Báo cáo khoa học đề tài “Tài nguyên và Mô hình máy phát điện bằng dòng hải lưu ở miền Trung – Việt Nam”

Báo cáo khoa học đề tài “Tài nguyên và Mô hình máy phát điện bằng dòng hải lưu ở miền Trung – Việt Nam”

 

Dòng hải lưu có độ sâu, độ rộng, năng lượng tập trung ở tầng mặt- Giải pháp cần lấy toàn bộ năng lượng của khối nước trên.

 

Phương pháp trục turbine đứng mới có thể tích hợp năng lượng theo chiều sâu, chiều ngang toàn bộ dòng chảy.

 

Trong “Vật lý lý thuyết”, sức cản của vật rắn di chuyển trong chất lỏng hay chất khi là do sự xuất hiện dòng rối phía sau của vật rắn. Như hình 78.3 , dòng rối xuất hiện tại B. Để khử dòng rối, người ta sử dụng hình dáng vật rắn theo hình 78.4 như trên. Nhưng với vật rắn chuyển động trong nước thì vật hình trụ tròn chuyển động quay quanh trục hình trụ chính nó là chuyển động gặp ít sức cản nhất.

 

 

Mô hình trên tích hợp 7 buồng chuyển đổi năng lượng thành một mô-đun

 

ongs

Từ nguyên lý trên, mô hình “cánh quạt” là vành trống được đề xuất sử dụng ở đây.

 

 

Trống quay có độ rổng bên trong giữa hai lớp vành trống.Việc kết nối giữa vành trông với trục sao cho ít lực cản nhất.

 

 

 

Vì tính đối xứng của tiếp tuyến trên  đường tròn nên có thể tạo ra máy phát điện cho dòng triều lên và xuống tại một địa điểm. Tuy nhiên rotor và stator  cần có thiết kế sao cho với chiều quay khác nhau đều ra cùng một  dòng điện.có các yếu tố kỹ thuật như nhau. 

 

Trục Turbine có  thể tích hợp năng lương theo chiều sâu bằng cách  đưa sâu xuống nước để nhận năng lượng.

 

 

Để chống lực xoắn gây gảy, trục turbine có nguyên lý kết cấu như trục công-tơ-mét  của xe gắn máy

 

Để tích hợp năng lượng theo chiều ngang dòng chảy, việc kết hợp các buồng chuyển đổi năng lượng được gắn kết như mô hình trên.

 

Tính đối xứng của trống quay nên có thể ứng dụng cho khai thác dòng chảy thủy triều lên và xuống  qua một điểm

Xem mô hình bằng flash

Khi tàu di chuyển từ Bắc xuống nam thì tàu cần chạy sát bờ để tăng thêm tốc độ con tàu. Ngược lại khi tàu chạy từ Nam ra Bắc thì phải chạy xa bờ để tránh dòng nước ngược. Việc phát hiện dòng tầng đáy bằng thí nghiệm và phương pháp giải thích bằng cơ học lý thuyết để giúp hiểu được hiện tượng cùng chiều của dòng tầng mặt và tầng đáy. Tuy nhiên năng lượng tiếp nhận được chủ yếu từ dòng tầng mặt. Về Phương pháp chuyển đổi động năng dòng chảy tự nhiên thành cơ năng và từ cơ năng thành điện năng là việc cần tìm giải pháp tối ưu. Hiện nay trên thế giới đã làm nhiều điện hải lưu và điện thủy triều.

 

Hình trên là các loại cánh tiếp nhận động năng dòng chảy tự nhiên trên thế giới. Với các giải pháp hiện nay chỉ tiếp nhận động năng qua cách quạt, không tích hợp năng lượng theo độ sâu hay độ rộng của dòng chảy. Hơn nữa trọng lượng của chính cánh quạt đxa làm giảm hiệu năng của hệ quay.

 

Người Việt Nam đi sau nên cần có sự tiếp nhận và phát triển hơn để máy phát điện có hiệu quả cao hơn. Giải pháp kỹ thuật của Ks Doãn Mạnh Dũng có đề xuất phương pháp cánh nhận năng lượng theo mô hình “Trống quay” có độ rổng để khử trọng lượng của hệ quay trong nước, phải làm tường hướng dòng và buồng chuyển đối năng lượng. Hội Vật Lý Tp HCM hoan nghênh buổi báo cáo và sẵn sàng tham gia để phát triển ý tưởng. Hội Cầu Đường Cảng Tp HCM đề nghị nên khảo sát ngay nhà máy tại Đài Loan. GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn kết luận: -Đây là một báo cáo ban đầu nhưng quý bởi vì nêu lên một tài nguyên của đất nước mình. Đây là đề tài cấp Nhà nước. Không có ý kiến phản đối nhưng cần làm chi tiết,khoa học và chặc chẻ hơn để làm thủ tục với Nhà nước. Trao đổi sau Hội nghị : Sau hội nghị, Ông Cao Trọng Tùng, người thuyền trưởng thế hệ đầu tiên của Việt Nam, năm nay đã trên 80 tuổi trao đổi với tôi : “Tài nguyên” là thật, nay sử dụng cho mục tiêu để phát điện thì cần tìm ra giải pháp tối ưu để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Sau Hội nghị TS Trần Văn Bình – chuyên gia từ Cộng hòa Liên Bang Đức, đang làm- điện gió có hỏi tôi chi tiết về các việc đã làm để tìm kiếm nguồn tài trợ. Tôi thông báo : -Tôi đã tiến hành thí nghiệm bằng mô hình với một dòng nước phun ra từ máy bơm thì cho kết quả : hệ quay thực hiện tốt chức năng quay cân bằng cả hai chiều và tạo ra dòng điện nhỏ cho cả hai chiều quay. (Vì là mô hình nên cánh quạt chỉ có bán kính 20 cm và độ cao đón năng lượng của cánh quạt chỉ 4cm nên chúng ta chưa hình dung hết nguồn năng lượng tự nhiên với cách quạt có bán kính 150 cm và chiều cao tiếp nhận động năng đến 1000 cm.) TS Trần Văn Bình hỏi tôi : -Vì sau không công bố trong Hội nghị. Tôi cho rằng: -Với giới trí thức, chỉ cần công bố nguyên lý giải pháp là đã hiểu được kết quả tất yếu của nó rồi !

KS Doãn Mạnh Dũng.