Ba xu thế chính trong phát triển đô thị ven biển ở Trung Quốc – Tác giả Song Dinh- Viện nghiên cứu phát triển Trung Quốc- Tài liệu do PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận dịch

Kết quả là dãi ven biển của Trung Quốc giờ đây đã trở thành khu vực động lực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất và có đóng góp lớn nhất cho GDP của đất nước. Cùng với sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO và sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài, vùng ven biển Trung Quốc đối mặt với những cơ hội và những thách thức lớn hơn. Cần có sự chuyển tiếp một cách cơ bản mô hình phát triển của nó. Bài viết sau đây trình bày về 3 xu thế phát triển có thể xảy ra đối với các thành phố ven biển của Trung Quốc.

1. Cực tăng trưởng lan tỏa

Các thành phố lớn dọc theo bờ biển sẽ là trung tâm tăng trưởng cho vùng lân cận và kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới cho thấy rằng trong tầm ảnh hưởng của mình, đô thị trung tâm với vị thế là cực tăng trưởng đóng vai trò ngự trị trong phát triển kinh tế – xã hộ của toàn vùng. Thông thường, như một đơn vị hành chính, thành phố hoạt động theo cơ chế thị trường để thu hút cho mình các tài nguyên nhân lực, vật lực và thông tin.

Đó là nguyên nhân tại sao Chính phủ Trung Quốc đã dành những ưu tiên cho vùng ven biển mà  không  thiên về những thành tựu đã đạt được của các vùng khác. Đây là một sự ngoại lệ về tính cấp thiết và các nguyên tắc kính tế (thông thường). Cho dù những chính sách ưu tiên vẫn tiếp tục được áp dụng cho vùng lục địa như đã làm trong thập niên 60 và đầu 70 vào thời kỳ đại công trường xây dựng thứ 3, khi mà những nguồn lực rất lớn được dốc vào những vùng rộng lớn ở trung tâm và phía tây Trung Quốc, thì những vùng rộng lớn đó cũng không thể tăng trưởng nhanh như vùng ven biển. Nếu như sự việc vừa nêu đã xảy ra, thì Trung Quốc không thể tăng trưởng nhanh như bây giờ và cơ hội lịch sử rất có thể bị đánh mất.

Hiện nay, sau tròn 20 năm, các thành phố ven biển đã lớn hơn và mạnh hơn, với quy mô khác nhau, chúng bơm các nguồn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và nhân tài vào các vùng trung tâm và tây Trung Quốc. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể nhận thấy rằng, các thành phố ven biển vẫn giới hạn những hoạt động của mình bên trong những ranh giới hành chính đã được lập ra từ hơn nửa thế kỷ trước đây. Những ranh giới hành chính cản trở xu thế tự nhiên trong hợp tác vùng và ngăn cản những ảnh hưởng lan tỏa của các xung lực thị trường từ các thành phố lớn. Thí dụ, Shenzen, Xiamen, Ningbo, Qingdao và Dalian đều trở thành những trung tâm kinh tế lớn dọc theo bờ biển. Hiện nay Shenzen đã trở thành một căn cứ quan trọng của Trung Quốc về công nghệ cao và R&D, một căn cứ hậu cần và trung tâm tài chính, với những chỉ số chính về GDP, GDP theo đầu người, khối lượng xuất khẩu, lượng hàng container và thu nhập đứng hàng đầu trong tất cả các thành phố của đất nước.  Xiamen bay giờ là trung tâm thương mại đầu mối trong quan hệ kinh tế xuyên eo biển (Đài Loan), trong khi đó Ningbo thì là một thành phố cảng vào hàng quan trọng nhất tại vùng châu thổ sông Dương Tử (YRD). Sau khi cầu qua vịnh Hanzhou được hoàn thành, vị thế kinh tế của Ningbo ở phía nam YRD sẽ được củng cố thêm. Còn Qingdao, nơi có một số doanh nghiệp mạnh của Trung Quốc đóng bản doanh, được xem là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất ở phía bắc YRD. Dalian được biết đến như một thành phố có nền kinh tế đô thị quan trọng tại vùng Đông Bắc Trung Quốc và là cửa ngõ của vùng Đông Bắcvới các bến cảng tuyệt vời hướng ra thế giới. Tuy nhiên, những tiềm năng rất lớn về thị trường của các thành phố kể trên chỉ được phát huy bó hẹp trong biên giới hành chính của chúng mà không lan la vùng xung quanh. Như vậy, rõ rang rằng những ranh giới hành chính đã hàn chế tiềm năng kinh tế của chúng. Đôi khi sự cạnh tranh hoang dã giữa các thành phố ven biển và thành phố thủ phủ địa phương đã xảy ra.

Để giải quyết các vấn đề như đã nêu ở trên, một số tỉnh ven biển đã cố gắng xây dựng song lập 2 trung tâm kinh tế trong cùng một tỉnh nhằm thỏa hiệp, cũng như ở cấp quốc gia, việc hình thành thành phố mới có quyền quy hoạch độc lập, hoặc thành phố cấp phó thủ phủ là biện pháp bất thường để thỏa hiệp sự cọ xát và cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phố. Tuy vậy, đó chỉ là giải pháp ngắn hạn và không thể giải quyết những vấn đề phát triển dài hạn hơn của các trung tâm kinh tế cấp vùng đó.

Do dãi ven biển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc, việc phá vỡ những ranh giới hành chính truyền thống được xem là lẽ tự nhiên để mở ra hành lang phát triển cho các vùng khác. Điều đó được phản ảnh trong cơ chế mở rộng ảnh hưởng của cực tăng trưởng đến các vùng kinh tế xung quanh chúng. có nghĩa là các vùng đô thị ven biển có đồng thời quyền lực hành chính trong địa giới hành chính của nó và năng lực điều phối về mặt kinh tế với những vùng lân cận. Cơ chế hành chính theo định hướng thị trường sẽ giảm chi phí hành chính và giải phóng sức lan tỏa kinh tế hết sức to lớn và điều đó chỉ có lợi cho thu nhập.

Bằng cách nào đó những cải cách tận gốc trong một giai đoạn nhất định sẽ gây ra những cọ xát thể chế ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên đó vẫn là phương hướng đúng để thực hiện cải cách theo định hướng thị trường ở quy mô quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển và tăng năng lực cạnh tranh quốc tế. Trên thực tế, đã có những thí dụ cho thấy rằng điều đó là cần thiết và hợp lý. Ví dụ, vào năm 1998, thành phố Chongqing được nâng từ một thành phố của tỉnh Sichuan thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Chính phủ. Năm năm đã trôi qua mà không có bất kỳ ảnh hưởng có hại nào đến phát triển kinh tế của Sichuan và cả hai đều tăng trưởng nhanh hơn nhờ sự hợp tác kinh tế chặt chẽ và Chongqing đã được xác lập như là trung tâm kinh tế đồng thời cho vùng thượng lưu của sông Dương Tử và cho vùng Tây Nam Trung Quốc.

Kinh nghiệm của Chongqing cho thấy rằng quyền lực hành chính và ảnh hưởng kinh tế của một thành phố lớn đối với vùng xung quanh là cần thiết và thực hiện được. Nếu trường hợp Chonqing được xem là một dự án pilot, thì bước tiếp theo sẽ là các thành phố ven biển dược phát triển một cách có tổ chức theo từng bước.

Trong quá trình đó, có một số điểm đáng được lưu ý.

1.       Cách tiếp cận từ từ từng bước cần được áp dụng nhằm đảm bảo ổn định. Một hoặc hai thành phố pilot sẽ được chọn thay vì áp dụng đại trà trên toàn vùng ven biển.

2.       Xác định ranh giới hành chính rõ ràng giửa thành phố và vùng ngoại vi để trung tâm đô thị có không gian hợp lý để phát triển.

3.       Như vậy, Chính phủ có trách nhiệm lập quy hoạch thành phố, tốt hơn cả là chúng được công nhận như thành phố cấp phó thủ phủ trước khi có đủ điều kiện chín mùi để trở thành trực thuộc Chính phủ.

4.       Cần giữ quan hệ hài hòa giữa các thành phố và các tỉnh mà chúng vẫn trực thuộc trong quy hoạch kinh tế cũng như với các thành phố có liên quan.

Có thể nói chắc rằng mô hình mới về quản lý hành chính đô thị tại dải ven biển Trung Quốc đã đánh dấu một thời kỳ mới của cải cách và mở cửa tại Trung Quốc, nó làm cho Trung quốc tham gia sâu hơn vào hội nhập và cạnh tranh kinh tế.

 2. Tích hợp theo chiều dọc

Hiện nay thuật ngữ cạnh tranh đô thị (urban competition) không chỉ phản ánh sự cạnh tranh giữa các thành phố mà còn giữa các vùng đô thị . Các thành phố trong một khu vực, nếu không hợp tác với nhau mà lại cạnh tranh không lành mạnh thì lợi ích riêng của chúng cũng như lợi ích tổng thể của vùng sẽ bị thiệt hại.

Sau 2 thập kỷ phát triển dải ven biển Trung Quốc, thì bây giờ việc phát triển phối hợp các thành phố trung tâm  được chú ý nhiều hơn. Hiện nay, Trung Quốc có 3 thành phố trung tâm chính của 3 chuỗi đô thị ven biển, đó là chuỗi đô thị ven vịnh Bo Hai, chuỗi đô thị châu thổ sông Yangtse và chuỗi đô thị châu thổ sông Pearl. Thực ra chỉ có 2 thành phố trung tâm thuộc 2 châu thổ là tồn tại thực sự, còn vùng đô thị Vịnh Bo Hai thì đúng ra chỉ là một sự quy tụ về mặt địa lý của một số nhóm thành phố ràng buộc với nhau về mặt kinh tế, nhưng không thực sự quan hệ khăng khít như các thành phố trong các chuỗi đô thị tại 2 vùng châu thổ. Nếu có một thành phố đáng được xem là trung tâm cho chuỗi đô thị ven vịnh Bo Hai, thì đó chính là Bắc Kinh..

Ba chuỗi đô thị ven biển khổng lồ thực sự tồn tại và có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế và được xem là động lực phát triển kinh tế của Trung Quốc

Sau đây là tóm tắt các định hướng chính của chúng:

Dải Bắc Kinh với đô thị trung tâm là Bắc Kinh, cùng với Thiên Tân ở lân cận tạo thành một trục phát triển, xung quanh đó quần tụ những thành phố khác như: Baoding, Cangzhou, Langfang, Tangsan va Quinghuangdao. Dố là nhóm đô thị lớn nhất ở phía Bắc Trung Quốc với tổng diện tích là 80.000 km2, dân số 40 triệu người và GDP 600 tỷ tệ.

Lợi thế lớn nhất của chuỗi đô thị đó là vị thế thủ đô của Bắc Kinh. Nó đương nhiên được hưởng vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục của quốc gia và của vùng Bắc Trung Quốc. Chuỗi đô thị này còn được kế thừa sự nổi danh của Bắc Kinh trên toàn cầu, mà không chuỗi nào khác có được.

Chuỗi đô thị châu thổ sông Yangtse có đô thị trung tâm là Thượng Hải, và được hình thành nên bởi sự quần tụ của các đô thị lân cận thuộc cùng châu thổ, trong đó có 2 thủ phủ cấp tỉnh là Nanjing và Hangzhou, còng lại là các thành phố Suzhou, Wuxi, Changchou, Zhenjiang, Nantong, Yangzhou thuộc tỉnh Jiangsu và Jiaxing, Huzhou, Ningbo, Shaoxing, Zhoushan thuộc tỉnh Zhejiang. Tổng diện tích là 100.000 km2 với dân số 72,4 triệu và GDP 1200 tỷ tệ.

Lợi thế lớn nhất của châu thổ này là vị thế địa lý và sự phồn thịnh lâu dài. Nó nằm ở vùng trung tâm của dãi ven biển Trung Quốc và đương nhiên được hưởng vị thế là trung tâm kinh tế của quốc gia. Từ lâu, vùng này dược biết tới bởi sự phồn vinh và sự phát triển hiện nay về công nghiệp và thương mại. Shanghai đã là trung tâm kinh tế của đất nước từ thập niên 1920.

Tại vùng ven biển phía nam của Trung Quốc có chuỗi đô thị châu thổ sông Pearl với thành phố trung tâm là Hồng Công. Chuỗi này được chia làm 2 phần : Hồng Công và Shenzen hợp thành một và Quảng Châu là phần còn lại. Chuỗi đô thị còn được hợp thành bởi các thành phố dọc theo cả hai bờ sông, đó là Dongguan, huizhou, Shanwei, Qingyuan, Foshan, Zhongshan, Jiangmen, Yangjiang, Zhuhai and Macao. Tổng diện tích là 43.000 km2, quy mô kinh tế là 2000 tỷ tệ.

Các lợi thế của chuỗi nà là được vận dụng cơ chế thị trường để phát triển kinh tế và Hồng Công với vị thế là trung tâm quốc tế về tài chính, thương mại, đống tàu, thông tin và du lịch.  

Ở Trung Quốc, ngoài 3 chuỗi đô thị nói trên, còn có 4 chuổi đô thị ven biển đang trong quá trình hình thành. Chúng bổ trợ cho 3 chuỗi đô thị lớn trong quá trình phát triển Trung Quốc.

1.       Chuỗi đô thi Liaoning ở mút phía bắc của vùng ven biển Trung Quốc, quần tụ xung quanh Shenyang, thủ phủ của tinh Liaoning và cùng với Dalian hợp thàng một trục. Các thành phố khác trong chuỗi là Yingkou, Zinchou, Panjin, Fushun, Tienling, Benxi, Liaoyang, Ấnnh và Dandong. Chuỗi đô thị này nằm giữa vịnh Bohai và vùng Đông Bắc Á. Với chiến lược hồi sinh của chính quyền Đông Bắc Trung Quốc, chuỗi mini này sẽ trở thành chuỗi đô thị ven biển thứ tư của Trung Quốc và là nòng cốt cho phát triển kinh tế tại vùng Đông Bắc Á.

2.       Chuỗi đô thị của bán đảo Shandong có vị trí ở giữa Chuổi Bắc Kinh và Thượng Hải, quần tụ xung quanh trục Quingdao – Jinan và được kết nối bởi 2 mạng đường sắt địa phương ở phía đông của tỉnh, các thành phố hợp thành gồm Yantai, Wheihai, Rizhao, Dongying, Weifang và Zibo.

Với tiềm năng và lực đẩy của tỉnh Shandong, chuỗi này có có cơ hội rất lớn để trở thành một trong những chuỗi đô thị lớn nhất của Trung Quốc.

3.       Chuỗi đô thị Fujian nằm dọc theo vùng ven biển giữa châu thổ sông Yangtse và châu thổ sông Pearl. Các thành phố địa phương quần tụ xung quanh trục Xiamen – Fuzhou là Zanzhou, Quanzhou và Putian.Nếu quan hệ kinh tế xuyên eo biển (eo Đài Loan) được mở rộng, thì chuỗi đô thị này sẽ thu hút thêm một số thành phố trên đảo Đài Loan đó là Taipei, Jilong, Xinzhu và Taichung. Nếu quan hệ kinh tế qua eo biển được hình thành hoàn chỉnh, thì chuỗi đô thị này sẽ có tầm quan trọng quốc tế và Taipei sẽ là trung tâm kinh tế. Nhưng do quan hệ qua eo biển còn bị hạn chế và do tình hình chính trị bất ổn ở Đài Loan, nên hiện nay viễn cảnh vừa nêu là chưa chắc chắn.

4.       Chuỗi đô thị ven biển vịnh Bắc Bộ (Tonkin Bay) ở mút phía nam của dãi ven biển Trung Quốc. Trong số 4 chuỗi bắt đầu phát triễn, thì đây là chuỗi nhỏ nhất. Chuỗi này có thành phố trung tâm là Beihai, với các thành phố quần tụ xung quanh trục Haikou – Nanning là Qinzhou và Fangcheng. Về mặt địa lý, chuỗi này ở cạnh Việt Nam và ASEAN và thích hợp để phát triển kinh tế quốc tế. Tuy vậy, do sự bột phát kiểu bong bóng xà phòng của thị trường bất động sản tại các tỉnh Quảng Tây và Hải Nam , nên về mặt kinh tế địa phương này bị thiếu nguồn nuôi dưỡng. Beihai chưa dủ mạnh để trở thành tâm phát triển và nền kinh tế tại cả hai thành phố Haikou và Nanning cùng còn hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có sự chuyển biến tốt về kinh tế tại địa phương này và nếu xung lực của nó được tiếp tục duy trì thì tình trạng yếu kém của vùng này sẽ được thay đổi.

Như vây, Trung Quốc có 3 chuỗi đô thị ven biển và bốn chuỗi khác bắt đầu phát triển. Dù khác nhau về mặt quy mô, chúng là thành lũy phát triển kinh tế của Trung Quốc và của các quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong phạm vi các chuỗi đô thị nói trên, quá trình tích hợp nội bộ đang được tiến hành nhằm đạt được hiệu quả và sự phân công lao động tốt hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh với bên ngoài.

  3. Tích hợp theo chiều ngang của các chuỗi đô thị dọc bờ biển.

Do các chuỗi đô thị này nằm dọc theo bờ biển, việc mở rộng quá trình tích hợp nội bộ trong từng chuỗi sang tích hợp các chuỗi với nhau là rất quan trọng đối với Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hóa.

Đây là thời đại biển mà phần lớn dân chúng thế giới tập trung dọc theo bờ biển; có vẻ như là phần lớn những thành phố quan trọng cũng tập trung ở đây. Các chuỗi thành phố ven biển của thế giới được hình thành bởi sự tích hợp các thành phố lân cận. Các chuỗi thành phố này có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Hiện tại trên thế giới có vài chuỗi thành phố như vậy.

Chuỗi ven bờ Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. kéo dài từ Boston đến Washington DC, bao gồm cả New York, Philadelphia, Baltimore và 40 thành phố khác. Đó là dãi ven biển dài 965km, diện tích 138.000 km2 với dân số 65 triệu người.

Chuỗi thành phố ven bờ tây nam Thái Bình Dươg của Hoa Kỳ trải dài từ San Fransisco tới San Diego bao gồm Oakland, San Jose, Las Vegas, Los Angeles and Long Beach. Và chỉ riêng chuỗi mặt trời tại riêng California thôi cũng đã có GDP lớn hơn phần lớn các nước khác, kể cả Trung Quốc.

Chuỗi thành phố ven bờ tây bắc Đại Tây Dương của châu Âu gồm một số vùng đô thị là Paris, Rhine-Rhor và Hà Lan – Bỉ. Các thành phố trung tâm là Paris, Amsterdam, Rotterdam, Hague, Antwerp, Brussels, Colon v.v.. và khoảng 40 thành phố khác. Tổng diện tích là 145.000 km2 với dân số là 46 triệu người.

Chuỗi thành phố ven bờ Thái Bình Dương của Nhật Bản bao gồm 3 vùng đô thị là Tokyo, Osaka và Nagoya có diện tích là 35.000 km2. dân số 70 triệu người. Đó là vùng có tầm quan trọng lớn nhất về mặt kinh tế của Nhật Bản.

Bảy chuỗi thành phố ven biển của Trung Quốc không thể sánh được với các chuỗi chính của thế giới như vừa nêu ở trên và chỉ có tầm quan trọng ở quy mô khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dọc theo 4000 km bờ biển của đất nước có hơn chục thành phố với dân số trên 1 triệu người và cả trăm thành phố nhỏ hơn. Đấy là tiềm năng mà chỉ có một nước duy nhất trên thế giới có được, đặc biệt nếu tính thêm cả tốc độ độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ trong cả 2 thập kỷ qua. Sự thần kỳ về kinh tế đó sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Một khi mà các thành phố của Trung Quốc còn chú ý đến việc tích hợp theo chiều ngang với các thành phố khác về mặt kinh tế, thế giới sẽ quan tâm đến sự tăng trưởng của Trung Quốc, đặc biệt đến sự thần kỳ được tạo nên bởi vùng ven biển Trung Quốc.

Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển quốc gia theo định hướng tích hợp quốc tế về mặt kinh tế là hợp lý.  

SONG DINH. 

Hoàng Xuân Nhuận dịch