Khái quát về Điện hải lưu

Khái quát về Điện hải lưu

Để có sự di chuyển dây dẩn hay từ trường , cần năng lượng cung cấp. Theo truyền thống, con người dùng than,dầu, khí cung cấp nhiệt cho nước, nước sinh ra hơi làm di chuyển dây dẩn hay từ trường. Thủy điện là phải làm hồ tích nước, nước di chuyển từ trên cao xuống thấp. Động năng rơi của nước làm di chuyển dây dẩn hay từ trường. Điện gió sử dụng năng lượng của gió tự nhiên làm di chuyển dây dẩn hay từ trường. Điện mặt trời là sử dụng tế bào quang điện tiếp nhận ánh sáng mặt trời để tạo ra dòng điện.

 

Trong các loại hình cung cấp điện năng trên, nhiệt điện sử dụng than gây ra ô nhiểm lớn vì có nhiều khí thải và xỉ than. Thủy điện phải sử dụng hồ tích nước từ trên cao nên chiếm đất canh tác và quan trọng hơn là gây nguy hiểm cho con người khi gần hết tuổi thọ của công trình hay sơ suất trong quản lý của con người. Điện gió gây tiếng ồn với khu dân cư và ảnh hưởng đến sinh thái khu vực chim sinh sống. Điện mặt trời chiếm mặt bằng cư trú nhưng quan trọng hơn là phải thải ra môi trường nhiều chất độc trong qua trình sản xuất tế bào quang điện và phải sử lý chúng khi tuổi thọ đã hết.

Điện hải lưu là sử dụng động năng của dòng chảy trong tự nhiên như dòng sông, dòng thủy triều, dòng hải lưu hay dòng chảy cuối cùng thoát ra ngoài của các thủy điện. Thế giới đã có nhiều quốc gia nghiên cứu phát điện bằng dòng chảy tự nhiên. Phương pháp truyền thống là sử dụng các loại cánh quạt như cánh quạt điện gió thả trong nước. Với phương pháp truyền thống, cánh quạt có trọng lượng nên máy phát điện có hiệu suất thấp, phải kín nước nên giá thành cao và không thể lấy hết động năng của dòng chảy tự nhiên theo chiều sâu và chiều rộng.

Các loại máy phát điện truyền thống trên thế giới sử dụng cánh quạt đặt trong nước đón dòng  chảy  như sau :

Việc nghiên cứu Điện hải lưu xuất phát từ việc phát hiện quy luật sâu, nông ở các cảng biển của Việt Nam.

Với nghiên cứu của KS Doãn Mạnh Dũng, dòng hải lưu ở bờ biển miền Trung Việt Nam là mạnh nhất, dài nhất trên trái đất này. Dòng hải lưu ở miền Trung được tách ra làm 2 dòng : dòng tầng đáy và dòng tầng mặt. Dòng tầng đáy tồn tại 365 ngày/năm, hình thành do sự chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực, do trái đất quay từ Tây sang Đông, do bờ biển Châu Á lệch dần về hướng Tây khi tiến từ Bắc Cực đến Xích đạo. Nhờ có dãy Trường Sơn, nên gió Tây Nam khó tác động đến vùng nước ven bờ ở miền Trung nên dòng tầng đáy ở ven bờ biển miền Trung ổn định 365 ngày/năm. Dòng tầng đáy do Ks Doãn Mạnh Dũng tìm ra, nên trí thức này ngoài tầm nhận thức của các trí thức khoa bảng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Chính vì vậy chưa có thể hình thành Hội đồng khoa học quốc tế đánh giá tiềm năng vô cùng to lớn của dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam.

Dòng tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc tồn tại 9 tháng/năm.

Hai dòng tầng đáy và tầng mặt công hưởng và cùng hướng Bắc Nam nên rất thuận cho phát triển điện công nghiệp tại các tỉnh miền Trung gồm 11 tỉnh và thành phố : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Cụ thể hơn , dòng hải lưu ở bờ miền Trung nằm ở phía Nam vĩ tuyến của cực Nam đảo Hải Nam ( Trung Quốc ) từ Hòn La ( Quảng Bình) đến mũi Kê Gà ( Bình Thuận) dài 1000 km.

Dòng hải lưu chạy sát bờ biển trong khu vực lảnh hải của Việt Nam, vùng nước nông có thể khai thác ở độ sâu từ 10m- 35m nên thuận lợi khi đưa điện vào đất liền.

Phương pháp nghiên cứu của KS Doãn Mạnh Dũng là sử dụng thí nghiệm chứng minh sự tồn tại tại dòng tầng đáy do chênh lệnh nhiệt giữa Cực trái đất và Xích Đạo, cơ lý thuyết và toán lý thuyết để chỉ ra sự hình thành và tồn tại dòng tầng đáy. Còn dòng tầng mặt thì căn cứ các tài liệu của ngành hàng hải quân sự của Việt Nam. Việc nghiên cứu Tài nguyên động năng dòng hải lưu ở miền Trung hoàn thành trong năm 2014 và đã đăng ký bản quyền.

Mỹ và Đài Loan sử dụng ảnh vệ tinh đã xác nhận vùng biển miền Trung Việt Nam có dòng hải lưu với tốc độ lớn nhất ở bờ Tây của Thái Bình Dương. Tài liệu của Mỹ và Đài Loan công bố tháng 3/2015 và đến Việt Nam 6/2015. Như vậy kết quả nghiên cứu của Việt Nam là trùng với kết quả nghiên cứu của thế giới.

Vấn đề cốt lõi trong Điện hải lưu là phát minh của Ks Doãn Mạnh Dũng về công nghệ “Trống quay”. Trống quay này được đặt tên “Doan blade ” để ghi công họ Doãn và khẳng định xuất xứ công nghệ từ Việt Nam. Công nghệ này sử dụng hình trụ có gờ nhận lực, bên trong hình trụ có độ rổng thích hợp để nhận lực Ác si méc để tạo ra con quay tối ưu trong nước. Hệ thống máy phát điện trên mặt nước nên giá thành và phí bảo dưỡng thấp. Với mô hình hợp lý và sử dụng 2 hàng máy phát điện theo chiều ngang, hệ thống sẽ tiếp nhận tối đa động năng dòng chảy theo chiều sâu và cả chiều ngang đồng thời không ảnh hưởng sự di chuyển của thủy sinh và rác thải. Hệ thống trống quay nằm chìm trong đáy biển nên chống lại được sóng gió và ổn định dưới đáy biển.

Công nghệ “Trống quay ” phát minh năm 2016 và đã đăng ký bản quyền.

Mô hình tổ hợp máy phát điện bằng dòng hải lưu như sau :

Vì ở Việt Nam, nguồn tài nguyên dòng hải lưu lớn hơn nhiều so với dòng chảy của sông, dòng thủy triều nên tác giả gọi là Điện hải lưu.

Trong toán học, năng lượng động năng được tính bằng công thức : E = 0.5mvv. Nhờ nước có trọng lượng riêng gấp 830 lần không khí nên dù tốc độ v có thấp cũng sinh ra nguồn năng lượng cực lớn. Một dòng chảy có độ rộng 1m, sâu 1m, tốc độ 1m/s mang nguồn năng lượng tương đương với 50 lao động, mỗi lao động có công suất 100 W. Khi khai thác với độ sâu 35 m và rộng 1 km thì đó là nguồn năng lượng bất ngờ với con người.

Nguồn năng lượng từ dòng hải lưu là nguồn năng lượng từ vũ trụ và sạch nên  tự nó sẽ hấp dẩn với con người. Điện hải lưu sẽ là nguồn điện chính của Việt Nam trong tương lai gần.

Dự án Điện hải lưu hiện đang xin phép vị trí tại hạ lưu thủy điện Trị An để lắp đặt chiếc máy đầu tiên trên thế giới theo công nghệ “Trống quay” của người Việt Nam, tự nghiên cứu từ lý thuyết đến công nghệ tự chế tạo để đạt sự giản đơn và tối ưu.

Chúng tôi hoàn toàn tự tin người Việt Nam sẽ tạo ra một nghề mới : Sản xuất và cung cấp thiết bị phát điện bằng dòng chảy tự nhiên cho Việt Nam và các nước trên thế giới.

Tác giả mong Chính quyền Việt Nam cho phép vị trí thí nghiệm và bản quyền nghiên cứu Điện hải lưu được tôn trọng.

KS Doãn Mạnh Dũng