Bài học vỡ bờ bao Cả Mũi

Để có thể giảm đỉnh lũ tại ĐBSCL, tôi tin rằng phải dựa vào sự lệch pha của thủy triều bờ biển Đông và Tây Nam Bộ. Dòng lũ sau khi vào đầy Biển Hồ thì tràn qua Việt Nam theo hướng Đồng Tháp Mười. Vì vậy nên sử dụng hồ Đồng Tháp Mười để điều tiết lũ cho phía Việt Nam.Khi nước lũ tràn đầy hồ Đồng Tháp Mười thì sẽ ra sông Tiền và sông Hậu chảy về hướng biển Đông lúc thủy triều bờ biển Đông rút. Còn khi thủy triều bờ biển Đông dâng thì lũ sẽ theo kênh ra sông Vàm Nao để đến bờ biển Rạch Giá đổ ra vịnh Thái Lan.Ở bờ biển Tây, vùng Rạch Giá là vùng thấp nhất vì có biên độ thủy triều cao hơn Hòn Đất và Hà Tiên nên chân triều thấp. Vì vậy nên đưa lũ về bắc Rạch Giá.
Mô hình giảm đỉnh lũ như sau :
-Sử dụng hồ Đồng Tháp Mười làm hồ điều tiết nước. Hồ dài 25 km rộng 5 km, sâu khoãng 8-10m. Hồ Đồng Tháp Mười không chỉ có ý nghĩa trong cắt đỉnh lũ mà còn giúp chống hạn vào mùa khô.
-Đào kênh từ hồ Đồng Tháp Mười ra sông Tiền có hướng kênh chảy thẵng ra gặp sông Vàm Nao.
-Đào kênh từ Vàm Nao ra bờ biển Rạch Giá.
Dự kiến tổng chiều dài hai kênh trên khoãng 80 km.

Tư tưởng trên được đưa ra từ năm 1996 nhưng không được nghiên cứu. Rất tiếc, các chuyên gia từ đất Bắc vào Nam Bộ mang theo tập quán canh tác Sông Hồng chứ không phải dựa vào thực tiển và lý thuyết để tìm giải pháp tối ưu.Vì vậy chiến lược “tất đất tất vàng” và tập quán đấp đê hàng năm được áp dụng.Vùng hồ Đồng Tháp Mười từng bước biến thành ruộng lúa và sự vỡ đê hôm nay là tất yếu.
Chúng ta đã có thực tiển về việc mở kênh thóat lũ từ kênh Vỉnh Tế đến Hòn Đất.Nhưng những con kênh này giúp làm thủy lợi cho An Giang tốt hơn là thoát lũ.Nguyên nhân vì các chuyên gia chúng ta đã thiếu hẵn kiến thức về “Hướng của dòng sông chạy ra biển”. Vì vậy các con kênh chảy về Hòn Đất rất khó ra biển mà phá lộ 80 chảy về hướng Rạch Giá.
Việc quy hoạch thoát lũ và khai thác hồ Đồng Tháp Mười sai nên hậu quả sẽ còn kéo dài. 

KS Doãn Mạnh Dũng