Kênh Phù Nam  lợi ít, hại nhiều cho dân Kampuchia.                          KS Doãn Mạnh Dũng

Kênh Phù Nam  lợi ít, hại nhiều cho dân Kampuchia.                          KS Doãn Mạnh Dũng

Hình 1 : Vị trí kênh Phù Nam

Kinhtebien online : Thời khắc thiêng liêng đất trời đón năm Giáp Thìn, người Việt Nam đều mong muốn được sống trong hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng.Chuyện Trung Quốc đào kênh Phù Nam ở Kampuchia đã làm không ít người Việt Nam lo lắng. Vì vậy để mọi người vui đón Tết, xin gửi đến bạn đọc bài viết “ Kênh Phù Nam lợi ít, hại nhiều cho dân Kampuchia” của KS. Doãn Mạnh Dũng. Chủ trương đào kênh Phù Nam bất lợi cho Trung Quốc trước mắt về tài chính và sẽ làm mất uy tín của Trung Quốc tại Kampuchia trong tương lai.

  1. Kế hoạch đào kênh Phù Nam

Các yếu tố kỹ thuật

 

Kênh dài 180 Km từ Pnom Phenh đến Kép. Độ sâu  5,4m , độ rộng kênh ở thượng lưu là 100 m và  ở hạ  lưu là 80 m, thích hợp cho xà lan sông  tự hành loại 1  vạn tấn. Nguồn nước từ sông Mê Kong, chủ yếu từ thượng nguồn  sông Hậu ( sông Bassasc ).

Vốn đầu tư 1,7tỷ USD, xây dựng trong 4 năm. Do Công ty cầu đường Trung Quốc thực hiện.

 

  1. Lý thuyết về hướng của dòng sông khi chảy ra biển

Lý thuyết này đã tham gia Hội thảo Hợp tác Kỹ thuật Đông Nam Á tại Hà Nội 22-24/12/2000

Hình 2 : Tên Hội thảo

Hình 3 : Bài viết” Hiện tượng Hòa Duân”

2.1  Công thức tính lưu lượng dòng chảy qua kênh hở

Công thức Sedi xác định lưu lượng nước chảy đều trên kênh hở  đã được thế giới sử dụng.

 

2.2   Công thức Sedi khi B>>>h  khi có thủy triều hay lũ lụt

 

Hình 4 : Tương quan giữa lưu lượng và cao độ dòng chảy

 

2.3 Mối quan hệ cao độ mực nước biển và biên độ thủy triều.

Tại một điểm ở bờ biển có biên độ thủy triều, thì cao độ mặt nước biển ở đó là độ cao trung bình của tất cả biên độ thủy triều tại điểm đó.

 

  • Với định nghĩa “Cao độ mực nước biển” ở phần 2.3 , nơi có biên độ thủy triều cường cao nhất sẽ là nơi có những khoảng thời gian tồn tại với mực nước thấp nhất so với những vị trí lân cận. Từ công thức (6) , ta xác định rằng : Dòng sông từ nội địa ra biển sẽ có xu hướng di chuyển về vùng bờ biển có biên độ thủy triều cao nhất trong khu vực.

 

Tài liệu trên dành cho các chuyên gia chuyên ngành, với cộng đồng, bạn chỉ cần biết rằng : “Khi tìm lối thoát cho  lũ hay dòng sông từ nội địa ra biển, vùng bờ biển nào  nơi có biên độ thủy triều cường cao nhất là sẽ là vùng cửa sông thoát ra biển.”

Ví dụ :

  • Biên độ thủy triều cường tại Kỳ Hà – Quảng Nam cao hơn phía Bắc nên dòng sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển và thoát ra tại cửa Kỳ Hà.
  • Biên độ thủy triều cường tại Rạch Giá đạt đến 1.8m, trong khi tại Hòn Đất biên độ thủy triều cường chỉ đạt 0,9 m. Vì vậy khi đào kênh T5 tại Hòn Đất, lũ khó thoát ra Hòn Đất mà phá lộ 80 để chảy về Rạch Giá.
  • Tại phá Tam giang – Thừa thiên -Huế , biên độ thủy triều cửa Thuận An cao hơn phía nam, biên độ thủy triều cửa Tư Hiền cao hơn phía Bắc. Vì vậy dòng sông Ô Lâu  khi rời dãy Trường Sơn thì quay về hướng Bắc tạo ra cửa Thuận An, còn sông Bồ khi rời dãy Trường Sơn thì di chuyển về hướng Nam tạo ra cửa Tư Hiền.
  • Biên độ thủy triều cường phía Tây Bangkok cao hơn phía Đông nên khi thành phố Bangkok bị ngập lụt thì nên mở thoát lũ phía Tây, tốt hơn phía Đông.

 

  1. Đặc điểm thủy triều tại cửa kênh Phù Nam

Hình 5 : Biên độ thủy triều cường tại cửa biển kênh Phù Nam là 0.8 m tương đương cửa biển kênh Vĩnh Tế.

Hình 6 : Kênh Vĩnh Tế chạy theo biên giới Việt-Kampuchia  nối sông Hậu đến vịnh Thái Lan. Cửa kênh Vĩnh Tế là một hồ nước mặn.

Cửa biển kênh Phù Nam có trạng thái nhật triều. Biên độ thủy triều cường cao nhất 0.8 m.

Thủy triều phía cửa biển Sông Hậu ở Việt Nam có trạng thái bán nhật triều. Biên độ thủy triều cường cao nhất đến 5m.

Vì vậy dòng Hậu Giang có xu hướng chảy ra phía Đông về Việt Nam và rất khó ra vịnh Thái Lan.

Chính vì vậy đã hình thành đầm nước mặn tại cửa kênh Vĩnh Tế  ngay khi đào xong kênh Vĩnh Tế.

  1. Lợi ích và thách thức với người Kampuchia

Lợi ích :

– Sử dụng được tuyến đường sông từ cửa biển kênh Phù Nam đến PnomPhenh

Thách thức :

– Một vùng đất rộng lớn bị nhiễm mặn, giảm thu nhập từ nông nghiệp.

– Chi phí đầu tư và duy tu luồng tàu sông là rất lớn

Với tuyến vận tải chỉ có 180 km, thì xây dựng đường sắt đôi cho tàu chạy 2 chiều, khổ 1435 mm chở công-ten-nơ  thì vừa nhanh, vừa hiệu quả kinh tế  hơn dự án đào kênh.

Nếu mục tiêu vì muốn kiểm soát nguồn nước nuôi sống Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL )thì không thể thực hiện được vì nước từ sông Mê Kông không thể chảy ra vịnh Thái Lan như khát vọng của người Trung Quốc.

Nếu Trung quốc quyết tâm đào kênh Phù Nam, người Kampuchia cần yêu cầu Trung Quốc viện trợ không hoàn lại từ vốn đầu tư đến vốn duy tu hàng năm.

Về phía Việt Nam, chuyện Trung Quốc quyết tâm đào kênh Phù Nam đã dạy người Việt Nam cần độc lập hơn về chính sách xây dựng đất nước, không nên nghe theo “các chuyên gia bài khóa” biến hồ Đồng Tháp Mười thành ruộng lúa, ngược lại cần khôi phục hồ Đồng Tháp Mười thành nơi giữ nước cho ĐBSCL và đồng thời tạo nhiều kênh hồ ở ĐBSCL để trữ nước ngọt ./.