Mô hình cảng Kỳ Hà mới

Mô hình cảng Kỳ Hà mới

Chính hiện tượng trên , buộc dòng Trường Giang phải chảy về Kỳ Hà đem theo sa bồi làm cửa vào cảng Kỳ Hà bị cạn. Đó là nguyên nhân cơ bản không thể cải tạo, nâng độ sâu cảng Kỳ Hà.Đó là nguyên nhân chính cho mọi sự đổ vỡ các dự án tại khu kinh tế Chu Lai mặt dầu Quảng Nam được ưu tiên mọi chính sách thuận nhất của đất nước.
Tháng 5/2012, trở lại cảng Kỳ Hà, tôi nghĩ rằng nên đưa ra giải pháp để mọi người tham khảo. Giải pháp này chưa xác định được trạng thái địa chất của vùng đáy biển. Nếu đáy biển là cát hay địa chất thuận cho sự nạo vét thì tôi tin rằng mô hình dưới đây là hữu ích.
Mô hình sử dụng đảo hòn Chim  phía nam cửa vào cảng Kỳ Hà. Từ phía đông nam đảo hòn Chim xây đê chắn sóng dài 1000m theo hướng bắc nam, từ phía tây bắc đảo hòn Chim  xây  200 m đê nối từ đảo hòn Chim với bò biển. Như vậy tổng cộng phải xây dựng 1200m đê biển. Phía trong bờ xây cầu cảng. Trường hợp trong bờ không thể có độ sâu vì đá thì sử dụng 1000m đê biển phía đông mở rộng làm cầu cảng.
Mô hình cảng Kỳ Hà mới như sau :

 

Do đặc điểm địa hình vùng tây nam của bờ biển Kỳ Hà chống được gió Tây Nam nên đê phía đông có thể mở rộng về hướng đông nam. Giải pháp này giúp tăng diện tích vùng nước trong khu vực cảng nhưng vẩn bảo đảm sự kín sóng gió kể cả khi đối diện với bão và gió mùa.Với mô hình này cầu tàu phía bờ biển có thể vươn ra biển để giảm chi phí nạo vét khu vực cầu tàu.
Mô hình chọn lựa như hình sau :

Nếu trường hợp bờ biển cạn, độ dốc thấp thì buộc xây cầu cảng vươn ra phía biển nhiều hơn để chân cầu tàu có độ sâu theo nhu cầu. Với giải pháp này sẽ có vùng neo rộng rãi hơn thì sử dụng phương án thêm đê chắn sóng tây đông từ phía đông hòn Chim ra biển. Nếu đê dài 200 m thì ta có vùng nước trong khu vực cảng rộng hơn. Như vậy với phương án 3, tổng chiều dài đê là 1400 m. Mô hình như sau :

Độ sâu vùng nước cảng Kỳ Hà mơi trên bản đồ  1:50.000

Tôi vẩn giữa quan niệm rằng, với miền Trung Việt Nam, rất cần cảng để tiếp nhận nguyên vật liệu từ nơi khác chuyển đến để gia công và xuất đi. Vì miền Trung Việt Nam sống ven dảy Trường Sơn. Tài nguyên khóang sản thì ít.Việc phá rừng sẽ gây ra lũ lụt. Xu hướng lâu dài nhân dân miền Trung nên sống tập trung tại đô thị cảng, vừa thuận học tập,chăm sóc y tế , sản xuất công nghiệp và làm dịch vụ, vừa dể vượt qua khi có thiên tai.
KS Doãn Mạnh Dũng