Mọi chất thải ra biển đều quay lại với cộng đồng Việt Nam !

– Lũ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ rơi vào tháng 7 tháng 8 là mùa gió Tây Nam nên phù sa từ sông ra biển bị đẩy ngược về hướng Bắc. Với thuyết này, ta giải thích được vùng nước phía Nam bán đảo Đồ Sơn bị phù sa từ cửa Thái Bình ra làm cạn.
-Biên độ thủy triều vùng bờ biển Quảng Ninh cao hơn vùng Thanh Hóa nên các dòng sông có xu hướng thoát ra ngày càng nhiều ở khu vực Hạ Long.
Nói cách khác , mọi thứ từ sông đổ ra biển,đều bị đẩy vào bờ biển cả hướng Nam và cả hướng Bắc ở toàn bộ bờ biển từ Móng Cái- Quảng Ninh đến Vũng Áng -Hà Tỉnh.
Bờ biển từ Sơn Dương – Hà Tỉnh đến mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng của các động lực chính :
– Dòng hải lưu tầng đáy có nguồn gốc từ Bắc Cực vừa di chuyển theo hướng Bắc- Nam vừa di chuyển theo hướng Đông -Tây.
– Dòng hải lưu tầng mặt có nguồn gốc từ gió Đông Bắc.
Hai động lực trên đã đẩy mọi chất thải từ sông ra biển từ bờ biển ra biển trở lại bờ về hướng Nam
Phần sa bồi còn lại bị đẩy vào vịnh Thái Lan.
Bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên
Vùng bờ biển từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên bị ảnh hưởng mạnh mẻ bới gió Tây Nam.
Chính gió Tây Nam đã làm cạn toàn bộ vùng nước ven bờ từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên. Lý do này mà chúng ta không thể cải tạo hay tìm vị trí cảng nước sâu ở vùng bờ biển phía Tây Nam.
Với phân tích về động lực trên, ta thấy rằng mọi chất thải từ sông đổ ra biển, hay từ bờ biển dù đưa ra xa bờ biển cũng đều bị đẩy ngược lại bờ biển Việt Nam mang tính phổ quát từ Móng Cái đến Hà Tiên.
Vì đặc điểm trên, việc quản lý các chất thải trên toàn bộ lảnh thổ Việt Nam phải được xác định là công việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ cho cả tất cả mọi người đang sống trên đất nước Việt Nam.
Vì vậy việc quản lý các chất thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy phải được xác định là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng người Việt Nam cần công khai và minh bạch.
Mọi sự sơ suất trong việc quản lý chất thải cần sớm xác nhận để có giải pháp ứng phó kịp thời và toàn diện. Vì từ vùng bị ô nhiểm và biết mức độ ô nhiểm chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra giải pháp hạn chế tổn thất như tạm dừng việc đánh bắt hay chế biển thủy sản, muối trong khu vực ảnh hưởng và thời gian bị ảnh hưởng.
KS Doãn Mạnh Dũng