NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG KHÍ: LÀM CHỦ HIỆN TẠI VÀ LIỆU TRƯỚC TƯƠNG LAI.PGs.TS. Hoàng Xuân Nhuận1 , KS. Lê Văn Chính[1] Ths. Trần Thị Liên Phương[2]

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG KHÍ: LÀM CHỦ HIỆN TẠI VÀ LIỆU TRƯỚC TƯƠNG LAI.PGs.TS. Hoàng Xuân Nhuận1 , KS. Lê Văn Chính[1] Ths. Trần Thị Liên Phương[2]

Do dung lượng của báo cáo bị hạn chế, chúng tôi chỉ trình bày những kết quả nghiên cứu sơ bộ theo quan điểm độc lập của nhóm tác giả và không đề cập đến nghiên cứu của PVGas vì nó cũng sẽ được báo cáo riêng tại hội thảo. Những ý kiến đóng góp sẽ được tiếp thu trong bước lập quy hoạch chi tiết cảng nhập LNG (2016) nói riêng và giai đoạn phát triển công nghiệp khí đến 2020 nói chung.

Phương pháp luận

Năm phương pháp đã được sử dụng kết hợp nhằm bám sát thực tiễn phát triển công nghiệp khí trong nước và cập nhật xu thế hiện đại của quốc tế, đó là:

 

  1. Thu thập các báo cáo đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế phát triển đội tàu và cảng khí của các tổ chức trong nước và quốc tế;
  2. Cập nhật thông tin trên internet về đội tàu và cảng khí có chú ý đến hướng quy hoạch lồng ghép hệ thống cảng cho tàu công nghiệp trọng tải lớn;
  3. Thu thập quy hoạch các khu kinh tế duyên hải, quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 và xa hơn;
  4. Thị sát hiện trường và tham khảo ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp có liên quan;
  5. Xử lý các thông tin đã thu thập được và lập báo cáo tổng hợp.

 

Các phương pháp (i) và (ii) đã cho phép thu được những thông tin đa dạng về thông lệ kinh doanh khí bằng tàu biển, xu thế phát triển đội tàu chở khí và các cảng xuất nhập khí của quốc tế và khu vực, đặc biệt là [4]. Để nâng cao độ tin cậy cần tổ chức thu thập dữ liệu đầy đủ hơn.

Các phương pháp (iii) và (iv) được thực hiện phù hợp với trình độ chung của nước ta hiện nay trong bước nghiên cứu chọn vị trí xây dựng cảng. Đã tham khảo thêm những nghiên cứu của các công ty nước ngoài [1,5].  

Phân loại đội tàu chở khí, cảng khí và các tham số kỹ thuật cơ bản để chọn vị trí phát triển cảng khí

Trên cơ sở áp dụng kết hợp 2 hệ thống phân loại tàu chở dầu khí là AFRA và FMS [7] đã lập bảng phân loại đội tàu chở khí phù hợp với xu hướng phát triển cảng biển của Việt Nam và thông lệ kinh doanh dầu khí bằng tàu biển của quốc tế (xem bảng 1).

 

Bảng 1: Phân loại tàu chở dầu khí theo lượng dãn nước

Phân loại tàu

GP

MR

LR

Panamax

Aframax

Suezmax

VLCC

ULCC

Lượng dãn nước (103. DWT)

>25

<45

<60

<80

<120

<200

<320

<550

Đã khai xác định kích thước tiêu chuẩn của tàu mục tiêu theo phân loại trên và tính toán các tham số tiêu chuẩn về luồng và bến cho đội tàu chở dầu khí. Đã nghiên cứu các cảng khí trong nước (LPG) và các cảng khí quốc tế (chủ yếu là LNG) và trên cơ sở đó đề xuất hệ thống phân loại cảng khí (bảng 2).

 

Bảng 2: Phân loại cảng khí theo năng lực thông qua và tàu mục tiêu

Các hạng hạng cảng khí

 I

 II

III

IV

V

Năng lực thông qua  [106tấn/năm]

>10.0

10.0

5.0

1.0

<0.5

Tàu mục tiêu

Panamax  và lớn hơn

Panamax

LR

MR

GP

Ghi chú: Các cảng loại I và II đủ năng lực để tiếp cận các thị trường LNG viễn dương…

Kết quả nghiên cứu đội tàu và phân loại cảng khí được sử dụng trong việc đánh giá tổng quan hệ thống cảng của nước ta đối với mục tiêu phát triển khí và phác thảo hệ thống cảng khí tích hợp.

Đánh giá tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam căn cứ trên nhu cầu phát triển công nghiệp khí

Vào năm 2007, hệ thống cảng biển của nước ta bao gồm 7 nhóm cảng, bao gồm 40 cảng biển với 166 bến cảng, 332 cầu cảng (xem bảng 3), lượng hàng thông qua thực tế là 181 triệu tấn/năm và tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 11,2%.

Bảng 3: Phân loại các cầu cảng đã đưa vào khai thác theo cỡ tàu tiếp nhận

Loại tàu

GP

MR

LR

Panamax

Aframax

Số cầu cảng hiện có đủ năng lực tiếp nhận

294

88,5%

31?

9,3%

7

2,2%

0

0

Ghi chú: Hiện trạng 2007, tổng số 332 cầu cảng.

Theo quy hoạch phát triển cảng đến năm 2020 [6], tàu container cỡ Panamax là tàu mục tiêu cho các thương cảng cửa ngõ quốc gia Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong là tàu container cỡ Suezmax. Hiện nay, các cầu cảng cho tàu cỡ Panamax đang được xây dựng, tuy nhiên do những bất cập về điều kiện tự nhiên nên việc khai luồng vào hai cảng cửa ngõ hiện đang được xem là nhiệm vụ kỹ thuật chưa có lời giải chắc chắn.

Trong tầm nhìn đến 2030, thì các bến chuyên dụng cho tàu công nghiệp trọng tải lớn (60-120 KDWT) chưa được quy hoạch có hệ thống. Do nhược điểm đã nêu, nhà đầu tư phải tự làm quy hoạch và gánh vác hầu như toàn bộ chi phí xây dựng công trình hàng hải, hạ tầng cơ sở và tiện ích bên ngoài hàng rào vì vậy rất mất thời gian, công sức và tiền của.

Liên quan đến các mục tiêu phát triển khí trong tầm nhìn đến 2025, ta thấy:

·         Hiện tại đã có khoảng 30 bến chuyên dụng dầu khí và quy hoạch cảng đã đáp ứng nhu cầu về phát triển cảng cho tàu chở khí cận hải cỡ GP và MR;

·         Mục tiêu phát triển cảng khí hạng III là khả thi về mặt kỹ thuật. Mục tiêu nhập LNG vào năm 2016 bằng tàu Panamax là không khả thi về luồng;

·         Sự hình thành các khu vực thương mai tự do ASEAN, ASEAN-EU, ASEAN – Hoa kỳ và sự chuyển hướng mạnh mẽ của Nga sang châu Á – Thái Bình Dương đang tạo ra cơ hội vàng để ngành khí vươn ra biển lớn.

Đối mặt với hiện trạng và triển vọng như đã nêu, việc lập quy hoạch hệ thống cảng khí cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và nắm vững cơ hội vàng để tiếp cận thị trường viễn dương.

Phác thảo hệ thống cảng khí tích hợp đến 2020 tầm nhìn 2025

Phác thảo hệ thống cảng khí tích hơp (hình 1) được đề xuất trên cơ sở bám sát quy hoạch phát triển khí [2], có cập nhật quy hoạch hệ thống cảng biển đến 2030 và hướng đến nắm bắt cơ hội trung hạn.

Hình 1: Phác thảo hệ thống cảng khí tích hợp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế

Theo phác thảo này, hệ thống cảng khí tích hợp được phân thành 3 cấp: địa phương, vùng và quốc gia với 2 đề xuất cụ thể, đó là:

  1. Vận dụng những kinh nghiệm tiên tiến để phát triển 3 cảng khí cấp vùng đủ năng lực tiếp nhận các tàu chở LNG viễn dương (cảng khí loại II); Trong số đó sẽ chọn ra một cảng có điều kiện kỹ thuật tốt nhất và điều kiện thị trường năng động nhất để phát triển thành cảng khí đầu mối quốc gia (hạng I) và là một điểm nhấn có tầm quan trọng chiến lược của thị trường khí ASEAN.
  2. Địa phương và doanh nghiệp được trao quyền tự chủ tối đa trong việc phát triển những cảng khí cận hải (hạng III, IV và V) phù hợp với quy hoạch cảng và các khu kinh tế đã được Chính phủ phê chuẩn;

Như vậy, đối tượng trọng điểm của quy hoạch chỉ là 3 cảng khí viễn dương (cấp vùng và Quốc gia) còn các cảng khí cận hải (cấp địa phương) được phát triển theo nhu cầu và cập nhật vào hệ thống cảng khí tích hợp.

Các phương án khởi điểm, giai đoạn 2016 – 2020

Căn cứ cân đối cung- cầu khí trong nước thì miền Nam sẽ là khu vực cần xúc tiến phát triển ngay cảng nhập khẩu LNG, tiếp đến sẽ cần xem xét nhập khẩu bổ sung nguồn cấp cho thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2016-2020 [2]; khu vực miền Trung ít có khả năng mất cân đối cung-cầu tuy nhiên đây là khu vực các nhiều cảng biển có điều kiện tự nhiên tuyệt vời và có vị trí thuận lợi có thể khai thác để phát triển thành 1 điểm nhấn quan trọng và chiến lược của Việt Nam trên thị trường khí Châu Á Thái Bình Dương.

Như vậy, vấn đề cấp thiết về phát triển cảng khí được đặt ra trong giai đoạn khởi điểm (2016-2020), đó là đảm bảo thông suốt nhu cầu nhập LNG viễn dương của thị trường miền Nam có tính đến khả năng góp phần phát huy lợi thế cảng biển của miền Trung và dự phòng nhu cầu về khí của thị trường miền Bắc trong tương lai trung hạn.

 Hiện nay luồng vào Long Sơn và Cái Mép chỉ sâu 7,25m [3] và việc nâng cấp đến độ sâu dự kiến (-14m theo [6]) sẽ rất gian nan vì vậy để góp phần thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, hai hướng tiếp cận bổ sung được đề xuất xem xét, đó là:

  1. Thích nghi với quy hoạch hiện có: Chọn một trong những cảng chuyên dụng dầu khí tốt nhất ở Miền trung để làm cảng giảm tải (part-offload terminal) cho tàu chở LNG viễn dương;
  2. Phát triển bứt phá theo hướng hội nhập: Lồng ghép cảng khí cấp vùng vào đề án tổng thể phát triển hoàn chỉnh một thành phố cảng đủ tầm hội nhập vào vành đai các thành phố cảng hiện đại của châu Á và quốc tế.

Sau đây là những phác thảo ban đầu về qui hoạch hệ thống cảng khí với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – địa bàn được chọn để mở đột phá khẩu và hai địa bàn hỗ trợ tại Trung Bộ. Các vấn đề liên quan đến thị trường miền Bắc trong bài báo khác.

I. Phương án Long Sơn – Mỹ Giang

Đây là phương án thích nghi với quy hoạch phát triển dầu khí và quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được Chính phủ phê chuẩn và bao gồm hai định hướng  như sau:

·         Vị trí Long Sơn (PVN, Bà Rịa – Vũng Tàu) được chọn để phát triển cảng khí cấp vùng, tàu mục tiêu là tàu chở LNG cỡ Panamax giảm tải, năng suất thông qua ~5 triệu tấn/năm, sử dụng chung luồng và vũng quay tàu của các ICT Cái Mép và Bến Đình;

·         Vị trí Mỹ Giang (PETROLIMEX, vịnh Vân Phong, Khánh Hoà) được dự phòng để phát triển tiền cảng. Năng suất thông qua được ấn định căn cứ nhu cầu giảm tải để vào Long Sơn.

Về mặt quản lý nhà nước, phương án này đòi hỏi bổ sung chức năng nhập LNG cho cảng Long Sơn và chức năng trung chuyển LNG cho cảng Mỹ Giang.

II. Phương án Long Sơn – Sơn Trà

Trong Phương án Long Sơn – Sơn Trà, mục tiêu đảm bảo hàng hải thông suốt để nhập LNG vào năm 2016, được giải quyết trên cơ sở lồng ghép với mục tiêu phát triển Đà Nẵng thành một thành phố cảng đủ năng lực cạnh tranh để vươn ra biển lớn. Các định hướng chính của phương án này bao gồm:

·         Cảng khí Long Sơn như trong phương án Long Sơn – Mỹ Giang;

 

Hình 2: Đà Nẵng phát triển  đột phá để hội nhập và cảng khí Sơn Trà

·         Cảng Đà Nẵng được phát triển bứt phá để đảm bảo tính cạnh tranh nhằm hội nhập với thị trường chung ASEAN (hình 2);

·         Cảng khí với tàu mục tiêu là tàu LNG cỡ Panamax được bố trí trong cụm Sơn Trà. Trong giai đoạn đầu thực hiện chức năng giảm tải và tiến đến hình thành cảng cấp vùng hoàn chình ~10 triệu tấn/năm.

Về mặt quản lý nhà nước phương án Long Sơn – Sơn Trà đòi hỏi bổ sung chức năng nhập LNG cho cảng Long Sơn và cập nhật cảng khí Sơn Trà vào quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam.

II. Phương án Long Hải – Cỏ May

Trong Phương án Long Hải – Cỏ May, cảng nhập LNG được quy như một bộ phận của đề án phát triển lồng ghép cảng Long Hải và đô thị cảng Cỏ May nhằm đảm bảo lâu bền năng lực cạnh tranh của thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và Vùng  kinh tế trọng điểm phía Nam để hội nhập vào vành đai các thành phố cảng của châu Á và quốc tế. Sau đây là 3 định hướng cụ thể:

·         Tiêu thuỷ đầm Cỏ May (hình 3) nhằm tạo ra tài sản có được (~25 km2 đất đô thị) để huy động vốn phát triển cụm cảng Long Hải và thành phố cảng hiện đại với dân số ~3 triệu người;

 

Hình 3: Đô thị cảng Cỏ May, cụm cảng Long Hải và cảng khí

·         Xây dựng cụm cảng Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho tàu công nghiệp trọng tải lớn, tàu mục tiêu là tàu cỡ Aframax, trần năng suất thông qua ~100 triệu tấn/năm;

·         Cảng khí loại II, tàu mục tiêu LNG cỡ Panamax, năng suất ~5 triệu tấn/năm, tiến tới phát triển cảng khí cấp vùng và quốc gia.

Về mặt quản lý nhà nước phương án Long Hải – Cỏ May đòi hỏi bổ sung đô thị cảng Cỏ May và cảng Long Hải vào quy hoạch phát triển thành phố Vũng Tàu. Cảng Long Hải được phát triển theo hướng tự chủ hạch toán chi phí – lợi nhuận phát triển lồng ghép cảng và đô thị.

Theo đánh giá sơ bộ thì phương án Long Hải – Cỏ May là phương án có triển vọng nhất. Để triển khai phương án này cần đạt được những chuyển biến đột phá trong quản lý nhà nước về phát triển dầu khí, cảng biển và đô thị

Kết luận và khuyến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã rút ra những kết luận và khuyến nghị như sau:

          I.      Hiện trạng và xu thế phát triển đến năm 2030 của hệ thống cảng biển nước ta đã đáp ứng được yêu cầu cung ứng khí cho thị trường quốc nội nội trên cơ sở sử dụng các tàu cận hải cỡ GP và MR, nhưng chưa cập nhật được nhu cầu nhập khẩu LNG bằng tàu viễn dương;

        II.      Hệ thống cảng khí được phân thành 3 cấp: Quốc gia (1 cảng), Vùng (2-3 cảng) và địa phương (không hạn chế). Chỉ có các cảng cấp Quốc gia và vùng được tập trung quản lý bằng quy hoạch; các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ tối đa trong việc phát triển những cảng khí cấp địa phương;

     III.      Đã phác thảo 3 phương án phát triển cảng nhằm đảm bảo thông suốt nhu cầu nhập LNG của thị trường miền Nam từ năm 2016 và đón bắt nhu cầu trung hạn của các thị trường miền Bắc và miền Trung. Trong đó, phương án Long Hải – Cỏ May được đánh giá là có triển vọng nhất.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng trên đây là kết luận ban đầu của một nhóm nghiên cứu độc lập vì vậy để tiến tới ấn định những định hướng quy hoạch khách quan và khả thi, chúng cần được kiểm chứng và điều chỉnh bởi các nhóm nghiên cứu khác. 

Cám ơn

Các tác giả của báo cáo chân thành cám ơn VPI và PVGas đã tạo những điều kiện cần thiết để thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi đã trân trọng tiếp thu và sử dụng những ý kiến đóng góp vô giá của các cố vấn là TS. Nguyễn Đức Toàn, TS. Chu Quang Thứ và TS KH Nguyễn Biểu.         

Hà Nội ngày 25/04/2010

Tài liệu tham khảo

  1. AWR Lloyd, 2008: Van Phong Refinery & Terminal, pre-feasibility study 72pp.
  2. Bộ Công Thương, 2009: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí VN đến 2015 và định hướng đến 2025. Do VPI thực hiện.
  3. Cục Hàng hải Việt Nam, 2010: Thông báo độ sâu luồng vào cảng biển. http://www.vinamarine.gov.vn/viewPage.aspx?tabId=29.
  4. Energy Information Agency, US Dep. of Energy, 2003: The Global Liquefied Gas Market Outlook, 82 pp.
  5. IMPOS Suporting Team, 2008: Domestic distribution and storage system for Petroleum Products and Method of site selection, 36 pp.
  6. Nguyễn Mạnh Ứng, 2009: Một số kết quả nghiên cứu về quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030. Tạp chí Biển và Bờ, số 3 &4, 2009, tr.15 -24.
  7. Wikipedia: Crude Oil Tanker, http://en.wikipedia.org/wiki/Crude_oil_tanker

 

Summary

The gas terminals’ system planning study: to master the present and to anticipate the future.

                                                  Dr.Associate Prof. Hoang Xuan Nhuan, Eng. Le Van Chinh

                                                      MSc. Tran Thi Lien Phuong

In accordance with the gas industry development plan until 2020 and its vision to 2030, the gas terminals’ system of Vietnam could be consist of the following components: 1) A national hub 2) Two or three regional hubs and 3) The local terminals.

The National and regional hubs must be capable to receive the long-range liquefied gas carriers. The national one should have the capacity more than 10 M mtpy and could be considered as an important landmark of the ASEAN gas market.

The local gas terminals should be developed by the gas companies on their own initiative and then included to the national system automatically.

Due to the restricted navigational accessibility to the Southern Key Economic Region, there were proposed two approaches to meet the LNG import need in 2013: 1) To adapt to the existing sea port system and 2) To build immediately a modern LNG receiving terminal.

Among the discussed initial projects, the Long Hai – Co May one (Ba Ria – Vung Tau province) could be considered as the most promising. But the results of the investigation is now still not reliable enough to made the final recommendation.


[1] Chuyên gia độc lập

[2] Viện Dầu khí Việt Nam (VPI)