Điện hải lưu- Bố cục cọc ván thép cho máy phát điện-KS. Doãn Mạnh Dũng

Điện hải lưu- Bố cục cọc ván thép cho máy phát điện-KS. Doãn Mạnh Dũng

Chức năng của hệ thống cọc Larsen là giữ máy phát điện ổn định dưới đáy sông hay đáy biển. Việc bố trí hệ thống cọc sao cho chịu được lực tối đa, thuận lợi cho quá trình gia công cọc, đóng và rút cọc, thuận lợi khi kết nối giữa hệ thống cọc và máy phát điện.

Hiện nay việc đóng cọc Larsen ở sông thường dùng xà lan tự hành, có cần cẩu, máy phát điện, máy bơm thủy lực, máy rung đóng cọc. Chọn xà lan đủ lớn để có thể chở đầy đủ các thiết bị cần thiết.

Khi thiết kế máy phát điện cho dòng nước đuôi các thủy điện, tác giả chọn phương tiện vận chuyển là công-ten-nơ. Vì vậy từ trống quay, khung máy phát điện đều có thể đưa vào công-ten-nơ để vận chuyển từ xưởng chế tạo đến nơi thi công.

 

Hình 1 : Máy đang thi công đóng cọc ở sông Việt Nam.

Hình 2: Kết nối giữa hai cọc ván thép Larsen đang dùng tại Việt Nam

Hình 3 : Các loại ván thép Larsen đang có tại Việt Nam

 

Ván thép Larsen có độ dài từ 6m đến 18 m. Với độ dài của ván thép đến 18 m nên có thể sử dụng cho mục tiêu khai thác động năng dòng chảy ở hạ lưu thủy điện Trị An với độ sâu từ 2m đến 6 m.

Hình 4: Thông số ván thép Larsen đang có tại Việt Nam

 

Cọc ván thép được chọn lựa sử dụng là loại có hình chữ U : rộng 500 mm, cao 200 mm , chiều dày 24,3 mm.  Thị trường Việt Nam  và thế giới đang có ván thép với độ dài từ 6m-18 m

 

Hình 5: Sơ đồ mặt bằng bố trí các cọc ván thép cho máy phát điện sử dụng dòng nước đuôi của các thủy điện.

 

Hình 6: Sơ đồ hình khối các cọc ván thép cho máy phát điện sử dụng dòng nước đuôi của các thủy điện

 

Hình 7 : Sơ đồ mặt bằng bố trí các cọc ván thép cho máy phát điện sử dụng dòng thủy triều.

 

Hình 8 : Sơ đồ hình khối các cọc ván thép cho máy phát điện sử dụng dòng thủy triều

 

Những thông tin trên để bạn đọc có thể tin rằng Điện hải lưu đang từng bước hình thành tại Việt Nam.

Để một xã hội phát triển, mọi lao động cần nghiêm túc vì vậy mong rằng bản quyền được tôn trọng./.