Địa mạo Nam bộ hình thành từ động lực dòng hải lưu tầng đáy.            KS. Doãn Mạnh Dũng

Địa mạo Nam bộ hình thành từ động lực dòng hải lưu tầng đáy.            KS. Doãn Mạnh Dũng

Hệ thống giồng cát trên đồng bằng Nam Bô của nhà địa lý Lê Bá Thảo

1. Sự hình thành dòng hải lưu tầng đáy Bắc -Nam

1.1 Phát hiện dòng hải lưu tầng đáy Bắc-Nam bằng thí nghiệm

Hình 1 : Thí nghiệm để tìm dòng hải lưu tầng đáy

Dùng hai bình nước C và X có nước màu khác nhau và mặt thoáng lớn. Dùng ống nhựa trong nối nước tầng mặt  2 bình và ống thứ 2 nối nước tầng đáy 2 bình. Dùng đèn nhiệt chiếu vào mặt thoáng bình X. Ta thấy dòng chảy tầng mặt từ X đến C và dòng tầng đáy từ C đến X. Khi tăng đèn chiếu, tốc độ dòng chảy tăng lên.

Coi C là cực Bắc và X là Xích đạo. Do chênh lệnh nhiệt nên có dòng chảy tầng đáy từ Cực về Xích đạo. Sự di chuyển này độc lập với sự di chuyển quay của trái đất nên dòng hải lưu tầng đáy vừa di chuyển theo hướng Bắc-Nam vừa di chuyển theo hướng Đông-Tây theo nguyên tắc của lực Coriolic mà các sĩ quan pháo binh đều biết.

Từ phân tích này, tồn tại dòng hải lưu tầng đáy trong 365 ngày/năm.

Kết quả thí nghiệm :

a/ Tốc độ v của dòng hòan lưu  không thay đổi trên đọan đường từ X đến C  và từ C đến X.

b/ Khi tăng  nhiệt độ  đèn chiếu vào mặt thoáng X, thì tốc độ v của dòng hòan lưu tăng.

Hệ quả :

a/ Chúng ta coi X là  vùng Xích đạo, C là vùng cực. Vì có chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Cực nên xuất hiện dòng hòan lưu hoàn lưu như thí nghiệm.Nhờ thí nghiệm này, chúng ta biết có dòng hải lưu tầng đáy di chuyển ở đáy biển

b/ Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hòan lưu tầng đáy di chuyển từ Đông sang Tây do  tác động của lực quán tính Côriolic.

c/ Tổng hợp 2 chuyển động Bắc-Nam và Đông-Tây dòng hải lưu tầng đáy là nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch kinh tế biển ở Việt Nam.

1.2  Đặc tính của dòng hải lưu tầng đáy

Dòng tầng đáy Bắc-Nam hình thành và di chuyển trong trường quay của trái đất, nên chịu tác động của  lực Corioloic.

 

ON   : Với thí nghiệm Hình 1, trái đất ấm lên nên  tốc độ dòng chảy tăng. Khi ON tăng và góc OMN sẽ lớn hơn.

Hình 3 : Tích hợp tốc độ dòng hải lưu ON và tốc độ dài OM tại vĩ tuyến nghiên cứu

Hệ quả : Trái đất ấm lên sẽ gây xói lỡ bờ biển Đông để tạo nên sự cân bằng mới.

 

MN cực đại khi:

a/  OM  cực đại- gần Xích đạo theo công thức  (2)

b/  ON cực đại- khi dòng hải lưu xuất phát gần cực  theo công thức (1)

Miền Trung Việt Nam đáp ứng cả 2 yếu tố trên nên là nơi tiếp nhận nhiều nguồn năng lượng của trái đất.

 

  1. Dòng hải lưu tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc

Dòng hải lưu tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc đã hổ trợ nâng tốc độ dòng hải lưu tầng đáy khi di chuyển ngoài biển Đông. Sự cộng hưởng 2 dòng tầng đáy và tầng mặt giúp tích lũy năng lượng cho dòng hải lưu tầng đáy.

 

  1. Dòng hải lưu tầng đáy Băc-Nam tạo ra các hiện tượng địa lý đặc biệt tại Nam Bộ
    • Tạo ra Hồ Đồng Tháp Mười

Khi dòng hải lưu tầng đáy di chuyển đến bờ biển cực Đông Vũng Tàu  thì gặp núi đá và bị hướng dòng chảy về phía Đông Nam. Vĩ tuyến tại cực Đông Vũng Tàu còn cao hơn vĩ tuyến Đồng Tháp Mười. Theo quán tính dòng hải lưu tầng đấy vẩn di chuyển từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vì vậy dòng tầng đáy không thể đưa sa bồi để bồi lấp vùng trũng Đồng Tháp Mười. Vì vậy khoảng trũng này còn sót lại đã hình thành hồ Đồng Tháp Mười.

Hình 5 : Vùng trũng Đồng Tháp Mười bao gồm  Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Trung tâm hồ  Đồng Tháp Mười là  Kiến Tường ( dấu hình sao ) – có  vĩ tuyến cao hơn Vũng Tàu – nên dòng hải lưu tầng đáy khó tác động đến hồ Đồng Tháp Mười.

  • Bồi lấp những giồng đất cao ở cao ở Nam Bộ

Sa hồi từ sông Mê công đổ ra biển Đông bị động lực dòng tầng đáy tác động tạo thành các giồng đất cao hình cung có tâm là khu vực Tân Châu-Hồng Ngự.

Qua nhiều lần bồi lấp trong nhiều ngàn năm, nhiều giồng đất có dạng hình cung lấn dần về phía Đông nhưng đều có cung với tâm cũng là Tân Châu- Hồng Ngự.

Diện mạo ĐBSCL như Hình 1.

  • Các cửa sông bị bồi lấp

Vì dòng tầng đáy di chuyển từ Bắc xuống Nam, từ  Đông sang Tây nên toàn bộ cửa sông và vịnh ở bờ biển Đông đều bị bồi lấp. Những vịnh ở bờ biển Đông của Việt Nam có cửa vịnh nhìn về hướng Nam và không có dòng sông lớn từ dãy Trường Sơn đổ vào thì sâu.

Ví dụ :

-Vịnh Thị Nại có sông Côn đổ vào nên bị cạn.

-Vịnh Dung Quất có sông Trà Bồng đổ vào nên bị cạn. Vịnh Dung Quất còn bị dòng hải lưu tầng đáy  đổ vào nên tình trạng bị cạn phát triển nhanh.

– Vịnh Đà Nẵng có sông Hàn đổ vào nên bị cạn.

– Vịnh Gành Rái có sông Đồng Nai đổ vào nên bị cạn.

 

  • Mũi Cà Mau cong về hướng Tây

Dòng hải lưu tầng đáy khi đến mũi Cà Mau vẩn giữ quy luật di chuyển từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây nên đưa sa bồi đến mũi Cà Mau nhiều và tào ra mũi Cà Mau phát triển nhanh nhưng cong về hướng Tây.

 

Hình 6 : Mũi Cà Mau công về hướng Tây

 

  • Luồng động tại cửa Định An và cửa sông Soài Rạp

Luồng Định An khi mùa Đông bị dòng hải lưu đẩy di chuyển về phía Nam nên hình thành luồng động Định An và theo chu kỳ năm. Vì không biết quy luật trên, chúng ta bõ rất nhiều chi phí nạo vét cửa Định An từ 1980 đến  khoảng 2010.

Quan sát luồng tàu tại cửa Soài Rạp, cũng có hiện tượng động như luồng Định An.

 

Hình  6  : Luồng động cửa sông Định An di chuyển về phía Nam về mùa Đông ( Nguồn Hoàng Xuân Nhuận -1990 )

 

Hình  7  : Luồng động cửa sông Soài Rạp dịch chuyển xuống phía Nam về mùa Đông.

 

  • Dòng hải lưu tầng đáy là nguồn gốc chính gây ra các tai nạn đuối nước khi tắm biển

Bờ biển Đông Việt Nam hàng năm thường xuyên xảy ra tai nạn đuối nước khi tắm biển. Đây là hiện tượng tương tự ở Tam giác quỷ Bermuda nhưng rất nhỏ và âm thầm ít người hiểu được nguyên nhân. Nhìn mặt biển êm đềm, xuống tắm biển ít người hiểu rằng dòng tầng đáy đang đưa bạn di chuyển về hướng Nam.Với bờ biển có hướng Tây Bắc – Đông Nam thì dòng hải lưu tầng đáy kéo vật nổi ra xa bờ biển và gây ra tai nạn đuối nước.

 

  1. Nên quan tâm khôi phục hồ Đồng Tháp Mười và tạo thêm nhiều hồ và kênh ở Nam Bộ đễ trữ nước.

Nguồn nước cung ứng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL) ngày càng bị đe dọa vì các nước ở thượng lưu xây dựng hồ và đập thủy điện. Vì vậy để duy trì chức năng ĐBSCL là bếp ăn của khu vực và an ninh lương thực thì việc khôi phục hồ nước Đồng Tháp Mười là cần thiết, không chỉ vì mục tiêu cung ứng nước ngọt cho nông nghiệp các tỉnh miền Tây mà còn giúp các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau có nước ngầm để phục vụ cuộc sống.

 

  1. Kết luận

Dòng hải lưu tầng đáy đã tạo nên diện mạo ĐBSCL và tác động đến cuộc sống con người. Muốn hay không,  khi xây dựng các dự án kinh tế tại ĐBSCL, cần quan tâm đến tác động của dòng hải lưu tầng đáy.

Hiểu được quy luật của thiên nhiên, nhờ đó xây dựng theo quy luật của tự nhiên. Đó là con đường phát triển ổn định và bền vững./.