 2 :
Công văn thư hai về Hội nghị 3/8/2007 như sau :
Trang1 :
Trang 2 :
Quan điểm của Cục Hàng hải Việt Nam:
Trang 1
Trang 2
Quan điểm của Bộ Giao thông năm 2008:
Quan điểm của Bộ Giao thông năm 2009: