Biến đổi khí hậu: Cần cái nhìn tỉnh táo – Phạm Quốc Quân

Biến đổi khí hậu: Cần cái nhìn tỉnh táo – Phạm Quốc Quân
 Một mặt điều này như được khích lệ bởi tâm lý và nhu cầu ngày một rõ đối với chất lượng môi trường sống đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của Phát triển hiện nay, mặt khác chính nó lại có thể gây ra nguy cơ làm giảm tốc độ Phát triển kinh tế, xã hội do phải chi phí không nhỏ cho cuộc “đấu tranh” với biến đổi khí hậu,mà về mặt khoa học chưa được nghiên cứu thấu đáo và khẳng định rõ rệt xu thế “ấm dần” lên của khí hậu toàn cầu nói chung.
Theo một số nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học CHLB Nga [1] có thể tiếp cận nghiên cứu vấn đề này từ góc độ đánh giá, so sánh dung tích môi trường của sinh quyển và phân tích các số liệu đo đạc, quan trắc nhiệt độ dẫn tới kết luận về hiện trạng ấm dần của khí hậu để từ đó nhìn thấy toàn cảnh cán cân năng lượng của các quá trình trao đổi và biến đổi khí hậu trước khi có nhận định và kết luận mang tính khoa học về bản chất sự vật, hiện tượng.
Thì ra sự cân bằng tự nhiên trong sinh quyển được đảm bảo bởi các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong suốt lịch sử, bởi quán tính của các quá trình đó và hoạt động kinh tế, nhân sinh của loài người không có khả năng thay đổi chúng. “Nhiễu nhương” của nhân loại là ở chỗ, dưới tác động của các hoạt động nhân sinh thì các quá trình trao đổi tự nhiên vốn diễn ra rất chậm trở thành diễn ra nhanh do sự phân bố không đồng đều các cơ sở sản xuất (nguồn thải) ở quy mô vùng lãnh thổ dẫn đến tăng cục bộ nhiệt độ vỏ trái đất và lớp không khí sát mặt đất. Điều này được các nhà khoa học nhận thấy và theo dõi trong một khoảng thời gian khống lớn gần đây.
Sự thay đổi khí hậu mang tính tuần hoàn và chu kỳ trong sinh quyển nói chung, phụ thuộc vào các dao động tự nhiên của độ ẩm, và chu kỳ hoạt động của cả hệ mặt trời nói chung, chứ không phải phụ thuộc vào sự thay đổi hiệu ứng nhà kính do lượng khí CO2 nào đó tích lũy bởi các hoạt động của con người. Thử hỏi, tới chu kỳ có sự lạnh dần của khí hậu thì để góp phần chống lại sự lạnh dần đó, chả nhẽ, chúng ta lại ra sức làm ấm bằng việc sử dụng các công nghệ xả nhiều khí nhà kính, trong đó bao gồm cả CO2 ?
Nếu không nghiên cứu phát hiện đúng bản chất vấn đề thì toàn bộ nỗ lực sau đó có thể kém, thậm chí không có hiệu quả. Chúng ta cũng không có cơ sở khẳng định là: nếu bỏ ra 5% hay 10% hay 40% giá trị GDP toàn cầu, thì “cuộc chiến” với biến đổi khí hậu sẽ thu được kết quả tương xứng.
Tất cả những bàn luận này phải được quan tâm thỏa đáng và trở thành đối tượng nghiên cứu tích hợp với thế giới và trở thành Chiến lược hành động của chúng ta. Điều này lại càng đáng chú ý khi nước ta còn lạc hậu, kém phát triển, lại không phải là “chủ thể” gây ra “biến đổi khí hậu”.
Phạm Quốc Quân
[1] Кокин А.В. Потеление климата: непонятая реальность.-Ростов-на-Дону: РТА, 2008г.
 
Thế nào là khí hậu ấm lên toàn cầu ? Phạm Quốc Quân 
Nhiều người cho rằng cái cần bàn là làm thế nào để ứng phó với “biến đổi khí hậu” trong khi chưa hẳn đã hiểu rạch ròi thế nào là “biến đổi khí hậu”. Bài tổng luận góp một cách nhìn nhận để từ đó có thể hiểu rõ hơn về “biến đổi khí hậu”.
Bài 1 :
Sự ấm lên toàn cầu là xu thế biến đổi các quá trình khí hậu liên quan tới sự gia tăng nhiệt độ của lớp khí quyển sát mặt đất.
Từ năm 1827 nhà vật lý người Pháp Jozef Fure đã giả định rằng khí quyển của trái đất có chức năng vỏ của nhà kính: Không khí cho nhiệt mặt trời đi qua còn kính thì không cho nhiệt đó khuyếch tán ngược trở lại vũ trụ.
Năm 1862 các nhà địa vật lý (Dj. Tindell và NGK) khẳng định rằng sự thay đổi nồng độ khí cacbonic và các khí nhà kính khác có thể thay đổi cán cân nhiệt của trái đất. Khi đó các số liệu này chỉ thuần túy mang tính lý thuyết, vì khả năng làm thay đổi thành phần khí quyển trái đất không được xem xét. Như vậy, vấn đề về khả năng thay đổi cán cân nhiệt của trái đất do tính chất của một số khí thành phần trong khí quyển lại được tấy lên sau hơn 100 năm.
Năm 1985 Hội nghị của cơ quan khí tượng quốc tế tại thành phố Phill (Áo) đã đưa vấn đề về khả năng gia tăng hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người và rằng, kết quả có thể sẽ dẫn tới ấm lên toàn cầu của khí hậu.
Cơ sở của các số liệu về biến đổi khí hậu dựa vào kết quả đo nhiệt độ trong lớp khí quyển sát mặt đất, nhiệt độ bề mặt đại dương, theo dõi vùng từ các vệ tinh và dựa vào các mô hình quá trình khí hậu trên trái đất sử dụng kỹ thuật máy tính.
Sau 20-50 năm do nhịp độ phát triển kinh tế thế giới gia tăng làm cho lượng nhiên liệu hydrocacbon tiêu thụ cũng gia tăng mạnh mẽ, một số nhà khoa học đã gán nguyên nhân gây khí hậu ấm dần là do hoạt động nhân sinh của con người.
Tài liệu phân tích các quan trắc về biến đổi khí hậu viện dẫn trong báo cáo thứ tư Ủy Ban biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel of Climate Change, IPCC)
năm 2007 nói rằng: Các chuyên gia tin chắc rằng hoạt động của con người ảnh hưởng tới khí hậu [7]. Quy mô biến đổi khí hậu sau đây sẽ phụ thuộc vào việc các chính phủ ra những quyết định ứng phó như thế nào về việc cắt giảm phát thải khí nhà kính. Tức các chuyên gia của IPCC (nhiệm kỳ 2001-2007) đã khẳng định rằng nguyên nhân làm khí hậu ấm dần không chỉ do hoạt động của con người mà liên quan tới nó còn do hiệu ứng nhà kính, mà chủ yếu là hiệu ứng nhà
kính của phần phát thải khí cacbonic.
Hoạt động nhân sinh của con người có ảnh hưởng tới chất lượng môi trường xung quanh – điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Điều đáng ngờ là ảnh hưởng
đó lớn tới mức nào và liệu nó có thể gây ra ảnh hưởng quy mô toàn cầu hay không?
Ta thử xem các chuyên gia của IPCC đưa ra những luận điểm nào.
1. Sau 10 năm nồng độ khí cacbonic tăng nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đó, tính từ 1950 (vì cũng từ 1950 bắt đầu có sự quan trắc trạng thái khí hậu một cách có hệ thống [8]).
2. Nồng độ khí cacbonic hiện nay lớn hơn thời kỳ tiền công nghiệp hóa khoảng 35% (nhưng nồng độ cacbonic thời kỳ tiền công nghiệp hóa là bao nhiêu thì không nêu rõ).
3.Mức nồng độ khí metan (cũng có hiệu ứng nhà kính) vượt mức trước công nghiệp hóa là 2,5 lần (làm như thể người ta khai thác khí metan ra chỉ để thải vào khí quyển và gây ra hiệu ứng nhà kính).
Thực ra thì: khi đốt, một phân tử metan thải ra một phân tử CO2. Quá trình này tốn 2 phân tử oxy tự do và thải ra hai phân tử nước. Tức là, lượng khí cacbonic tỏa ra trong quá trình cháy phải lớn hơn rất nhiều so với cái gọi là tăng thêm 35%. Thực tế thì lượng khí cacbonic đo được trong khí quyển nhỏ hơn rất nhiều.
Điều này do cơ chế ràng buộc giữa khí CO2 với biển và quá trình quang hóa.
4. Hàm lượng nitơ tăng quãng 20%
5. Bằng chứng cho nguồn gốc nhân sinh của khí CO2 là trên nửa bắc bán cầu nhiều hơn nửa nam bán cầu do ở đó nhiều cơ sở công nghiệp và năng lượng hơn.
Thực ra thì: vấn đề này còn gây nghi ngờ vì khí cacbonic không phải là bụi hay tro. Nó có thể dễ dàng khuyếch tán trong khí quyển và không thể lơ lửng mãi trên các nhà máy công nghiệp.
6. Phân tích thành phần cacbon có vẻ minh chứng rằng cacbon trong khí quyển có nguồn gốc từ quặng.
Thực ra thì: tính toán cán cân theo số liệu về khối lượng khác nhau rất phức tạp và khó khăn, còn do quá trình cháy tự nhiên các vỉa than, tỏa khí từ các mỏ dầu và khí, từ các điểm động đất và nham thạch phun trào v.v.
7. Nguồn khí nhà kính có thể còn từ sản xuất nông nghiệp nữa: metan, oxy hóa khí nitơ.
Thực ra thì: độ tin cậy của các số liệu này rất khó xác định, vì trong quá trình phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ cũng sinh ra các loại khí này mà cán cân vật chất đối với chúng rất khó xác định và không được thực hiện.
Các tác giả IPCC cũng thấy tồn tại các nguồn tự nhiên phát thải khí nhà kính.
Ngược lại, bụi dạng sol khí do hoạt động nhân sinh gây ra lạicó hiệu ứng ngược lại hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho nhiệt độ lớp không khí sát mặt đất giảm xuống. Các tác giả báo cáo IPCC cho rằng phát thải khí nhà kính do hoạt động nhân sinh lớn hơn cỡ 10 lần so với phát thải do tự nhiên. Tuy vậy, bằng chứng cho kết luận đó lại không có. Bụi và sol khí ở các vùng công nghiệp sinh ra hấp thụ bức xạ mặt trời và phải làm cho không khí lạnh đi.
Khí hậu ấm dần là dựa vào các bằng chứng sau:
1. 11 năm cuối theo các chuyên gia IPCC (2001-2007) là những năm ấm
nhất;
Thực ra thì: giai đoạn này trùng với giai đoạn hoạt động tích cực nhất của mặt trời.
2. Bằng chứng về nhiệt độ toàn cầu, mực nước biển, vùng tuyết phủ ở cực Bắc;
Thực ra thì: không thể nói về sự biến đổi toàn cầu ở các phần bề mặt khác nhau, có những đặc trưng khí hậu và điều kiện tự nhiên khác nhau và đưa chúng về một mẫu số chung;
3. Sự ấm lên từ 1906 đến 2005 thấy được trong khoảng 0,6±0,2 oC. Có nghĩa là khoảng tin cậy chiếm hơn 33% giá trị gia tăng trung bình của nhiệt độ;
4. Do sự ấm lên mạnh mẽ từ 1906 đến 2005 mà không hiểu từ đâu, người ta lại chính xác hóa nhiệt độ toàn cầu sau 100 năm là 7,4±2,4 oC (?);
Thực ra thì sao: Ngay ở đây có vấn đề. Khoảng tin cậy còn cỡ 32%, khi nhiệt độ tăng thì khoảng tin cậy cũng phải tăng, vậy mà ở đây lại giảm. Do tác giả báo cáo mặc nhiên thừa nhận nguyên nhân khí hậu ấm dần là do hoạt động nhân sinh nên, sau 100 năm phát thải không thể giữ nguyên mà phải tăng lên và làm cho giao động xung quanh giá trị nhiệt độ trung bình cũng phải lớn hơn. Thế thì từ 1956 đến 2005 nhiệt độ toàn cầu tại sao lại chỉ là 0,65±0,15 oC. Mà nếu vậy thì
lại có nghịch lý nữa là giữa thế kỷ, khi mà hoạt động sản xuất sau Thế chiến thứ hai tăng lên một cách nhảy vọt thì tại sao khí hậu lại lạnh đi so với thời điểm đầu và cuối giai đoạn đánh giá là năm 1906 và năm 2005? Mà khoảng tin cậy lúc này giảm còn 23%.
5. Kể đếm đến các thành phần ảnh hưởng tới khí hậu (mặc dù không thể kể đếm hết được!) như đầm lầy, băng, biển, khí quyển v.v.
Thực ra thì: Không thể kể đếm đơn giản thế được, vì không thể so sánh những đối tượng khác nhau về chất, khác nhau về bản chất tự nhiên cũng như lịch sử phát triển.
6. Diện tích vùng tuyết phủ giảm;
7. Phát hiện ra nhiệt độ lớp bề mặt biển tăng lên so với lớp nước sâu.
Thực ra thì: Điều này là hiển nhiên không phụ thuộc vào con người. Tác giả báo cáo không hiểu sao lại quên rằng nước cũng dẫn nhiệt và sẽ nhanh chóng cân bằng nhiệt độ giữa các lớp nước trong điều kiện có sóng. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu khí hậu ấm dần cũng quên mất rằng sự “tan băng” sẽ làm cho nước lạnh đi mới phải. Băng có trong nước sẽ góp phần giữ cho nhiệt độ nước trung bình không đổi, vì băng tan là quá trình lấy nhiệt để chuyển pha băng-nước.
8. Sự gia tăng mực nước biển (quan trắc từ vệ tinh) từ năm 1993 đến 2003 đo được vào khoảng 3,1±0,7 mm/năm.
Thực ra thì: sử dụng hệ thống vệ tinh để đo nhiệt độ mặt đất và khí quyển không phải lúc nào cũng khớp với số đo bằng các dụng cụ khác trên mặt đất. Vậy phải có những sử lý phù hợp, đôi khi không làm được điều này chỉ vì các dụng cụ đo đếm có sai số khác nhau và không thể xác định được đo bằng hệ thống nào chính xác hơn hệ thống nào.
9. Diện tích băng trên biển Artic giảm từ 1978 đến nay là 7,4±2,4 %;
10. Sự gia tăng độ ẩm (mà hiệu ứng nhà kính do hơi nước gây ra lại lớn hơn
hiệu ứng của CO2 nhiều !) v.v.;
11. Số liệu mô hình hóa khí hậu có kể đếm nhiều thông số của các quá trình diễn ra trong khí quyển.
Thực ra thì: việc mô tả mô hình đều định tính và gần đúng vì sử dụng các phương trình đơn giản, không kể đếm được tổ hợp các quá trình trao đổi diễn ra trong khí quyển.
Như vậy, những bằng chứng kể trên về quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu do hậu quả của các hoạt động nhân sinh chưa giải đáp được câu hỏi về vai trò ảnh hưởng của con người so với các yếu tố tự nhiên. Những minh chứng của các chuyên gia IPCC về biến đổi nhiệt độ mô hình khí hậu không phản ánh đầy đủ xu thế quan trắc hoặc đo đạc được, mà thiên vị yếu tố nào trong mô hình là câu truyện của lập trình [9]. Đưa cái gì vào thì ắt sẽ nhận được cái đó. Tuy nhiên, tác
giả mô hình hóa khí hậu đi đến kết luận đã biết là: sự ấm lên ở lục địa rõ hơn ở ngoài biển. Điều này giải thích hiệu ứng lớn về nhiệt dung và quán tính nhiệt của biển, có tác dụng “nuốt” hết những cái gọi là “biến đổi nhiệt độ”. Đây chính là điều mà đáng ra các nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu phải lưu ý tới. Tiếc thay, người ta lại đưa ra kết luận phi lý là dự trữ năng lượng của trái đất đã không còn cân bằng nữa. Nhiệt độ trên biển và trên đất liền bao giờ cũng khác nhau, có thế mới có khí hậu lục địa và khí hậu biển (!). Điều này học trò phổ thông cũng biết. Còn muốn kết luận về khí hậu ấm dần vùng nhiệt đới và lạnh dần vùng hàn đới thì phải để cho các nhà thực nghiệm hiểu rằng tồn tại cán cân nhiệt độ. Chẳng hạn, trên độ cao 10-11 km nhiệt độ không khí là hằng số và vào cỡ – 50 oC.
Trong báo cáo IPCC 2001 xác xuất ảnh hưởng của yếu tố nhân sinh được đánh giá gần 66%. Xác xuất này cũng gần ở mức “có thể có, cũng có thể không”.
Ngay gần đây, vào năm 2007, xác xuất xảy ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan được các nhà chính trị đánh giá là tới 90%, thế nhưng may thay,chẳng có xung đột nào xảy ra cả. Về thống kê cũng vậy. Do trong những trường hợp tương tự, để có thể nói trước sự kiện thì phải có xác xuất cỡ 99% (vì không tính được hết các yếu tố chủ quan). Ví dụ, xác xuất sinh ra sự sống trong vũ trụ được đánh giá là 1*10-99. Thế nhưng sự sống lại xuất hiện không phải đâu xa trong vũ trụ, mà ngay trên trái đất.
Trong năm 2007 xác xuất ảnh hưởng của yếu tố nhân sinh tới khí hậu ấm dần được các chuyên gia IPCC đánh giá khoảng 90%, và “rất có khả năng”. Điều này cũng chẳng nói lên gì cả. Giữa “ngọt và rất ngọt” cũng chỉ là sự phân biệt chủ quan. Việc đánh giá xác xuất ảnh hưởng này rất đáng ngờ vì nếu chi tiền, người ta sẽ nhận được những điều muốn thấy làm thực tiễn khách quan.
Một thực tế khác là khi trên sao Hỏa người ta không phát hiện được dấu hiệu của đá vôi (xác nhận mối liên quan giữa CO2 với nước, mặc dù khí quyển bao quanh sao Hỏa tới 96% là khí CO2) thì các nhà địa chất Mỹ [10] nghiên cứu số liệu đem về từ sao Hỏa cho rằng chỉ còn cách giải thích là nghĩ ra kịch bản mới cho hiệu ứng nhà kính trên hành tinh này thì mới có thể giải thích được tại sao không còn dấu hiệu gì của nước (hay là trước đây trên sao Hỏa đã có nước
nhưng nay không còn). Và thế là khí gây hiệu ứng nhà kính trên sao Hỏa không phải là CO2 mà là khí lưu huỳnh !. Họ quên mất rằng hiệu ứng nhà kính của khí CO2 gây ra trên trái đất đã được công nhận và trên sao Hỏa lại không gây ra hiệu ứng nhà kính, vì trên sao Hỏa rất lạnh. Ngay cả khi giả định rằng khí CO2 trên sao Hỏa cũng gây hiệu ứng nhà kính như trên trái đất, thì các tính toán đơn giản (ở điều kiện áp suất khí quyển sao Hỏa nhỏ hơn trên trái đất 100 lần) cũng cho
thấy nhiệt độ trung bình vùng bằng phẳng của sao Hỏa phải đâu đấy cỡ +2,1 oC.
Thực tiễn thì trên sao Hỏa, ngay ở vùng xích đạo cũng là nhiệt độ âm. Nói cách khác, thực tiễn trên sao Hỏa là khí CO2 không gây hiệu ứng nhà kính. Vậy sao trên trái đất các nhà nghiên cứu khí hậu ấm dần không để ý gì đến thực tiễn trên sao Hỏa mà cứ gán bằng được hiệu ứng nhà kính cho khí CO2 ?.
Về vấn đề này cũng có những quan điểm khác. Chẳng hạn, một nhóm thẩm định Mỹ (mặc dù đã có tuyên bố của các nhà chuyên môn Liên Hiệp Quốc và nhóm liên chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC) vẫn cho rằng sự ấm dần toàn cầu là hiện tượng tự nhiên [11]. Theo ý kiến của họ, phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt nhiên liệu là không đáng kể và không ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu. Họ đã công bố các quan trắc của mình trên tạp chí quốc tế 
về khí hậu học do Hiệp hội các nhà khí tượng học Anh xuất bản. Nghiên cứu các số liệu từ vệ tinh và số liệu từ các nguồn độc lập, các tác giả đi đến kết luận rằng, hiện tượng ấm dần của khí hậu toàn cầu – là một phần của chu kỳ tự nhiên biến đổi khí hậu trên hành tinh, chu kỳ này được ghi nhận qua nghiên cứu băng ở biển Antarktid, trầm tích nước sâu và các thạch nhu dưới. Nguyên nhân sinh ra các chu kỳ biến đổi khí hậu này chưa rõ, và trước mắt mới thấy chúng có quan hệ với các giao động của gió mặt trời và sự thay đổi từ trường của trái đất vì những yếu tố này tạo nên độ mây và ngăn cản các tia nắng mặt trời đến bề mặt trái đất.
Theo nhận xét của các nhà khoa học tại Chi nhánh Siberi viện Hàn lâm Khoa học Nga, các đám cháy tại châu Âu, Caliphornia và tại rừng Siberi cũng tỏa ra lượng khí CO2 rất lớn nhưng các nhà nghiên cứu không chứng minh rằng chúng cũng ảnh hưởng tới khí hậu ấm dần. Họ cũng cho rằng khoa học ngày nay chưa chứng minh được quan hệ giữa sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển với sự ấm dần của khí hậu. Như vậy, bản thân ý nghĩ tuân thủ hiệp ước Kyoto đã bị nghi ngại.
Con người đã từ lâu cứ tiếp nhận các quá trình tự nhiên là cái gì đó cho sẵn và không đổi cho tới khi có những tìm tòi, nghiên cứu khoa học cho phép họ nhìn sâu vào quá khứ lịch sử các kỷ nguyên địa chất. Chính địa chất trên cơ sở nghiên cứu các địa tầng vỏ trái đất đã cho phép đọc lịch sử của trái đất mà khi biết ra con người mới thấy lịch sử này đã rất lâu dài và biến động không chỉ là thay đổi bộ mặt trái đất, mà còn thay đổi các quá trình khí hậu và cuốn theo chúng là các dạng tồn tại của sự sống trên hành tinh. Khí hậu ấm và lạnh thay đổi luân phiên,còn biển cả thì khi lùi xa, khi lại tấn công đất liền. Tất cả những biến đổi này không phải là mang tính đột nhiên, bất ngờ, không phải là mang tính thảm họa,ngoài sự hoạt động bất ngờ của núi lửa và động đất – hậu quả của quá trình giải tỏa ứng lực trong các lớp địa tầng do chuyển dịch vật chất sâu trong lòng đất.
Hiện tượng khí hậu được cân bằng bởi quá trình trao đổi trong hệ thống: Mặt trời – biển – khí quyển – lục địa – trường nhiệt của trái đất và luôn luôn có trạng thái thay đổi theo quy luật phụ thuộc cùng lúc nhiều biến số. Tuy vậy, yếu tố quan trọng ổn định khí hậu vẫn là sự sống. Nảy sinh từ dạng thức tiền thân của mình, sự sống đã trở thành nhân tố điều chỉnh quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng trong sinh quyển, tự điều chỉnh và bền vững trong quá trình tồn tại
và phát triển đã gần 3,5 tỷ năm, khi trái đất có khả năng giữ nước ở trạng thái lỏng. Chính môi trường nước đã thực hiện quá trình trao đổi sinh-hóa dẫn đến nảy sinh cơ thể sống.V. I. Vernadsky – một trong số những nhà sáng lập ra học thuyết về sinh quyển đã chỉ ra sự cân bằng trong quá trình trao đổi trên trái đất. Ông nhấn mạnh rằng, sự bền vững giới hạn và khả năng của sinh quyển vượt qua được bất kỳ tác động nhiễu loạn nào (nhiễu loạn nguồn gốc tự nhiên hay nguồn gốc nhân sinh). Các nguồn khí cacbon trong khí quyển liên quan tới sự phun trào núi lửa, hỏa hoạn, hô hấp của động vật và thực vật. Phát thải và ràng buộc tỷ lệ oxy trong khí quyển được cân bằng bởi quá trình quang hóa và quá trình phân hủy chất hữu cơ do sự sống sinh ra. Sự dư thừa khí cacbonic làm gia tăng quang hóa. Còn sự suy giảm quang hóa ở chỗ này sẽ được bù đắp ở chỗ khác.
Tài liệu tham khảo
1. Cohen A. Margaret Mead in cyberspace // Time, september 18, 2000. P.
46
2. Кокин А.В. Потепление климата: непонятая реальность.-Ростов-на-
Дону:РТА,2008. 22с.
3. Ершов Э.Д. Эволюция мерзлых толщ в истории Земли. //Соровский
образовательный журнал,№1,1996, с. 74-
4. http://www.gazeta.ru/science/2008/01/14_a_2553344.shtml
5. Чижевский А.Л. Земное эхо солнечных бурь.- М: Мысль, 1976.
6. Диоксид углерода (СО2), метан (СН4), закись азота (NO2),
гидрофторуглероды, перфторуглероды, гексафторид серы (SF4).
7. У.Коллинз, Р. Колмен, Ф. Моут, М.Мэннинг, Д.Хейвуд. Изменение
климата: опасность растет //В мире науки, №11, 2007. С. 68-75.
8. По мнению самих авторов доклада IPCC, с 1850 г стали появляться
заслуживающие доверие отчеты по измерению приземной
температуры атмосферного воздуха. Хотя и школьнику понятно, что
150 лет назад техника измерения была другой, менее точной, а
колебания от потепления к похолоданию значительными.
9. У.Коллинз, Р. Колмен, Ф. Моут, М.Мэннинг, Д.Хейвуд. Изменение
климата: опасность растет //В мире науки, №11, 2007. С. 68-75.
10. gazeta.ru http://www.gazeta.ru/science/2007/12/25_a_2471213.shtml
11. http://www.inauka.ru/false/article32643.html
12. Кокин А.В. Потепление климата: непонятая реальность.-Ростов-на-
Дону:РТА,2008.
13. http://www.ecolife.org.ua/data/sdata/sd4-32.php.
14. Океан и атмосфера.-Л.:Гидрометеоиздат, 1983.
15. Температура поверхности Земли достигла максимума за последние
400 лет. Michael Kanellos, CNET News.com
16. Океан и атмосфера.-Л.:Гидрометеоиздат, 1983
17. Глобальное потепление и озоновые дыры – наукообразные 079 змифы.
А. П. Капиц, “Вестник”
18. Бондаренко А.Л. Эль-Ниньо – Ла-Нинья: механизмы формирования //
Природа №5,2006. (=24)
19. Д.Биэло. Вулкан – климатическая лаборатория. //В мире науки,
№2,2007. с. 11.
20. Иноземцев В. Кризис Киотских соглашений и проблема глобального
потепления климата__
Bài 2 : 
Thế nào là biến đổi khí hậu ấm dần 
Thực tiễn cho thấy:
Nhiều người trong chúng ta sẵn sàng tin vào những gì được truyền bá về quy mô “hiệu ứng nhà kính” của khí CO2;
Nhiều người trong chúng ta cũng không biết rằng mô hình “hiệu ứng nhà kính” của CO2 “lại chỉ đúng” trên trái đất mà lại không đúng đối với hành tinh khác trong hệ mặt trời (!);
Nhiều người trong chúng ta đinh ninh rằng biến đổi khí hậu ấm dần toàn cầu chỉ có hại mà thôi;
Và nhiều người trong chúng ta không có khả năng nghi ngờ tính xác thực của những kết luận được tuyên truyền về biến đổi khí hậu toàn cầu. Lại càng không thể hiểu được mặt trái của các quá trình tuyên truyền đó;
Thế nào là biến đổi khí hậu ấm lên toàn cầu – bài 2 – Là một phần nghiên cứu tổng quan của tôi về biến đổi khí hậu trong 2008 – khi tôi là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập. Đăng tải phần này tôi chỉ có ý định chia sẻ phần nào về những thực tiễn nêu trên.
Sai lầm ở quy mô quốc tế ?!
Thông báo của Ủy Ban giải thưởng Nobel tặng giải thưởng Hòa Bình cho cựu phó tổng
thống Mỹ Al Gor và cho nhóm các chuyên gia LHQ vì “những nỗ lực tạo ra và truyền bá
kiến thức về biến đổi khí hậu do con người” và xây dựng các giải pháp “cần thiết để chống
lại sự thay đổi đó” gây ra những phản ứng trái chiều, khác nhau trong giới khoa học.
Trong tuyên bố của Ủy ban giải thưởng Nobel đã nhấn mạnh rằng: “thay đổi khí hậu đe dọa
hoạt động sống của phần lớn nhân loại”. Những khẳng định kiểu này rất đáng ngờ cho dù
chỉ với lý do là chúng ta không hoàn toàn hiểu rõ chính những nguyên nhân chuyển hóa
nhiệt trong sinh quyển, mà chúng ta mới chỉ nhận thấy thực tế khí hậu có thay đổi. Hơn nữa,
Ủy ban xét giải thưởng Nobel không có năng lực để kết thúc một cách rạch ròi những tranh
luận về vấn đề này.
Để giải đáp câu hỏi về nguyên nhân khí hậu ấm dần cần phải cho thấy cụ thể rằng trong khoảng thời gian nào đó các quá trình khí hậu được quan trắc liên tục và phát hiện được sự gia tăng liên tục, bền vững của nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất (nhiệt độ toàn cầu), cũng như nhiệt độ trung bình của lớp không khí sát mặt đất sau khi loại bỏ mọi sai số của các phép đo. Tuy vậy, cũng chưa thể biết được giới hạn mà từ đó được coi là không thể đảo ngược được xu thế ấm lên của khí hậu toàn cầu, vì tồn tại nhiều giá trị nhiệt độ đối với độ lệch thống kê mà việc đánh giá nhiệt độ bề mặt trái đất và lớp khí quyển sát mặt đất phải tuân thủ. Chúng ta cũng không thể đánh giá độ lệch này bởi vì trong lịch sử quan trắc các quá trình khí tượng, chúng ta đã sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện đo đạc khác nhau để đo nhiệt độ với những sai số khác nhau. Các đánh giá nhiệt độ bề mặt trái đất trước đây không chuẩn bằng hiện nay và không thể coi là thước đo so sánh.
Sự ấm dần quan trắc được không những không mở ra được nguyên nhân mà còn không làm
rõ được bản chất của hiện tượng [12]. Từ những số liệu quan trắc được này, nảy sinh các câu hỏi: Liệu đây chỉ là sự ấm dần nhất thời hay đã là xu thế biến đổi rõ rệt, chắc chắn,không thể đảo ngược được?. Liệu sự ấm dần này chỉ có hậu quả xấu?. Ở đây, tranh luận giữa các nhà khoa học còn chưa ngã ngũ, huống chi ai đã chắc chắn nhân loại phải làm gì!?
Một số thì khẳng định rằng nguyên nhân chính làm khí hậu biến đổi ấm dần là do các hoạt
động nhân sinh của con người, và vì thế bằng mọi cách họ tìm cơ chế quản lý nhằm tối thiểu
hóa tác động ảnh hưởng này đối với cấu trúc và chức năng của sinh quyển và các hiện tượng
trao đổi diễn ra trong đó. Chính ở đây, cho đến nay người ta vẫn chưa đưa ra được những đánh giá định lượng, tin cậy về mức độ ảnh hưởng của hoạt động nhân sinh tới cán cân năng lượng của sinh quyển. Thế năng năng lượng của sinh quyển cũng chưa được đánh giá, xác định. Sự ấm dần liên quan tới hiệu ứng nhà kính do gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển trước hết là khí CO2. Thế nhưng, cần thấy rằng trong quy mô ảnh hưởng của khí nhà kính lên quá trình tăng nhiệt độ không khí, khí CO2 không có vai trò chính, (xem bảng 5).
Từ bảng 5 ta thấy ảnh hưởng nhiệt độ lớn nhất đối với miền nhiệt độ dương trên mặt đất là do quá trình thay đổi tự nhiên của độ ẩm (lượng hơi nước) trong khí quyển do trao đổi bay hơi và ngưng tụ tự nhiên. Vai trò chủ đạo ở đây là biển [14]. Như các nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, phần hoạt động nhân sinh của con người trong quá trình trao đổi nhiệt-chất ở lớp không khí sát mặt đất không đáng kể gì so với khối lượng nhiệt-chất trao đổi ở biển [15].
 
Bảng 5
Ảnh hưởng của tất cả các loại khí nhà kính trong khí quyển trái đất chỉ chiếm 37,8% sự gia
tăng nhiệt độ mặt đất, ảnh hưởng của khí cacbonic thì chỉ chiếm dưới 21,8%. Hơi nước có
khả năng ảnh hưởng tới 62,0% sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất. Cũng cần nói rằng ảnh
hưởng của độ ẩm đến nhiệt độ không khí thì con người đã biết từ lâu, khi còn chưa có ngành
khí tượng và chưa biết đo độ ẩm ra sao. Con người cũng biết rằng độ ẩm là một trong những
yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới cân bằng: mưa – nhiệt độ. Bay hơi nước làm giảm
nhiệt độ bề mặt, còn mây tạo thành do nước bay hơi sẽ phản xạ tia nắng mặt trời, bảo vệ trái
đất. Như vậy, hình thành sự cân bằng nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, quá trình trao đổi này
có quán tính lớn và sự hình thành cân bằng này cần thời gian để khắc phục những yếu tố
gây nhiễu loạn.
Các chuyên gia về khí hậu cố xây dựng cơ sở của sự gia tăng nhiệt độ trái đất là do hiệu ứng
nhà kính của các khí thải từ các hoạt động nhân sinh gây ra, họ nêu ra con số 0,18 oC/năm.
3Viện dẫn các số liệu khác để cho thấy rằng trong 100 năm vừa qua, nhiệt độ bề mặt trái đất
đã tăng khoảng 0,5 oC [16]. Theo số liệu của Tổ chức khí tượng thế giới nhiệt độ trung bình
trên mặt đất trong năm 2007 đã tăng 0,42 oC. Cụ thể là phía bắc bán cầu tăng 0,58 oC, còn
phía nam bán cầu là 0,26 0C. Trong tài liệu đó còn nêu rằng, trong thế kỷ 20, nhiệt độ trên
trái đất đã tăng 0,7 độ và quá trình này được gia tăng từ năm 1976. Có nghĩa là ngay việc
xác định xu thế ấm dần cũng rất mâu thuẫn và khác nhau. Thực chất thì nhiệt độ trung bình
sát mặt đất có thể xác định với sai số 0,5 oC ÷ 1,0 oC [17] và chúng ta có thể bình luận rằng
những giá trị nhiệt độ đo đạc đã nêu nằm trong khoảng sai số của các phương tiện kỹ thuật
với những giao động lớn kéo dài trong không gian và thời gian. Hơn nữa, những đo đạc này
không tuyến tính để có thể ngoại suy về thời gian, bản thân hệ thống khí hậu lại rất phức tạp
và có rất nhiều thông số phụ thuộc nên không thể có sự đồng đều và đo đạc đồng thời ở
nhiều điểm trên trái đất. Nhưng nguy hiểm nhất là không xem xét giá trị trung bình của
nhiệt độ toàn cầu mà lại xem xét sự gia tăng biên độ giao động xung quanh giá trị nhiệt độ
trung bình làm cho chỗ nào đó trên mặt đất thì nóng lên, chỗ nào đó lại lạnh đi. Điều này có
thể do chính sự phân bố không đồng đều các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các trung tâm sản xuất
sử dụng tài nguyên và phát thải khí nhà kính vào khí quyển gây ra. Tự bề mặt trái đất nhìn
từ vũ trụ cũng giống như một cấu trúc rỗng, không đồng đều với những xung nhiệt rối loạn
trên nền phông nhiệt tự nhiên được hình thành bởi quá trình trao đổi nhiệt – chất trong lớp
không khí sát mặt đất diễn ra nhiều thế kỷ.
Sự gia tăng nhiệt độ trung bình thường được đưa ra trên cơ sở đo đạc tuyến tính trong khu
vực địa dị thường nhiệt độ trung bình hàng năm trên mặt đất, biển và kết hợp giữa chúng
(đất+biển), và như vậy thì không thể đúng với xu hướng thực sự của biến đổi do rất nhiều
biến số gây nên. Mọi loại sai số hệ thống trong đo đạc nhiệt độ giao động từ 3% đến 15%
lượng mưa và hơn 20% lượng tuyết. Những số liệu đo đạc nhiệt độ trên biển chủ yếu lấy từ
các tàu chạy theo tuyến. Những đo đạc nhiệt độ này cũng không được coi là chính xác do
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ của con tàu (nhất là trong điều kiện ban ngày) đến nhiệt độ môi
trường xung quanh tàu. Thực nghiệm đơn giản với những biến đổi phi tuyến và với một số
trạng thái nhất định chọn trước cho thấy phản ứng của hệ thống đối với tác động từ bên
ngoài ban đầu thể hiện trong tần xuất lặp lại trạng thái chọn trước chứ không thể hiện trực
tiếp trong sự thay đổi trạng thái.
Hậu quả của sự giảm thiểu chênh lệch nhiệt độ giữa các cực với các vùng xích đạo là sự
thay đổi cấu trúc của tuần hoàn khí quyển trong điều kiện khí hậu ấm dần, mà nguyên nhân
của nó có thể rất đa dạng, khác nhau.
Không khí nóng ở xích đạo bốc lên tầng cao của lớp khí quyển gần mặt đất và chuyển dịch
về hai cực. Dọc đường nó lạnh dần và hạ thấp xuống các tầng sát mặt đất. Sau đó ở lớp sát
mặt đất không khí lạnh lại tràn về vùng xích đạo. Cứ thế diễn ra quá trình chuyển dời ẩm
trên phần lục địa bằng cách lấy ẩm từ đại dương. Khi cán cân bay hơi trên biển và mưa trên
lục địa bị phá vỡ thì cường độ trao đổi nhiệt ẩm giảm xuống. Tức là lượng ẩm đem về lục
địa có thể giảm. Điều này dẫn đến hạn hán và diện tích xa mạc có thể tăng lên, kéo theo suy
giảm mùa màng và suy giảm sự màu mỡ của lục địa.
Những người theo trường phái “yếu tố nhà kính gây ấm dần” khẳng định rằng, nếu lượng
khí nhà kính trong khí quyển tăng lên, thì trong những thập kỷ sắp tới băng ở hai cực sẽ tan
và do nước giãn nở sẽ làm cho mực nước biển tăng lên hàng chục centimet. Đây sẽ là
nguyên nhân biến đổi khí hậu thế giới và làm thay đổi cấu trúc sản xuất nông nghiệp.
Thực ra thì vấn đề nhiệt độ nước biển ở các độ sâu khác nhau rất ít được quan tâm nghiên
cứu để có thể đánh giá được vai trò của đối lưu trong biến đổi nhiệt độ và biến đổi dòng
chảy trong đại dương. Quán tính nhiệt đối lưu cũng có thể dẫn đến kết luận sai lầm về phân
bố nhiệt độ bề mặt đại dương. Những chiều hướng nhiệt độ trên đất liền và trên biển liên
quan tới mức hấp thụ nhiệt khác nhau và những dòng nhiệt trên các vùng lãnh thổ khác nhau
cũng dẫn đến những sai số trong xác định nhiệt độ trung bình.
Môi trường xung quanh có cấu trúc rất phức tạp, luôn biến động trong không gian và thời
gian. Xu thế lựa chọn và kể đếm các yếu tố xác định hướng thay đổi nhiệt độ cũng có thể
dẫn đến những kết luận sai lầm về nguyên nhân ấm dần của khí hậu.
Xu hướng mang tính vùng lãnh thổ của nhiệt độ mặt đất lại càng kém tin cậy hơn. Khác biệt
về nhiệt độ trung bình giữa các vùng lãnh thổ đôi khi rất lớn và giao động từ 40% đến 80%.
Nhưng chính độ phân tán giá trị nhiệt độ từ điểm này tới điểm khác là các lực nhiễu dẫn đến
gia tăng vận tốc trao đổi nhiệt trong lớp khí quyển sát mặt đất.
Trong công ước LHQ về biến đổi khí hậu (UN FCCC) và nghị định thư Kyoto nêu rõ: biến
đổi khí hậu được xác định là những thay đổi có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động
nhân sinh của con người. Hoạt động này làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và bổ
sung thêm vào sự biến đổi tự nhiên của khí hậu được quan trắc trong khoảng thời gian
tương đối ngắn. Nói cách khác, trong các tài liệu này chỉ bình luận chung về biến đổi khí
hậu và xuyên suốt vẫn là sự thiếu tự tin về vai trò của yếu tố nhân sinh đối với biến đổi khí
hậu, bao gồm cả việc không xác định được bản chất của khí hậu ấm dần.
Nhưng như thế cũng đủ để các nhà kinh tế biến những nghi ngờ của các nhà khoa học thành
phương tiện kiếm tiền thông qua cơ chế bán quyền gây ô nhiễm của chủ thể này và phá sản
của chủ thể khác. Thực chất thì bất cứ đụng đến cái gì, kinh tế cũng biến thành quan hệ
hàng hóa – tiền tệ.
Các số liệu về nghiên cứu lõi băng ở Nam Cực cung cấp cơ sở để khẳng định rằng dao động
nhiệt độ trong thiên niên kỷ cuối cùng trong sinh quyển là khoảng từ 1,5 oC đến 2 oC. Thế 
kỷ XII, XVI và XX có khí hậu ấm, thế kỷ XIII-XV và XVII-XIX có khí hậu lạnh. Giai đoạn
khí hậu lạnh cuối cùng có tên gọi là “giai đoạn đóng băng nhỏ”. Nhưng điều ngạc nhiên
nhất là nhân loại không cảm thấy gì trong điều kiện khí hậu ấm cũng như trong điều kiện
khí hậu lạnh trong 8 thế kỷ qua – là thời đại phục sinh gắn liền với phát triển văn hóa nhân
loại.
Mặc dù đã có công nghệ hiện đại trong ngành khí tượng, chúng ta vẫn chưa dự báo được
trước dù chỉ là nhiệt độ trung bình của không khí với độ chính xác đủ lớn trong vòng một
ngày hoặc 3 ngày. Thời tiết phần lớn không đúng theo dự báo, vì người làm dự báo cần phải
tính đến quá nhiều yếu tố biến đổi mới có thể dự báo được sự thay đổi của thời tiết cũng như
nhiệt độ của lớp khí quyển gần mặt đất.
Quy luật vật lý chỉ đúng trên trái đất ?
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có một tác giả của dự án Venus Express Devid Grinspoon
[18] đã sử dụng yếu tố nhiệt độ trung bình cao (+475 oC) của bề mặt sao Kim làm mô hình
hiệu ứng nhà kính. Theo các nhà thiên văn học, trên sao Kim xuất hiện hiệu ứng nhà kính tự
phát do không có cơ chế lấy khí cacbonic từ khí quyển của nó. Thêm vào đó, theo đánh giá
của họ thì độ phát sáng của mặt trời sau 4 tỷ năm qua đã tăng lên cỡ 30%, làm cho nước bay
hơi từ bề mặt sao Kim được chứa trong khí quyển của nó. Điều này dẫn đến quá trình hấp
nóng sao Kim không thể đảo ngược được.
Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là: Liệu sự gia tăng nhiệt độ sao Kim chỉ do hiệu ứng nhà
kính hay còn có nguyên nhân nào khác? Giả sử trong khí quyển trái đất cũng có tới 96% khí
CO2 như trên sao Kim. Khi đó trên trái đất nhiệt độ cũng sẽ cao giống như trên sao Kim do
hiệu ứng nhà kính của lượng khổng lồ khí CO2 gây ra, tức vào cỡ +430 oC (khối lượng sao
Kim cũng gần bằng khối lượng trái đất).
Khối lượng khí quyển trái đất vào khoảng 5,15*1015 tấn. Nếu khí CO2 chiếm 96%, thì khối
lượng sẽ là 4,944*1015 tấn. Khi đó nếu tính toán ngược lại thì với hàm lượng khí CO2 hiện
nay trong khí quyển là cỡ 0,035% thì khối lượng sẽ là 1,8025*1012 tấn và nhiệt độ bề mặt
trái đất khi đó chỉ còn khoảng +0,18 oC. Thực chất thì nhiệt độ bề mặt trái đất lớn gấp gần
84 lần giá trị nêu trên (nhiệt độ trung bình bề mặt đất được đánh giá là +15 oC, nhiệt độ
trung bình năm ở Moscow là +4,2 oC). Như vậy có nghĩa là mô hình “nhà kính” của sao
Kim áp dụng cho trái đất không đúng, không chỉ ra được quan hệ phụ thuộc trực tiếp của sự
gia tăng nhiệt độ với hiệu ứng nhà kính do gia tăng hàm lượng khí cacbonic trong khí
quyển. Cần phải đi tìm nguyên nhân khác.
Chúng ta viện dẫn một số số liệu đã công bố. Tổng lượng phát thải khí cacbonic vào khí
quyển là 750 tỷ tấn trong một năm. Trong đó do hô hấp của động vật là khoảng 3 tỷ tấn.
Gần 6 tỷ tấn cacbonic là do hoạt động nhân sinh, bao gồm tất cả các tổ hợp năng lượng.
Như vậy, cả hoạt động của động vật, cả hoạt động nhân sinh của con người trong cán cân
khí cacbonic phát thải vào khí quyển chỉ chiếm 1,2%. Toàn bộ phần còn lại (~98,8%) là do
các nguồn phát thải tự nhiên.
Như đã biết, chuyển động quay của sao Kim ngược với chiều quay của nhóm hành tinh trái
đất trong hệ mặt trời. Nếu thừa nhận cơ chế thống nhất tạo ra các hành tinh của hệ mặt trời,
thì có thể giả định rằng thủa ban đầu sao Kim cũng quay theo chiều quay của nó xung quanh
mặt trời. Sau đó, tại giai đoạn phát triển nào đó chiều quay của nó thay đổi từ chiều thuận
sang chiều ngược (mà nguyên nhân sự thay đổi này chúng ta không biết) và quá trình thay
đổi chiều quay đó phát sinh ra lượng nhiệt rất lớn do thay đổi quán tính của chiều quay ban
đầu. Nhiệt sinh ra lớn đến mức làm nóng chảy lớp vỏ bọc của nó. Kết quả là sao Kim bị bao
phủ bởi một lớp “chăn” dày khí cacbonic (áp suất khí trên bề mặt sao Kim lớn gấp từ 60 đến
90 lần trên trái đất). Nói cách khác là nguyên nhân bề mặt sao Kim có nhiệt độ cao có thể
không phải do khí cacbonic cùng với “hiệu ứng nhà kính” của nó. Ngược lại, hàm lượng
CO2 cao trong khí quyển sao Kim có thể là hậu quả của quá trình tự đốt nóng hành tinh đó.
Khó khăn trong việc chấp nhận mô hình “nhà kính” để lý giải sự gia tăng nhiệt độ trên sao
Kim và trên trái đất do hiệu ứng nhà kính liên quan tới sự tồn tại khí cacbonic trong khí
quyển có thể là ở chỗ, ví dụ, làm sao giải thích được lý do nước không còn trên bề mặt sao
Kim? Mà như ở trái đất thì khác, nước khan hiếm trên bề mặt đất thì cũng khan hiếm trong
khí quyển của trái đất. Và các tác giả của “hiệu ứng nhà kính” giải thích thế nào nếu trong
khoảng 4 tỷ năm qua hoạt động của mặt trời quả thực đã tăng lên cỡ 30% thì tại sao điều đó
hầu như không ảnh hưởng gì đến gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất? Thậm chí ngược lại, theo
số liệu địa chất đã công bố, trái đất không những không nóng lên sau 4 tỷ năm vừa qua mà
còn lạnh đi (!?). Sự sống nảy sinh trên trái đất cũng cỡ 3,9 – 3,1 tỷ năm trước. Trái đất còn
nằm cách xa mặt trời hơn sao Kim nên năng lượng nhận từ mặt trời cũng nhỏ hơn sao Kim.
Ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu còn có một số quá trình khác chưa được nghiên cứu nên
không nói được trước, ví dụ quá trình phân hủy và hóa khí. Khí nhà kính được giải phóng từ
quá trình này là metan, cũng gây hiệu ứng ấm dần cho khí hậu. Như vậy, có thể quá trình tự
gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất được bắt đầu và trong tương quan so sánh thì vai trò của khí
cacbonic trong khí quyển nhỏ không đáng kể và chỉ là phần thêm thắt từ các hoạt động nhân
sinh mà thôi. Từ đó mọi nỗ lực ngăn chặn phát thải CO2 vào khí quyển có thể sẽ là vô ích,vì
không giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Những chi phí vào đây sẽ không hiệu quả và
tốt hơn là giành các khoản chi đó cho thúc đẩy kinh tế và cải thiện mức sống dân cư ở các
nước còn đói nghèo, tạo đ/k để phát triển bền vững.
Hình dung về khí hậu ấm lên toàn cầu chia ra hai trường phái. Một phái cho rằng đó là phát
triển tự nhiên của các quá trình khí hậu, trường phái còn lại giả thuyết do tác động của các
hoạt động nhân sinh. Không biết các nguyên nhân của sự ấm lên, những người theo trường
phái thứ hai mặc nhiên gán hiện tượng ấm dần của khí hậu vào hoạt động sản xuất của con
người. Thực chất thì có thể họ đã nhầm lẫn giữa nguyên nhân và hậu quả. Khí hậu ấm lên –
thì không ai nghi ngờ. Nhưng nếu sự ấm dần có những nguyên nhân tự nhiên, thì biển với
vai trò là acquy nhiệt chủ yếu trong sinh quyển sẽ điều chỉnh cán cân nhiệt trong khí quyển,
biển sẽ nhả khí CO2 khi nhiệt độ tăng, hấp thu khí CO2 khi nhiệt độ giảm (vì khí CO2 khó
tan trong nước ở nhiệt độ cao và dễ tan hơn trong nước có nhiệt độ thấp hơn).
Khí cacbonic với hàm lượng nhỏ như trong khí quyển trái đất không thể ảnh hưởng tới sự
thay đổi cán cân nhiệt trong sinh quyển, do có nhầm lẫn cho rằng vì tính chất của mình, khí
nhà kính cho phép các tia sóng ngắn nhưng lại ngăn cản phản xạ ngược lại các tia hồng
ngoại. Không thể như vậy, vì năng lượng bức xạ tỷ lệ thuận với hàm mũ bậc bốn tần số bức
xạ. Tức phần hồng ngoại chiếm tỷ lệ năng lượng rất thấp so với tia cực tím và tia ánh sáng
nhìn thấy. Do khí cacbonic trong khí quyển chỉ cỡ 0,034% đến 0,035% nên nó không thể có
tác động rõ rệt lên cán cân năng lượng, ngay cả khi hàm lượng của nó có tăng đến như nêu
trong nghị định thư Kyoto cũng không đáng kể gì.
Cuối cùng, khối lượng khí quyển trái đất quá nhỏ bé so với khối lượng của lục địa và đại
dương nên cũng không thể nào có ảnh hưởng gì đáng kể đến trường nhiệt độ của trái đất.
Chỉ có hàm lượng hơi nước – cũng là khí nhà kính trong khí quyển, thì con người vẫn chưa
gây ra những ảnh hưởng đáng kể trực tiếp bởi vì đơn giản là không thể sánh được với hiệu
ứng tích tụ nhiệt và ẩm của đại dương, Khối lượng biển quá lớn. Tuy vậy, quan điểm cho
rằng các nguồn phát thải nhân tạo khí nhà kính hình như đã khuếch đại hiệu ứng ấm dần
toàn cầu cũng không được tất cả các nhà khoa học chia sẻ. Khí cacbonic trong khí quyển
được hấp thụ không chỉ bởi cây xanh trong quá trình quang hóa, mà nó còn hòa tan vào
nước biển và một phần không tham gia gì vào vòng trao đổi tuần hoàn giữa khí quyển và
biển, mà biến thành các loại cacbonat – vỏ của động vật thân mềm và một số sinh vật đơn
bào. Những sinh vật này chết đi để lại những trầm tích cacbonat ở sông, hồ, ngoài biển và
đại dương. Ở điều kiện nhiệt độ khác nhau tại các vĩ độ khác nhau thì độ hòa tan của các
loại khí vào nước biển cũng khác nhau, kể cả khí cacbonic. Nồng độ của chúng trong nước
tăng ở vĩ độ cao và thấp, tạo thành một vùng tập trung phần lớn khối lượng thủy hải sản hấp
thụ khí CO2. Ngược lại, ở vùng xích đạo độ hòa tan của khí cacbonic và các khí khác nhỏ
hơn nhiều. Nói cách khác, chính hệ thống khí quyển – đại dương và sự sống có khối lượng
lớn hơn rất nhiều lần khối lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động nhân sinh mới quyết
định quá trình tuần hoàn cacbonic trong sinh quyển trái đất.
Ở cuối thế kỷ XIX dự báo đầu tiên về khí hậu ấm dần được nhà tiên tri người Thụy Điển A.
S. Arhenius đưa ra. Trên cơ sở phân tích và đánh giá toán học, tác giả đoạt giải thưởng
Nobel đã dự báo rằng ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI sẽ có sự gia tăng lớn nhất hàm lượng khí
cacbonic trong khí quyển trái đất. Trong dự báo của mình công bố năm 1906 ông cho rằng
hàm lượng CO2 gấp đôi trong không khí sẽ nâng nhiệt độ bề mặt trái đất lên 4 oC.
Hoặc Arhenius trong quá khứ đã chứng tỏ là một nhà tiên tri xuất sắc, hoặc là các nhà khí
hậu học đương thời không tìm được gì khá hơn trong những đánh giá của họ nên đã theo dự
báo này của Arhenius, vì chính là quy mô 4 ºC được Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu Liên Hợp Quốc xác nhận. Mặc dù nhóm chuyên gia này cũng có những quan ngại
tới các quan điểm khác của khí hậu toàn cầu ấm dần. Như tuyên bố của A. P. Kapis [19]
trong một lần trả lời phỏng vấn, rằng một loạt tài liệu được đệ trình lên LHQ của những
người chống lại giả thuyết ấm lên toàn cầu đã biến mất không để lại dấu vết. Tại Hội nghị,
những tài liệu này không được đưa ra thảo luận. Thậm chí những người theo trường phái
cho rằng không có vấn đề này hoặc chí ít cho rằng phải tìm nguyên nhân ấm dần trong sự
phát triển tự nhiên của các quá trình khí hậu cũng không được trình bày tham luận.
Như bảng 6, khi phun trào, núi lửa thải ra lượng khí nhà kính chủ yếu là hơi nước, làm gia
tăng độ ẩm trong khí quyển. Ở đây rất khó xác định được lượng khí đã được thải ra khí
quyển. Ngoài thành phần nêu trên, trong khí thải từ núi lửa còn có hàm lượng khá lớn clo, là
chất oxy hóa mạnh tham gia vào phản ứng phá hủy tầng ozone – hình thành nên nguyên
nhân tự nhiên phá hủy tầng ozone của trái đất.
 
Bảng 6. 
Hồi sinh ý tưởng của Dzh.Tindalya về hiệu ứng nhà kính được đưa ra từ năm 1861 đã tạo cớ
cho những người theo trường phái tìm kiếm những ý tưởng mới tác động đến nền kinh tế thế 
giới bằng cách thông báo rằng có “nguy cơ ngập lụt” do sự nóng lên toàn cầu. Ở đây, chủ
thể gây hiệu ứng nhà kính không phải chỉ có độ ẩm không khí – là kết quả trao đổi nhiệt ẩm
giữa khí quyển và đại dương, núi lửa – mà còn có khí cacbonic với tỷ lệ thành phần cực nhỏ
(0,035%) đã bao gồm cả lượng khí CO2 phát thải từ các hoạt động nhân sinh.
Vậy nói chung, liệu có thực hay không sự ấm lên toàn cầu?
Quan trắc quá trình tan băng ở biển Alaska cho thấy băng ở đây tan nhanh hơn trước. Đây là
chứng cứ khoa học duy nhất không cần chứng minh. Tuy nhiên, thế nào là tan “nhanh hơn”?
Nếu khái niệm này áp dụng cho giai đoạn quá khứ Ice Age Hậu Dryas, thì có thể được ! Thế 
nhưng nhân loại đang ở trong thời kỳ giữa các kỷ băng hà (interglacial – межледнековья)
và khẳng định rằng sự nóng lên toàn cầu được kích hoạt bởi các hoạt động của con người,
do đó, cho rằng đầu thế kỷ XX là giai đoạn băng hà và chính giờ đây mới bắt đầu giai đoạn
xen kẽ giữa các kỷ băng hà, và sau đó sẽ nhất định là giai đoạn băng hà mới (!). Không
những thế, băng không những có khả năng tan, mà còn có thể trôi nổi, tạo ra những tảng
băng trôi và trong lịch sử, tàu Titanic đã gặp nạn khi đâm phải. Nhưng điều này hoàn toàn
không có nghĩa là sự nóng lên toàn cầu là không thể thay đổi và phải “chiến đấu” với nó.
Tuy nhiên, “một số học giả” cho rằng các kết quả những nghiên cứu mới nhất sẽ góp phần
khẳng định giả thuyết về biến đổi ấm dần trên hành tinh. Và “một số học giả” này đã tuyên
truyền rằng mực nước biển tăng lên 1 cm/năm trong khảng 60 ngày (làm như là tất cả các
điểm đo nước trên thế giới hàng ngày đánh dấu sự tăng lên của mực nước biển). Nói cách
khác, nếu băng tan với nhịp độ họ nói thì trong 100 năm tới, mực nước đại dương sẽ nâng
lên cỡ 1 m. Khi đó các nhà “chuyên gia” dự kiến rằng hàm lượng cacbonic trong khí quyển
sẽ gấp đôi, cho dù quá trình này đang được kiểm soát. Nếu quả thực như thế, thì nảy sinh
câu hỏi: vậy làm gì phải kiểm soát sự gia tăng hàm lượng cacbonic, khi sự kiểm soát đó
không giải quyết được gì mà chỉ là cố kéo dài thời gian chờ đợi thảm họa và để tổ chức mua
bán quyền gây ô nhiễm và thương mại hóa tài nguyên không khí?
James Hansen, nghiên cứu về mô hình hóa khí hậu tại Viện các học thuyết Vũ trụ New
York, giải thích rằng các nhà khoa học thực sự cần phải hiểu rõ tác động của các loại khí có
hiệu ứng nhà kính, nếu họ nói được một cách tin cậy rằng những gì sẽ xảy ra tiếp theo đó.
Nhưng theo ông, tri thức của chúng ta hiện nay đang còn quá xa mức hoàn thiện và không
thể không thừa nhận điều đó. Ông cũng cảnh báo rằng mô hình khí hậu là tổng hợp sự tương
tác phức tạp của các yếu tố như không khí, đại dương, và băng hà, để có thể dùng mô hình
9
đó dự đoán những hậu quả của biến đổi khí hậu. Tổng kết tất cả dữ liệu có sẵn và ước tính
lý thuyết của Ủy ban giám sát thay đổi khí hậu, James Hansen kết luận rằng trong khi mô
phỏng chưa cho phép khả năng hiểu được trong số các quan trắc thay đổi khí hậu đã có, thì
bao nhiêu là kết quả của ảnh hưởng nhân sinh, để từ đó phòng tránh tác động tiêu cực đến
môi trường trong tương lai là câu hỏi chưa có giải đáp.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra loại khí mới gây hiệu ứng nhà kính. Liệu họ có
tiến thêm một bước mới trong việc tận hưởng huyền thoại về sự ấm lên toàn cầu, bao gồm
bất kỳ dấu hiệu nhỏ nhất nào liên quan tới hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy nhân loại lao vào
“cuộc chiến” chống hiệu ứng nhà kính? Nếu thế thì còn phải đưa khí Clo, Fto và Freon vào
danh sách khí nhà kính nữa.
Chỉ số quan trọng của biến đổi khí hậu cần kể đến không phải là sự ấm dần, mà là nhiễu
loạn nhiệt, có thể dẫn đến những chuyển dịch về nhiệt độ khí quyển, chẳng hạn: nhiệt độ
trung bình mùa đông sẽ tăng lên, nhiệt độ trung bình mùa xuân giảm xuống. Về vấn đề này
nhiều nhà khoa học đã nêu nhưng không hiểu tại sao người ta không nghe thấy hoặc đơn
giản là không muốn nghe thấy. Điều này giống như hiệu ứng khi hệ khí quyển bất ngờ mất
cân bằng, tạo ra những dao động nhiệt độ. Những dao động này có thể kéo dài lâu bao nhiêu
tùy thuộc vào năng lượng của nhiễu loạn làm hệ khí quyển mất cân bằng. Giống như bất
ngờ ngân lên tiếng đàn hoặc chuyển động của quả lắc sẽ tắt dần nếu như không được tiếp
năng lượng từ bên ngoài. Do đó, có thể hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa, sự nóng lên sẽ
dừng lại, nếu không có điều kiện tiếp lực cho dao động của quả lắc “ấm dần”.
Lực tiếp sức cho dao động quả lắc “ấm dần” nói trên có thể là bất kỳ quá trình nào, trong đó
bao gồm cả tác động nhân sinh. Nhưng so sánh quán tính của khí quyển và đại dương, như
chúng ta đã nói ở trên, “nhiễu loạn nhà kính” vô cùng nhỏ bé để có thể làm cho hệ thống có
thể mất cân bằng và “lắc lư” theo cái gọi là “ấm dần”. Ngược lại, phát thải nhiệt do đốt
nhiên liệu hydrocacbon lại ảnh hưởng nhiều lần hơn đối với trạng thái cân bằng nhiệt trong
khí quyển. Thế nhưng ngay cả khi cộng tất cả chúng lại cũng không thể gây ra những
chuyển dịch nhiệt đáng kể được. Từ đó rõ ràng chúng ta phải tìm những nguyên nhân tự
nhiên khác. Chúng cũng chẳng xa lạ gì. Đó là sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời, là sự
biến đổi dòng nhiệt từ trong lòng đất và nhiễu loạn từ trường trái đất dưới tác động ảnh
hưởng của các tia vũ trụ và sự biến động liên tục của bức xạ mặt trời. Để tìm những nguyên
nhân đó cần phải:
– Thiết lập bản đồ biến đổi xu hướng nhiệt độ đáy đại dương (kể đếm đến dòng nhiệt
từ lòng đất);
-Thiết lập bản đồ xu hướng thay đổi nhiệt độ đất liền.
“Điểm nóng” trên bề mặt của địa cầu cho phép các nhà nghiên cứu kịp thời kể đếm được các
tác động mang tính khu vực trong phân bố không đồng đều trường nhiệt trái đất và giải đáp
câu hỏi về vai trò có thể có của các nhiễu loạn nhiệt cục bộ trong sự chuyển dịch nhiệt nói
chung diễn ra trong khí quyển.
Tính đến những “điểm nóng” nguồn gốc nhân sinh (ví dụ phân bố không đều các cơ sở năng
lượng, các đô thị và khu công nghiệp v.v.) có thể cho phép đánh giá được phần góp thêm
của hoạt động nhân sinh vào biến đổi ấm dần của khí hậu.
Mặc dù những bản đồ nói trên chưa có, vẫn có thể giả định rằng xu hướng nhiệt độ bề mặt
địa cầu đủ lớn để quá trình trao đổi nhiệt ẩm ở từng vùng lãnh thổ không ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi nhiệt trong khí quyển.
Phải chăng đã có nhầm lẫn giữa nguyên nhân và hậu quả? Phải chăng kịch bản
băng tan, nước biển dâng và những quan ngại kèm theo thực sự phụ thuộc vào
chúng ta và chỉ có hại?
Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên làm cho khí hậu ấm dần hay ngược lại, khí hậu ấm dần làm cho nồng
độ CO2 trong khí quyển tăng lên?
Ở trên chúng ta đã nhiều lần nói rằng hệ thống biển – khí quyển là hệ cân bằng trong cán
cân trao đổi nhiệt. Cán cân này hình thành trong suốt lịch sử trái đất. Khí quyển địa cầu giải
phóng hữu hiệu nhiệt dư, đảm bảo cho nhiệt độ ổn định bền vững theo kinh tuyến và vĩ
tuyến. Kết luận này cũng được nhóm nghiên cứu của viện sĩ K. Kondrachev chia sẻ khi
phân tích các số liệu về dao động nhiệt độ ở vùng cực Bắc từ năm 1959 đến năm 2000. Kết
quả nghiên cứu chỉ rõ rằng, ở các vĩ tuyến cao liên tục diễn ra quá trình phân bố lại nhiệt
năng, do vậy trạng thái chung của khí quyển hầu như không thay đổi. Như vậy, nếu phần
dưới của khí quyển có ấm lên, thì phần trên của nó lại lạnh đi để bù cho nhiệt dư ở phía
dưới, nghĩa là không có sự thay đổi toàn cầu nào trong khí quyển xảy ra cả. Các nhà nghiên
cứu cũng nhận thấy một chi tiết thú vị là: 40 năm qua vận tốc không khí khi đo nhiệt độ theo
mỗi 100 m chiều cao tăng lên, tức là trường khí quyển đã trở nên kém bền vững. Điều này
cũng có nghĩa là tính đối lưu, thông thoáng của khí quyển đã tăng lên. Nguyên nhân thay
đổi vận tốc dịch chuyển các lớp không khí kéo theo thay đổi cường độ trao đổi trao đổi nhiệt
có thể liên quan tới các hiện tượng qui mô vùng lãnh thổ, mà ở đó hoạt động nhân sinh có
thể có những tác động đáng kể (do phân bố đô thị và các khu công nghiệp không đồng đều
trong vùng). Như thế có thể thấy, ấm lên toàn cầu có đáng ngại hay chăng không chỉ ở chỗ
có sự dịch chuyển nhiệt độ trung bình năm mà còn ở sự gia tăng tần suất và mức độ của các
hiện tượng khẩn cấp tự nhiên (dông, bão, lốc, vòi rồng v.v.). Những hiện tượng khẩn cấp
này liên quan tới dao động nhiệt ở quy mô vùng lãnh thổ, kích hoạt gia tăng vận tốc của các
quá trình trao đổi quy mô toàn cầu. Chính ở đây nói đến ảnh hưởng của các hoạt động nhân
sinh thì lại có lý hơn là vấn đề “khí nhà kính”.
Giáo sư A. Kapisa – nhà khí hậu học nổi tiếng của Nga, trong nhiều phát biểu trả lời phỏng
vấn ở nước ngoài và trong nước Nga đã chia sẻ quan niệm và hình dung của mình về vấn đề 
ấm lên toàn cầu.
Ông chỉ ra rằng có những nguồn tư liệu tin cậy về khí hậu trong lịch sử địa cầu. Cụ thể là
các mũi khoan ở Nam cực và Greenland. Các mũi khoan đi sâu vào lòng băng hàng vài ngàn
mét. Từ các giếng khoan này lấy các mẫu là các đoạn cột băng. Trong các mẫu đó khi đóng
băng có cả các bọt khí từ những kỷ xa xưa, các bọt khí này cho biết về thành phần của bầu
khí quyển trong quá khứ. Bằng những phương pháp hiện đại, tinh vi người ta có thể xác
định lượng khí cacbonic và các loại khí khác, lượng oxy, nhiệt độ khi tuyết rơi khi đó và
hàng loạt các thông số trong điều kiện khí hậu thủa các kỷ xa xưa đó. Thì ra, khí cacbonic
không có trước sự ấm lên, mà có sau thời kỳ ấm lên. Điều này hoàn toàn có thể giải thích
được. Gần 90% khí cacbonic được hòa tan trong nước biển và quá trình hấp thu-tỏa khí
cacbonic từ nước diễn ra liên tục, thường xuyên. Khi biển ấm lên chỉ cỡ 0,5 oC thì nó sẽ
phát ra lượng khí CO2 rất lớn mà ta có thể theo dõi, ghi nhận ngay trong giếng khoan.
Ngược lại, khi lạnh đi, biển dễ dàng hấp thu khí cacbonic vì độ hòa tan của nó có quan hệ
nghịch với nhiệt độ nước biển. Nếu nước biển ấm, thì khí CO2 khó tan hơn khi nước biển
lạnh đi. Như vậy, hình thành điều kiện cân bằng khí CO2 trong hệ thống biển – khí quyển.
Ví dụ: lớp băng bao phủ Bắc Băng Dương, là hoàn toàn được xác định bởi nhiệt độ trung
bình ở khu vực vùng cực. Chỉ một sự ấm lên nào đó dù rất nhỏ cũng dẫn tới giảm vành đai
băng, gia tăng diện tích mặt nước để nhả khí CO2 vào khí quyển. Khi lạnh, khí cacbonic
trong khí quyển lại giảm đi. Nói cách khác, những quá trình có thể đảo chiều như vậy phụ
thuộc không đáng kể vào hoạt động nhân sinh của con người.
Tồn tại cả những quan điểm khác về khí hậu ấm dần [20]. Một số học giả sẵn sàng giải thích
không những sự diệt chủng của những loài khủng long khi có những thạch vũ trụ va vào trái
đất, mà còn giải thích bằng cả sự ấm dần của khí hậu nữa. Chẳng hạn, Chủ tịch Hội các nhà
khí tượng Anh, F. Hoyle và giáo sư trường Tổng hợp Kardiff Ch. Wickramasinghe công bố
trong “Tạp chí vật lý thiên văn và khoa học vũ trụ” bài viết, mà ở đó tác giả cho rằng hiệu
ứng nhà kính không phải là nguy cơ, mà là phương tiện duy nhất có thể cứu trái đất khỏi
thảm họa. Theo Hoyle và Wickramasinghe, khoảng mười ngàn năm trước, trái đất đã va
chạm với một sao chổi. Kết quả là trong không khí đã được có lượng rất lớn hơi nước, dẫn
đến hiệu ứng nhà kính. Nếu nó không phải là sao chổi – khí hậu khó có thể tốt lên được và
sự phát triển của nền văn minh nhân loại có thể đã không có được như ngày nay. Hoyle và
Wickramasinghe kêu gọi không cần phải làm giảm lượng khí nhà kính đã phát thải, hoặc
phải đương đầu với thời kỳ băng hà mới.
Một số học giả khác lại cho rằng tan băng không nâng được mực nước biển lên (điều được
coi là con ngáo ộp đã làm mất tinh thần nhiều người). Băng tan thì trước hết phải chiếm chỗ
của chính những tảng băng đó đã. Hơn nữa, quá trình sẽ có tác động tích cực trên Trái Đất.
Lượng nước từ băng tan có thể hấp thụ khối lượng lớn các khí phá hủy tầng ozone. Băng tan
sẽ làm cho nước biển lạnh đi, điều này sẽ làm cho vùng tăng trưởng sinh học biển trong các
đại dương được mở rộng, làm cho khí cacbonic dễ hòa tan hơn vào nước biển và có tác
dụng giảm bớt khí nhà kính trong khí quyển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cohen A. Margaret Mead in cyberspace // Time, september 18, 2000. P. 46;
2. Кокин А.В. Потепление климата: непонятая реальность. Ростов на Дону:
РТА,2008. 22с.;
3. Ершов Э.Д. Эволюция мерзлых толщ в истории Земли. //Соровский
образовательный журнал,№1,1996, с. 74;
4. http://www.gazeta.ru/science/2008/01/14_a_2553344.shtml;
5. Чижевский А.Л. Земное эхо солнечных бурь.- М: Мысль, 1976;
6. Диоксид углерода (СО2), метан (СН4), закись азота (NO2),
гидрофторуглероды, перфторуглероды, гексафторид серы (SF4);
7. У. Коллинз, Р. Колмен, Ф. Моут, М.Мэннинг, Д.Хейвуд. Изменение климата:
опасность растет //В мире науки, №11, 2007. С. 68-75;
8. По мнению самих авторов доклада IPCC, с 1850 г стали появляться
заслуживающие доверие отчеты по измерению приземной температуры
атмосферного воздуха. Хотя и школьнику понятно, что 150 лет назад техника
измерения была другой, менее точной, а колебания от потепления к
похолоданию значительными;
9. У. Коллинз, Р. Колмен, Ф. Моут, М.Мэннинг, Д.Хейвуд. Изменение климата:
опасность растет //В мире науки, №11, 2007. С. 68-75;
10. gazeta.ru http://www.gazeta.ru/science/2007/12/25_a_2471213.shtml;
11. http://www.inauka.ru/false/article32643.html;
12. http://www.ecolife.org.ua/data/sdata/sd4-32.php;
13. Океан и атмосфера. Л.:Гидрометеоиздат, 1983;
14. Кокин А.В. Ассимиляционный потенциал биосферы. Ростов-нД:СКАГС,2005;
15. Температура поверхности Земли достигла максимума за последние 400 лет
Michael Kanellos, CNET News.com;
16. Океан и атмосфера.-Л.:Гидрометеоиздат, 1983;
17. Средняя температура на поверхности Земли в этом году повысилась на 0,42
градуса – данные Всемирной метеорологической организации.
http://www.ami-tass.ru/article/18378/11;
18. Глобальное потепление и озоновые дыры – наукообразные мифы.
А. П. Капиц, “Вестник”;
13
19. http://www.dsk.ru/cgi-bin/index.pl?in=view&label=11&id=45&cat=13;
20. Бондаренко А.Л. Эль-Ниньо – Ла-Нинья: механизмы формирования //
Природа №5,2006;
21. Д.Биэло. Вулкан – климатическая лаборатория. //В мире науки, №2,2007. с.
11;
22. По данным П.Вебстера и др.;
23. Baturin N.G., Niiler P.P. // J. of Geophysical Research. 1997. V.102. NO. C13.
P.27, 771-777, 793;
24. Halpern D., Knox R.A., Luther D.S. // J. of Physical Oceanography. 1988. V.18.
P.1514-1534;
25. Бондаренко А.Л., Жмур В.В., Филиппов Ю.Г., Щевьев В.А. О переносе масс
воды морскими и океанскими долгопериодными волнами // Морской
гидрофизический журнал. Севастополь. 2004. №5. С.24-34;
26. Кокин А.В., Кокин В.Н. Природоресурсная база мировой экономики.
Состояние, перспективы, правовые аспекты.- СПб-М, 2003;
27. Иноземцев В. Кризис Киотских соглашений и проблема глобального
потепления климата. http://www.archipelag.ru/agenda/geoklimat/influence/crisis/;
28. Lindzen R.S. // The Wall Street Journal Europe. 2001. June 12. P.8;
29. Багдасаров Р. http://www.rpmonitor.ru/ru/detail_m.php?ID=4766&print=v;
30. Журнал «Золотой Лев» № 81-82 – издание русской консервативной мысли.
(www.zlev.ru) М. Жуков http://www.zlev.ru/81_94.htm;
31. Имеется ввиду квоты на выбросы СО2 в атмосферу странами-загрязнителями
и квоты на право продажи прав на выбросы СО2 странами, которые будут
выбрасывать в атмосферу меньше установленного количества Киотским
протоколом.
32. Кузьмин М.И., Солотчина Э.П., Василевский А.Н., Столповская В.Н.,
Карабанов Е.Б., Гелетий В.Ф. Глинистые минералы донных осадков озера
Байкал как индикатор палеоклимата. Геология и геофизика, 2000, т.21, №10,
с. 134713-59.
33. Котляков В. М., Лориус К. Климат предпоследней ледниковой эпохи по
данным антарктического ледяного керна //Изв. РАН: Серия геогр. 1993. № 4.
С.5-19;
34. Карнаухов А. В. Роль биосферы в формировании климата Земли. Парниковая
катастрофа//Биофизика. 2001. Т. 46. Вып. 6. с. 1138-1149;
35. Суриков А. Двойственность максимумов солнечной активности, 2002.
http://www.scientific.ru/journal/news/n310102a.html;
36. http://www.inopressa.ru/nationalpost/2007/06/21/14:17:33/sun;
37. Кононович Э. В. . О природе солнечной активности. 2002.
http://www.ntv.ru/gordon/archive/567/;
38. http://www.theimpossible.info/pagestop-195-page-1.html;
39. http://www.pk.kiev.ua/world/2007/09/29/034742.html;
40. Ученые в шоке: Земля начнет остывать через семь лет. 2007.
http://www.pk.kiev.ua/world/2007/09/29/034742.html;
41. Вернадский В.И. Химическое строение биосферы Земли и ее окружения.-
М.:1965;
42. Шарден П.Т. Феномен человека. –М.:Айрис Пресс,2002;
43. Войткевич Г.В. , Кокин А.В., Мирошников А.Е., Прохоров В.Г. Справочник
по геохимии.-М.:Недра,1990;
44. Моисеев Н.Н. Универсум, Информация, Общество// Вопросы философии.-
1995.- №1;__