Mô hình nào cho đê chắn sóng cảng Dung Quất

Mô hình nào cho đê chắn sóng cảng Dung Quất

Với tinh thần  cần xây dựng cảng Dung Quất phục vụ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất  như  vị trí hiện nay, vậy mô hình bố cục cảng Dung Quất phải như thế nào là tối ưu ?

Trước hết ta cần biết vị trí của  nhà máy lọc dầu Dung Quất đã xây dựng .

Để hoạch định bố cục cảng Dung Quất phục vụ cho nhà máy lọc dầu ,cần dựa trên các đặc thù mang tính chi phối về địa tự nhiên miền Trung  : dòng hải lưu lạnh tầng đáy Bắc Nam là động lực chính sắp xếp sa bồi bờ biển miền Trung  và dòng Trà Bồng là nguồn phù sa lớn di chuyển từ dảy Trường Sơn ra biển.

Năm 2002, sau khi xây dựng cầu công vụ và nạo vét thì khu vực nạo vét bị bồi lấp. Nghiên cứu lưỡi bồi lấp ,chúng ta thấy hướng bồi lấp theo hướng Nam Bắc cùng hướng với dòng Trà Bồng  ra biển. Vì vậy nếu xây dựng đê chắn sóng theo mô hình như công bố thì cửa luồng là nơi tập trung nhiều phù sa.

Để giải quyết hiện tượng trên , tôi cho rằng có 3 phương án  bố cục cảng biển như sau :

Phương án 1 : Xây dựng đê từ bờ hữu ngạn sông Trà Bồng ra biển bọc   mủi Co Co. Cửa ra vào cảng buộc phải tránh hướng Đông Bắc  nên  đê phải dài 7.000 m . Sau khi xây dựng  và nạo vét,  vùng nước trong cảng đạt độ sâu -30m .Cảng  không  cần  duy tu nạo vét.Mô hình này luồng vào cảng khó khăn vì phải đổi góc lớn khi chạy tàu giữa luồng.

Phương án 2 : Xây đê từ mũi Nam Trâm vòng về hướng Nam. Đê dài 3.100m .Cửa vào cảng  hướng Đông Nam. Sau khi xây đê và nạo vét thì vùng cảng có độ sâu -25m. Cảng  không  cần  duy tu nạo vét. Luồng ra vào thuận lợi.

Phương án 3 : Xây đê từ phía nam mũi  Tuyết Điểm . Đê dài 7.300m. Sau khi xây đê và nạo vét ,vùng cảng có độ sâu -30m . Cảng  không  cần  duy tu nạo vét. Luồng ra vào thuận lợi.

So sánh cả ba phương án , thì phương án 2 và 3 thuận lợi nhiều so với phương án 1.

Hy vọng tài liệu này là sự tham khảo hữu ích  cho những ai quan tâm đến bố cục cảng biển.

KS Doãn Mạnh Dũng