Ai đã tạo ra “chai Number One có ruồi ” ?

Các doanh nghiệp cần khuyến khích và thưởng cho người phát hiện khiếm khuyết của hàng hóa hay dịch vụ để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

“Ngày 18/9/2015 , khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ tiết lộ rằng nhiều xe VW và Audi chạy diesel có phần mềm chỉ bật công nghệ kiểm soát NOx khi gặp các yêu cầu thuộc loại khá dễ tiên đoán có trong các điều kiện kiểm định khí thải (thử khói). Giới hạn thải các khí NOx cho một số loại xe là 0,07 gam mỗi dặm (0,04g/km); trong các điều kiện bình thường những xe này có lượng khí thải cao gấp 40 lần so với giới hạn đó.
Căn cứ trên số lượng 482.000 chiếc đã bán ra và mức phạt tối đa $37.500 mỗi xe theo quy định của Đạo luật Không khí Sạch, Bộ Tư pháp Mỹ trên lý thuyết có thể phạt VW 18 tỉ Mỹ kim. Trên thực tế, mức trừng phạt có thể nhẹ hơn nhiều.”( (Bản dịch, ký tên Khương An, đã đăng trên Thời Mới-Canada ngày 30/9/2015))
Như vậy một sự khiếm khuyết của sản phẩm có thể đóng cửa doanh nghiệp và kết thúc một thương hiệu nổi danh một thời.
Mới đây ông Võ Văn Minh(VVM) là đại lý có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nước ngọt của Tân Hiệp Phát (THP). Khách hàng của ông VVM phát hiện chai nước ngọt của THP loại Number One nhựa còn nguyên vẹn tem, bên trong có con ruồi. Ông VVM và THP thỏa thuận nhau là THP thu hồi sản phẩm và đền bù ông VVM 500 triệu đồng. Khi THP giao tiền thì báo Công an bắt VVM với tội danh “cưởng đọat tài sản” và Tòa sơ thẩm tuyên ông VVM 7 năm tù.
Khi Tòa án chưa chứng minh ông VVM hay khách hàng của ông VVM đã tạo ra chai nước ngọt của THP có ruồi thì bản án mà Tòa tuyên là oan trái cho ông VVM.

 “Theo  Điều 10 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2012 :  Xác định sự thật của vụ án.

…Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Tòa án Tiền Giang đã chứng minh như thế nào về tội phạm của ông VVM ???

Việc ông VVM nhận 500 triệu đồng từ THP là một hợp đồng dân sự và hợp pháp giữa ông VVM và THP mà THP phải đền bù cho ông VVM vì chai nước có ruồi là sản phẩm thật của THP.
Khi dây chuyền sản xuất của THP có khiếm khuyết để xuất hiện sản phẩm có ruồi thì số tiền đền bù 500 triệu đồng là nhỏ so với tổn thất phải đóng cửa THP và tiền phạt từ chính quyền.
Chỉ khi Tòa chứng minh được chai nước ngọt có ruồi do ông VVM hay khách hàng của ông VVM tạo ra thì hành động thông báo với THP về chai nước có ruồi và hành động nhận tiền là sự “uy hiếp và cưởng đọat tài sản”.
Thực tiển lại đặt ra phải có tứ quyền phân lập : Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và Thông tin minh bạch. Việc giám định phải là tổ chức độc lập. Nếu một xã hội mà lẩn trách những nguyên tắc trên thì sự hổn lọan là khó tránh khỏi !
KS Doãn Mạnh Dũng