Chọn giải pháp nào tái cơ cấu Vinalines !

Một con tàu giá thị trường cho thuê 23.000 USD/ngày, nhưng chủ tàu cho thuê với giá 18.000 USD /ngày , người thuê phải trả riêng cho nhóm ông chủ đang quản lý doanh nghiệp 3.000 USD/ngày.Mỗi sáng ngũ dậy họ đã có 3.000 USD. Với mô hình này ông chủ doanh nghiệp quản lý tàu được lợi riêng 3.000 USD/ngày, người thuê lợi riêng 2.000 USD/ngày, nhưng nhà nước mất 5.000 USD/ngày. Số tiền này thực ra là số tiền cần sửa chữa khi lên đà. Vì vậy, nhìn doanh nghiệp khai thác tàu đang thành công, nhưng đến lúc lên đà thì không có tiền, các cán bộ lảnh đạo doanh nghiệp sau 5 năm thì chuyển công tác để lại sự đổ bể doanh nghiệp khai thác tàu. Từ sự phân tích trên, các doanh nghiệp khai thác tàu tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn tài nguyên trí tuệ vì vậy nên cổ phần hóa sâu, rộng và nhà nước nên thoái vốn chỉ để lại khoãng 10 % để nắm được thực chất họat động của doanh nghiệp nhằm hổ trợ nguồn hàng và tài chính khi doanh nghiệp có yêu cầu.

Ngược lại các doanh nghiệp khai thác cảng, có lợi nhuận chủ yếu từ tài nguyên thiên nhiên, ở đây là tài nguyên tuyến nước sâu, địa kinh tế. Nếu Vinalines chiếm hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên này thì sự kinh doanh ổn định, ít rủi ro.Hướng quan tâm là cảng công-ten-nơ kết nối mạng chung cả nước, các cảng chuyên dùng như gạo, than, dầu, đá dăm…Song vấn đề nhận thức về tài nguyên tuyến nước sâu có những quan điểm khác nhau. Vấn đề là phải đón nhận được những dự án đúng, sự sai lầm sẽ dẩn đến đầu tư rất lớn nhưng kết quả sẽ là bi đát. Việt Nam có quá nhiều bài học về đầu tư sai vì không nắm thực chất nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xin đưa ra những ví dụ lớn như sau :

Hải Phòng làm đập Đình Vũ và xây dựng cảng nước sâu Đình Vũ đã không quan tâm đến quy luật chọn luồng tàu biển của Pháp : luồng vào cảng là luồng phụ, còn cảng phải nằm trên dòng sông chính, cửa sông chinh dùng để thóat phù sa. Việc xây dựng cầu Tân Vũ nối Đình Vũ với Cát Bà cũng không quan tâm đến nguyên lý này.

Việc TP HCM xây dựng cảng Hiệp Phước để sử dụng luồng sông Soài Rạp là việc không tiếp nhận những kinh nghiệp trên của người Pháp.

Việc xây dựng đê chắn sóng cảng Dung Quất đã không quan tâm đến quy luật chiều xóay bão biển Đông và quy luật bồi lấp bờ biển Đông Việt Nam

Việc đầu tư xây dựng cảng Cái Mép đã không tính đến cửa luồng vào cảng tại vịnh Gành Ráy và sự phát triển nhanh của trọng tải tàu công-ten-nơ.

Việc mở luồng kênh Quan Chánh Bố đã không quan tâm đến quy luật động của luồng Định An nên dự án 10.000 tỷ đồng này sẽ đón hiện tượng động như cửa Định An khi hòan thành.

Để tránh những sai lầm tương tự trên, Vinalines nên lắng nghe các ý kiến khác biệt nhau của các nhóm tư vấn,tạo môi trường đối thoại và tôn trọng bản quyền của những người lao động nghiêm túc.

Việt Nam đã xuất gạo trên 25 năm, nhưng đến nay chưa có cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo. Cảng chuyên dụng bao gồm silo tồn trữ, nhà máy xây, cảng xuất cho tàu 3 vạn tấn. Đây là thị trường lớn, Vinalines cần vào chiếm lỉnh ngay.

Nhu cầu than cho các nhà máy điện ĐBSCL rất lớn. Vinalines nên thực hiện đầu tư, vừa chiếm lỉnh thị trường cảng vừa chiếm thị trường vận tải than rất lớn từ Úc hay Indonesia về ĐBSCL.

Dầu cho ĐBSCL phải cung ứng từ tổng kho Nhà Bè, Vinalines tham gia lập tổng kho tại cửa sông ĐBSCL sẽ giảm phí chuyển tải và cung cấp cho cả thị trường Pnompênh.

Đá dăm là nguồn tài nguyên vô cùng to lớn với các tỉnh miền Trung. Từ đá mồ côi, đến các mỏ đá granit đều ngập tràn dưới chân của dảy Trường Sơn.Nhu cầu lao động giản đơn. Nếu Vinalines có cảng chuyên dùng và quản lý dây chuyền cung ứng đá tốt thì hòan tòan có thể cạnh tranh với đá dăm từ Nam Trung Quốc cung cấp cho các nước Brunei, Singapore.Đây cũng là một hướng giải quyết lao động giản đơn ở miền Trung để tạo ổn định trật tự xã hội.

Hy vọng những gợi ý trên hữu ích cho việc hoạch định chiến lược tái cơ cấu cho Vinalines.

KS Doãn Mạnh Dũng