Chiến lược nào cho Đồng Bằng Sông Cữu Long trong sự biến đổi khí hậu ?

Theo sự phát triển của văn minh công nghiệp, hàng hóa công nghiệp ngày càng rẽ nhưng hàng hóa thực phẩm thì ngược lại ngày càng có giá trị cao. Vì vậy nguồn thu của “Bếp ăn ĐBSCL” sẽ ngày càng cao và người dân miền Tây Nam bộ hòan tòan đũ các yếu tố làm giàu ngay trên quê hương mình.
Khi đã xác định là “Bếp ăn”,thì nguyên liệu cho “Bếp ăn ” đâu chỉ có gạo mà cần nhiều thủy hải sản, rau, trái cây…
Với quan điểm này, đối mặt với biến đổi khí hậu con người nên thích nghi hơn là chống lại. Mọi hành động của con người cần tính đến cả “Bếp ăn” bao gồm : kho gạo, kho thịt cá, kho rau, củ , gia vị… chứ không thể chỉ tính mổi kho gạo.
Từ lập luận này, người Việt Nam không thể bằng mọi giá chỉ tập trung sản xuất gạo.
Ví dụ hồ Đồng Tháp Mười là hồ điều tiết nước cho cả ĐBSCL về mùa lũ và cả mùa khô nhưng con người lại cải tạo để trồng lúa.
Vấn đề cải tạo thiên nhiên ĐBSCL cần căn cứ các nguyên lý khoa học, không thể thực hiện trên cảm tính.
Ví dụ việc chuyển lũ về hướng Tây nhưng đưa về Hòn Đất là thiếu hiệu quả.Việc đưa lũ ra vịnh Thái Lan là dựa vào sự lệch pha thủy triều bờ Tây và bờ Đông của Nam Bộ. Nhưng để “cắt lũ”, thì nên chọn nơi cao nhất của dòng chảy và nơi thấp nhất của bờ biển. Con người đã sớm hiểu rằng, nơi cao nhất của dòng chảy trên cùng một mặt cắt dòng sông là nơi đón được động năng của dòng chảy. Còn ở bờ biển, thì tác giả bài viết này đã chứng minh được : ở bờ biển, nơi có biên độ cao thì sẽ có chân triều thấp hơn và là nơi hình thành cửa sông ra biển.Với quan điểm này chúng ta nên thóat lũ theo hướng Đồng Tháp Mười- Vàm Nao – Rạch Giá.
Nên cân nhắc lại chủ trương làm đê bao. Khi cã Nam bộ làm đê bao thì không chỉ chi phí làm đê tăng mà tăng luôn cả chi phí phân bón. Chưa nói đến sẽ tăng úng lụt tại Kampuchia. Một vài nơi làm đê thì thành công và có hiệu quả, nhưng cả Nam Bộ cùng làm thì đó là thảm họa.Nhưng một khi vài nơi đã làm thì theo bản năng sinh tồn thì nơi khác cũng buộc phải làm dù không muốn. Giống như ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, khi các hồ bị lấn chiếm, các ông chủ hồ nước cảm thấy hạnh phúc vì rũng rỉnh đầy tiền trong túi. Nhưng khi tất cả các hồ đều bị lấn chiếm thì cả Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ đối diện với thảm họa khi có mưa lũ. Chúng ta chọn giải pháp tốt và lâu dài cho cộng đồng hơn là chấp nhận lợi ích trước mắt cho số ít người.Nhân đạo trước mắt nhưng bất ổn định trong lâu dài và ảnh hưởng đến môi trường tòan cục. Trên kênh khoa học 38,truyền hình cáp của Tp HCM đưa phóng sự , tại Mỹ một bang ở Florida đã phải bõ ra trên 10 tỷ USD để khôi phục vùng hồ nước tương tự như hồ Đồng Tháp Mười !
Gần đây có chủ trương làm con đê vĩ đại từ Vũng Tàu đến Gò Công. Khi nghiên cứu hiện tượng Hội An và Cù Lao Phố ở Biên Hòa, Sài gòn xưa,khu kinh tế mở Chu Lai… tôi đã đưa đến kết luận sau : “Đầu mối nhỏ thì chợ nhỏ. Đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn. Đầu mối giao thông mất đi thì chợ mất đi.”
Việc xây con đê từ Vũng Tàu đến Gò Công sẽ “giúp” các tỉnh miền Đông Nam bộ có bờ biển bãi ngang như Quảng trị. Đó là con đường đi đến nghèo đói.
Nghe tin dự án trên đã được tiến hành khoan địa chất để thiết kế chi tiết dù rất nhiều ý kiến phản đối.
Lịch sữ Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhấn sự sai lầm vì đã thiết kế và xây dựng đê chắn sóng cho vịnh Dung Quất. Chúng ta biết trái đất chia làm hai phần. Phần bắc bán cầu, bão quay theo chiều ngược kim đồng hồ. Phần nam bán cầu,bão quay theo chiều kim đồng hồ. Với kiến thức sơ đẵng trên, đê chắn sóng Dung Quất đã trỡ thành con đê lấn biển.
Sự bất cần trí tuệ là nguyên nhân sự tụt hậu của nền kinh tế và sự lạm phát, làm đời sống con người ngày càng khó khăn và xã hội bất ổn định.
Đối với sự ấm dần của trái đất sẽ gây tác động cụ thể như sau đến bờ biển Đông Việt Nam:

Dòng chảy bắc nam mạnh hơn nên bào mòn gây xói lỡ nhiều hơn bờ biển phía Đông. Vì vậy phải bảo vệ rừng tự nhiên ở bờ biển để chống xói lỡ. Vấn đề du lịch tắm biển phải cảnh giác với tai nạn bị nước cuốn.

Sự dịch chuyển luồng Định An về mùa đông mạnh hơn, nên chú ý tránh rủi ro cho tàu thuyền.

Nguồn phù sa trôi về hướng nam nhiều hơn nên bức tường cát tại cửa Trần đề phía Cù Lao Dung sẽ phát triển mạnh hơn.

Nguồn phù sa về mũi Cà Mau nhiều hơn nên có giải pháp lấn biển tại mũi Cà Mau hơn là để phù sa vào làm cạn vịnh Thái Lan.

Để có cơ sở vật chất thực hiện “Bếp ăn”, ĐBSCL trước mắt cần một con đường cho tàu biển lớn ra vào. Vậy đó là con đường nào ? để có lời giải đáp, cần có đối thoại.
Hơn nữa Việt Nam đã xuất khẩu gạo đã 25 năm từ năm 1998 nhưng đến nay chưa có một cầu cảng xuất khẩu gạo. Hiện tượng này nói gì ? Chúng ta đã thực sự quan tâm đến lợi ích của người nông dân chưa ? 
Đất nước ngổn ngang đầy rẩy sự bất cập.
Vì tương lai của đất nước, mong rằng mọi việc cần sự đối thoại !

KS Doãn Mạnh Dũng