Không nên bơm nước biển vào tầng nước ngầm để chống lún cho ĐBSCL
Ví dụ, bạn đang ở vùng nước mặn, không nên cố gắng biến vùng nước mặn thành nước ngọt hay nước lợ. Để tồn tại nơi đó, nước ngọt ở tầng ngầm sâu cần ưu tiên cho sinh hoạt của con người, hạn chế dùng cho sản xuất.
Với nguyên tắc trên, nhà nước nên hướng người dân ĐBSCL sử dụng tầng nước mặt để sản xuất và hạn chế sử dụng tầng nước ngầm cho sản xuất. Muốn vậy, việc nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL cần tìm các loại con giống có hiệu quả kinh tế nhưng đồng thời phải thích hợp với trạng thái độ PH của tầng nước mặt. Việc trồng rau ở vùng nước mặn thì cần nhiều nước ngọt ở tầng ngầm cũng cần cân nhắc lại. Nếu cần thì chuyển sang trồng các loại cây lâu năm chịu mặn hay sang nuôi trồng thủy sản thích hơp với môi trường tầng nước mặt. Khi tầng nước mặt bị ô nhiểm thì nhà nước cần hổ trợ sử lý sự ô nhiểm để có thể tái sử dụng.
Để cân bằng lại tầng nước ngầm ở ĐBSCL, tôi đề nghị quy hoạch lại hồ Đồng Tháp Mười trở lại vai trò hồ điều tiết nước cho ĐBSCL. Không nên mở rộng vùng lúa và cả mở rộng khu dân cư trong lòng hồ Đồng Tháp Mười. Nên nạo vét để nuôi trồng thủy sản tại đây. Sau nhiều năm, nước trong hồ ngấm xuống tạo nên mạnh nước ngọt chảy ngầm đến các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An…
Giải pháp trên nhằm mục tiêu không chỉ chống lún cho ĐBSCL mà tạo ra môi trường nước ngầm, nước mặt ổn định.Việc thực hiện trên cơ sỏ giáo dục và hướng dẩn người dân chuyển đổi sử dụng nước ngầm cho lợi ích lâu dài.
Để có một ĐBSCL ổn định về môi trường, chiến lược giữ môi trường ổn định và bền vững như nó vốn có là giải pháp khôn ngoan và lâu dài. Hồi năm 1980, ông Ronald Waterman ở Hà Lan đã viết cuốn sách “Building with nature ” ( Xây dựng theo thiên nhiên).Từ đó con người có nhận thức sâu sắc hơn trong mọi hành vi có thể tác động đến môi trường sống của con người. Thiên nhiên không cần chúng ta mà chúng ta rất cần thiên nhiên nên mọi tác động làm thay đổi thiên nhiên là cần hết sức thận trọng.
KS Doãn Mạnh Dũng