Giải pháp để giảm thiểu thủy điện ở Lào !

Sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy -Lào, ngày 23-7-2018 là hồi chuông báo động, cảnh báo với Chính phủ Lào. Nhưng lợi nhuận vẩn luôn luôn giúp con người quên nhanh mọi nổi đau và hiểm nguy. Vậy giải pháp nào để hạn chế thủy điện tại Lào vì môi trường sống không chỉ cần cho nhân dân Lào mà cả cho các nước hạ lưu sông Mê Kông ? Vậy có phương pháp tư duy mới không ?
Một dòng chảy có chiều ngang 1m, sâu 1m, tốc độ 1m/s mang nguồn năng lượng trên 18 MW/h. Tôi đã phát hiện ở bờ biển miền Trung Việt Nam có dòng hải lưu sát bờ, gần như một chiều theo hướng Bắc-Nam, dài 1000 km từ Hòn La – Quảng Bình đến Mũi Kê Gà với độ rộng tại cửa sông Gianh đến 24 km. Nguồn năng lượng trên hình thành do trái đất quay từ Tây sang Đông, do sự chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực, tích hợp được năng lượng nhờ bờ biển Tây Thái Bình Dương lệch dần về hướng Tây khi tiến về Xích đạo. Nhờ dãy Trường Sơn đã che chắn gió Tây Nam nên bờ biển miền Trung Việt Nam gần như duy trì dòng hải lưu một chiều theo hướng Bắc-Nam. Như vậy nguồn năng lượng trên mang tính vũ trụ và thay đổi mạnh yếu theo chu kỳ quay của trái đất. Nguồn năng lượng từ dòng hải lưu là tiềm năng thiên nhiên chính của Việt Nam trong tương lai, nó như mõ dầu của Trung Đông nhưng không bao giờ cạn và sạch với môi trường.
Để biến động năng dòng hải lưu trên thành điện năng là một quá trình lao động nhiều năm với những kết quả bất ngờ và may mắn.Tôi đã tìm ra công nghệ để chuyển đổi động năng dòng chảy tự nhiên thành điện năng bằng giải pháp “trống quay”. Đó là một cặp trống hình trụ quay quanh trục của chính nó và nổi lơ lững trong nước nhờ lực Ac-si-mec.Công nghệ mới rất đơn giản, sử dụng nguyên vật liệu chính là bê tông cốt thép giữ chức năng làm khung đở – loại vật liệu phổ biến ở miền Trung Việt Nam.Vật liệu mang tính trái tim của công nghệ là “trống quay”. Con quay càng nhẹ càng tốt, nên nhu cầu rất ít vật liệu nhưng bù là cần công nghệ gia công chính xác. Hệ thống chuyển đổi động năng có thể tiếp nhận gần như toàn bộ năng lượng của dòng hải lưu theo chiều sâu và chiều ngang của dòng chảy. Hệ thống phát điện đều nằm trên mặt nước nên giá thành rẽ.Vì vùng nước có dòng hải lưu luôn luôn gần bờ nên chi phí đường dây dẩn điện thấp. Vùng nước có dòng hải lưu chỉ sâu từ 10m-35m nên thuận lợi đặt các nhà máy ngay trên đáy biển. Nhà máy phát điện bằng dòng hải lưu có thể sản xuất hàng loạt hệ thống khung theo mô-đun với những vùng nước cùng độ sâu. Trống quay có thể chọn một dạng chuẩn và có thể kết nối theo độ sâu. Những yếu tố trên giúp chúng ta tin rằng giá thành điện hải lưu sẽ rẽ hơn cả thủy điện. Đây là một hướng phát triển của Việt Nam vừa bền vững với môi trường, vừa thay đổi nguồn cung ứng điện cho cả bán đảo Đông Dương và cân đối lại các nguồn thủy điện tại Lào.
Người Việt Nam tự hào đã phát hiện nguồn tài nguyên dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam bằng lý thuyết cũng như phát minh công nghệ tối ưu theo mô hình “trống quay” mang tên “Doan blade” để chuyển đổi động năng dòng hải lưu thành điện năng.
Mong rằng Chính phủ Việt Nam sẽ sớm có chính sách hổ trợ để sớm đưa kết quả nghiên cứu trên vào khai thác.
KS Doãn Mạnh Dũng