Khai dân trí, là hảy bắt đầu học làm người lương thiện

Tư tưởng Khai dân trí của ông Phan Chu Trinh đã được bà Nguyễn Thị Bình tập trung vào việc thay đổi chữ viết bằng cách cắt bớt các nét chữ. Cuối cùng, chuyện cải cách nét chữ chỉ làm học sinh viết chữ xấu hơn và phải quay lại nét chữ truyền thống. Lứa học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 thời Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyển Thị Bình năm nay đã ở tuổi trên  bốn mươi, là thế hệ chủ lực trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hôm nay.

 

Xã hội Việt Nam vào cuối năm 2020 đang đối diện với sự bùng nổ các công cụ tìm kiếm thông tin rất rẽ tiền. Mọi người, ai quan tâm   vẩn có cơ hội biết được sự thật. Mọi học thuyết cuối cùng đều phải đối mặt với sự thật. Mà sự thật là Tòa án lý tưởng nhất của sự công bằng.

Đó là những vị hàm Tể tướng, thường xuyên giảng dạy và viết sách về đạo đức cho công chúng nhưng thực sự là kẻ tham nhũng , trộm cắp tài sản công phục vụ cho cuộc sống sa đọa.

Đó là những vị đại biểu Quốc hội lại có quốc tịch nước ngoài. Họ sẵn sàng đưa ra các chính sách làm nghèo đất nước để kiếm tiền và sẵn sàng rời đất nước khi có nguy biến.

Đó là những kẻ cực kỳ giàu có, lừa thành công loại quan hàm Tể tướng, ăn rất đậm mà chỉ mất có 1 % lợi nhuận chi cho quan. Khi bị phát hiện thì chấp nhận ra Tòa nhận án.

Đó là những kẻ làm thuê, nổi dậy giết cả gia đình ông bà chủ như vụ án Nguyển Hữu Tình hay mới đây vụ án thủy thủ Nguyễn Văn Hoàng giết chủ tàu ngay giữa biển vì bị chủ chửi như thằng Phước trong thơ Tố Hữu.

Phải chăng, với những kẻ nô lệ, trong đầu chúng chỉ có mỗi một ước mơ đó là trở thành ông chủ nô bằng mọi giá. Và khi là chủ nô, chúng tự nhận có quyền chửi rủa các nô lệ khác ?

Nếu vậy loài người mãi mãi rơi vào vòng xoáy của bạo lực.

Nếu học chỉ để “Ngựa chàng đi trước, võng nàng theo sau” với học hàm học vị cao nhằm mua danh hảo để ghi vào bia đá trước mộ , nếu học để có kỹ thuật mị dân, học để lừa quan mua chính sách, biến của công thành của tư thì … không thể tìm thấy hạnh phúc trong kiếp làm người.

Tôi hoàn toàn tin rằng tư tưởng “Khai dân trí” của ông Phan Chu Trinh, là hảy bắt đầu học làm người lương thiện.

Khái niệm người lương thiện, người tử tế và người anh hùng được định nghĩa như sau:

Người lương thiện là người trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của mình một cách công bằng và minh bạch.

Người lương thiện giúp đở người khác thì đó là người tử tể.

Khi người tử tế dám hy sinh tính mạng hay tài sản của mình vì lợi ích của cộng đồng thì đó là người anh hùng.

KS Doãn Mạnh Dũng