Lý giải “Tam giác  quỷ Bermuda “               KS Doãn Mạnh Dũng

Lý giải “Tam giác  quỷ Bermuda “               KS Doãn Mạnh Dũng

Hình dòng xoáy của gió mang hơi nước có tĩnh điện, Vòng xoáy quay, tạo ra dòng điện và làm thay đổi từ trường. La bàn hổn loạn, phi công mất phương hướng, lạc đường, hết nhiên liệu và gặp tai nạn.

Trang www.kinhtebien.vn đã viết về “Tam giác quỷ Bermuda” vào 1/2/2010    ( https://kinhtebien.vn/ly-gii-bi-n-v-tam-giac-qu-bec-mu-a/?preview_id=153&preview_nonce=4958a8fdbd&_thumbnail_id=152&preview=true ), nay tác giả bổ sung thêm để sự việc được minh bạch hơn.

-Thông tin từ nước Mỹ

Ngày 15 tháng 12 năm 1945, Phi đội 19,  gồm 5 máy bay với 19 thành viên luyện tập tại tam giác Bermuda bị mất tích. Có thông tin la bàn trên máy bay mất ổn định trước khi gặp tai nạn.

Ngay trong ngày, 1 phi cơ cứu hộ với phi hành đoàn 13 người  đi tìm kiếm và cũng bị mất tích.

Trước đó, ngày 4 tháng 3 năm 1918 , chiến hạm USS Cyclops, trọng tải   12500 tấn, dài 165 m, rộng 20 m , hạ thủy năm 1917, chở 11500 tấn mangan , bị mất tích  tại tam giác Bermuda.

 

-Vị trí tam giác Bermuda

 

 

Hình 1 : Vị trí Tam giác Bermuda

-Lý giải  của KS Doãn Mạnh Dũng

+ Dòng hải lưu tầng mặt

Vùng Tam giác Bermuda là vùng chịu gió mùa Đông-Bắc  tương tự vùng bờ biển Nam Trung Hoa và bờ biển miền Bắc Việt Nam. Gió mùa tạo ra dòng hải lưu tầng mặt theo hướng từ Đông-Bắc đến Tây -Nam. Vì bờ biển cản gió, nên dòng hải lưu tầng mặt chạy dọc theo hướng của bờ biển.

Vì bờ biển phía Tây khu vực Bermuda có hướng Đông-Bắc xuống Tây-Nam nhưng khi gặp bán đảo Florida thì dòng hải lưu tầng mặt đổi về hướng Đông-Nam. Chính đặc điểm này đã kích thích tạo ra vòng xoáy tại Tam giác Bermuda.Vòng xoáy hải lưu trên có hướng ngược chiều kim đồng hồ cùng hướng với xoáy bão của Bắc bán cầu.

 

+ Dòng hải lưu tầng đáy

Để hiều sự hình thành dòng hải lưu tầng đáy, KS. Doãn Mạnh Dũng đưa ra thí nghiệm sau :

Hình 2 : Thí nghiệm để tìm dòng hải lưu tầng đáy

Dùng hai bình nước C và X có nước màu khác nhau và mặt thoáng lớn. Dùng ống nhựa trong nối nước tầng mặt  2 bình và ống thứ 2 nối nước tầng đáy 2 bình. Dùng đèn nhiệt chiếu vào mặt thoáng bình X. Ta thấy dòng chảy tầng mặt từ X đến C và dòng tầng đáy từ C đến X. Khi tăng đèn chiếu, tốc độ dòng chảy tăng lên.

Coi C là cực Bắc và X là Xích đạo. Do chênh lệnh nhiệt nên có dòng chảy tầng đáy từ Cực về Xích đạo. Sự di chuyển này độc lập với sự di chuyển quay của trái đất nên dòng hải lưu tầng đáy vừa di chuyển theo hướng Bắc-Nam vừa di chuyển theo hướng Đông-Tây theo nguyên tắc của lực Coriolic mà các sĩ quan pháo binh đều biết.

Lục Coriolic mạnh nhất khi dòng hải lưu xuất phát từ cực ở vĩ độ 900. Dòng hải lưu di chuyển độc lập với trạng thái quay của trái đất.Vì trái đất quay từ Tây sang Đông, nên đứng quan sát từ trái đất, dòng hải lưu vừa di chuyển từ Bắc xuống Nam, vừa di chuyển từ Đông sang Tây.Vì trái đất hình tròn, tại vĩ tuyến 900  có mặt cắt vuông góc với trục trái đất là cực tiểu và tăng dần đến Xích đạo tại vĩ độ 00 có mặt cắt trái đất là cực đại. Quá trình di chuyển từ vùng có bán kinh mặt cắt nhỏ đến vùng có bán kính mặt cắt lớn đã giúp dòng hải lưu tích lũy năng lượng ngày càng mạnh.

Dòng hải lưu tầng đáy tồn tại 365 ngày/năm, cùng hướng với dòng hải lưu tầng mặt.

 

Hình 3 : Bờ biển tại phía Đông nước Mỹ tại Tam giác Bermuada

 

+ Sự cộng hưởng dòng hải lưu tầng mặt và tầng đáy về mùa đông.

 

Hình 4 : Vòng xoáy hải lưu tại Tam giác Bermuada

 

Về mùa Đông, dòng hải lưu tầng mặt và dòng hải lưu tầng đáy cộng hưởng đã tạo ra các dòng xoáy cực đại tại Tam giác Bermuda. Đây là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn hàng hải tại Tam giác Bermuda.

Với những con tàu có nhiều khoang rỗng, sau khi di chuyển vào dòng hải lưu xoáy thì bị hút xuống đáy biển. Khi đó, các thủy thủ sẽ bị giết chết vì nước cuốn, hoặc  chết trong cabin vì thiếu ô-xy, không còn người điều khiển.

Khi hết lực hút,với những con tàu còn nhiều khoang rỗng sẽ nổi lên nhờ lực Artchimedes,  và tự di chuyển theo dòng hải lưu hay gió.

 

+ Lý giải về tai nạn hàng không từ sự hổn loạn của la bàn.

 

Hình 5 : Vòng xoáy gió tại Tam giác Bermuda

 

Trong vật lý, trạng thái di chuyển của nước và gió rất giống nhau. Gió di chuyển sát mặt đất, cũng chịu ảnh hưởng của lực Coriolic

Gió mang theo hơi nước chứa tĩnh điện và tạo ra hiện tượng sét  khi có mưa bão. Khi các dòng gió di chuyển theo chiều xoáy thì tự nó hình thành một cuôn dây điện bọc kín vùng xoáy. Sự di chuyển của dòng điện tích theo hình tròn đã tạo ra từ trường tương tự vai trò của một cuộn dây cảm ứng trên stator tác động lên cuộn quay rotor.

Nói cách khác, sự di chuyển của hơi nước mang tĩnh điện tương tự sự di chuyển của một dòng điện ( Vòng tròn đõ ở Hình 5).

Sự di chuyển trên đã tạo ra từ trường mới bao bọc các máy bay. Vì lý do này, các la bàn trên máy bay di chuyển hổn loạn và phi công không thể xác định đúng hướng bay và gây ra tai nạn khi hết nhiên liệu.

Phi đội 19 và máy bay cứu hộ đã di chuyển vào vòng xoáy của gió tại Tam giác Bermuda, mất hướng khi la bàn di chuyển hổn loạn, nên di chuyển về hướng Đông Bắc, hết nhiên liệu và tự rơi.

Về mùa đông-xuất hiện sự cộng hưởng giữa dòng hải lưu tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc với dòng hải lưu tầng đáy  hình thành từ sự chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Cực-  là thời gian nguy hiểm nhất của Tam giác Bermuda./.