Làm sao có thể phát hành vận đơn cước trã trước mà chủ tàu không chịu rủi ro.

                Chủ tàu sau khi xem thì bác bõ không chấp nhận. Các bên có liên quan đều lo lắng chưa tìm ra giải pháp sử lý. Trong trường hợp trên nếu chủ tàu chấp nhận thì rủi rõ thuộc về chủ tàu. Vì vận đơn ( B/L) ghi cước đã trã, như vậy  ai cầm vận đơn đó đều có quyền nhận hàng và không phải trã cước vận tải.

                Trước sự việc trên, các bên đều lúng túng từ người trung gian thuê tàu, người thuê tàu,người xếp hàng,  đại lý ở cảng xếp.Các điện thoại từ Trung Quốc gọi về Việt Nam liên tục reo vang, vì ai cũng chỉ biết phần lợi của mình và dành rủi ro cho người khác.

                Nếu sau khi xếp xong hàng , tàu chờ thanh tóan cước thì tổn thất lại thuộc về chủ tàu. Trong hòan cảnh đó, tôi đưa ra cách giải quyết sau :

Bước 1 : Sau khi xếp hàng thì thuyền trưởng phát hành vận đơn ( B/L) cho đại lý với ghi chú : cước trã theo Hợp đồng.Và tàu rời cảng .Với ghi chú trên có nghĩa chủ tàu chưa nhận được cước.Còn người xếp hàng yên tâm là đã có chứng nhận rằng  hàng đã xếp xuống tàu. Như vậy người xếp hàng và chủ tàu không chịu rủi ro.

Bước 2 : Khi có vận đơn trên,  người  bán hàng   thanh tóan ngay tiền cước vận tải biển cho chủ tàu.

Bước 3 : Sau khi chủ tàu xác nhận đã nhận đủ cước,Đại lý tại Chi Wan thu hồi vận đơn đầu tiên và phát hành Bộ vận đơn phụ ( switch B/L)  cho  người bán hàng trong đó ghi : cước đã trã.

Với cách giải  quyết trên, các bên đều không có rủi ro và đều chấp nhận. Thực tế chúng tôi đã áp dụng và tất cả các bên đều vui vẽ và thỏa mản.

Trong thương trường, nguyên tắc giải quyết công việc là làm cho tất cả các bên liên quan đều ít rủi ro nhất. Sự việc trên ban đầu  làm nhức đầu mọi người, nhưng cách sử lý trên đã đề ra các bước hợp lý và đã thành công.

Sau này các tàu khác sang Chi Wan hay Trung Quốc xếp phân theo điều kiện CIF Việt Nam có lẽ sẽ thực hiện việc phát hành vận đơn như phương pháp trên.

KS Doãn Mạnh Dũng