Giải pháp chống lún và trữ nước ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM- Dương Chí Nhân

       Xây dựng những hồ chứa nước ngọt dọc theo các dòng sông lớn, về phía thượng nguồn, vừa làm nhiệm vụ bình ổn khi lũ về, vừa trữ nước dành cho mùa khô.

 

        Mỗi hồ chứa được khoan vài giếng khoan để dẫn nước có kiểm soát thẳng xuống tầng nước ngầm bằng áp lực tự nhiên, không bơm ép có thể gây phá vỡ cấu trúc tầng nước ngầm. Quan trọng hơn, nước trước khi được đưa xuống tầng ngầm phải được lọc thô để loại bỏ các chất gây lắng đọng tự nhiên như phù sa, xác sinh vật… Khi có dịch bệnh bùng phát tại vùng có hồ chứa, phải đóng ngay các giếng khoan để tránh lây nhiễm theo nguồn nước.

       Các tầng nước ngầm thường liên thông với nhau, nhưng vẫn có nhiều vùng bị chia cắt do cấu trúc địa chất, hoặc nhiều nguyên nhân khác như bị sụp đổ khi  nước bị rút cạn trước đây, làm tắt nghẽn dòng chảy. Công nghệ thăm dò và khoan ngang trong khai thác dầu đá phiến hiện nay có thể giải quyết được vấn đề này, giúp dẫn nước ngầm đến nơi cần thiết nhanh hơn. Sau vài năm khi tầng nước ngầm đã ổn định, ta có thể khai thác nước ngầm có kiểm soát theo hướng bền vững. Một phần lợi ích thu được trong khai thác nước ngầm được hoàn trả cho chi phí vận hành tại các hồ chứa.

Tuy nhiên, giải pháp này cần có một khung pháp lý chặt chẽ, một nguồn tài chánh đủ mạnh, sự trung thực và có trách nhiệm của các đơn vị thi công và vận hành. Tiếc rằng đây là những điều xa xỉ tại nước ta hiện nay.

                                      

                                                                                                    Dương Chí Nhân