Nguyên nhân chính kẹt xe và tai nạn giao thông là quy hoạch đô thị và giao thông

Nguyên nhân khách quan từ cơ sở hạ tầng yếu kém hay thiên tai có thể hạn chế nhiều nếu người lái xe có trách nhiệm với người khác và với hành khách ngay trên xe mình.Chúng ta nhớ trong chiến tranh chất lượng hạ tầng giao thông rất kém nhưng tai nạn giao thông rất ít.
Nguyên nhân chủ quan của người lái xe do uống rượu, ngũ gật, không hiểu hết kỹ thuật xe mình đang điều khiển, không tôn trọng luật giao thông … là nguyên nhân có tính phổ biến. Nhưng chính các tai nạn giao thông dồn dập cũng đã tự cảnh báo và theo quy luật cũng tăng dần ý thức trách nhiệm và trình độ của người lái xe.
Song vấn đề tồn đọng quan trọng nhất là tổ chức quy hoạch và đầu tư khi xây dưng đô thị và hạ tầng giao thông, trong đó bao hàm tổ chức giao thông công cộng. Phần này thuộc về trách nhiệm của những người thay mặt dân khi sử dụng tiền thuế của dân.

Tổ chức quy hoạch đô thị và giao thông 

Những ngày Tết, dân Tp. HCM hay Hà Nội ra đường cảm thấy như đang ở một nước châu Âu xa lạ. Đường vắng,không khí trong lành.Như vậy rõ ràng cũng chính nơi có nhiều kẹt xe nhưng tình trạng giao thông sẽ thay đổi khi mật độ dân cư hợp lý.
Nhưng vì sao mật độ dân cư lại không hợp lý ?
Năm 2004, tôi có tham gia một chương trình nghiên cứu của nhóm “Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong quản lý cảng” .
Một vị Tiến sĩ người Trung Quốc đưa ra quan điểm đầu tiên trong công tác quy hoạch là :

“Don’t follow the leader”(Không theo ý kiến của lảnh đạo ).

 

Có nghĩa rằng quy hoạch giao thông là một lỉnh vực khoa học không thể nghe theo các nhà quản lý.
Nhưng ở Việt Nam, rất tiếc rằng chúng ta lại làm ngược lại. Hệ thống quy hoạch giao thông bắt nguồn từ “ý thích” của các nhà quản lý.
Trong khoa học , ai cũng biết mô hình di chuyển của con nhện. Nếu mạng nhện càng lớn , số lượng con nhện trong một mạng nhện càng nhiều thì càng vào tâm sát suất gặp nhau của các con nhện càng lớn. Đó là sự tắt nghẽn trong giao thông khi thành phố mở rộng nhưng chỉ có một trung tâm. Để giải quyết bài tóan trên, con người đã đưa ra mô hình các thành phố vệ tinh với các chức năng trung tâm khác nhau. Ví dụ như trung tâm hành chính, trung tâm mua sắm, trung tâm giáo dục đại học hay cao đẵng , trung tâm thể thao, trung tâm giải trí, trung tâm triển lãm, cụm các Công ty chứng khóan…
Mổi thành phố vệ tinh trên, thực chất có một hệ giao thông như một mạng nhện độc lập. Nó có một tâm và có một hay vài đường vành đai. Các thành phố vệ tinh tiếp giáp với nhau và qua lại bằng các đường vành đai. Vùng tiếp giáp không được phép đô thị hóa mà dành trồng hệ thống cây xanh để điều tiết môi trường. Chính hệ thống vành đai của các đô thị là hệ thống giảm sự nghẽn tắt giao thông.
Cái sai cơ bản của hệ thống quy hoạch của Tp HCM và Hà Nội là vùng tiếp giáp giữa các đô thị vệ tinh mới và đô thị cũ đã bị đô thị hóa. Vì vậy, các đô thị cũ và mới gộp lại thành một siêu đô thị với tâm là tâm của đô thị cũ.
Các nhà quy hoạch và các quan chức quản lý nhà nước có thấy sự sai lầm này không ?
Tôi tin rằng họ thừa trí tuệ để hiểu. Nhưng sự hấp dẩn của những mảnh đất giữa các vùng tiếp giáp đô thị cũ và mới là “cái bánh” không thể từ chối được. Nhất là trong hệ thống pháp luật Vịêt Nam, đất là của tòan dân nên miếng bánh trên buộc phải được hợp pháp hóa với mọi lý do và nhờ thế, ai đó sẽ trở thành đại gia qua một đêm, khi văn bản giao đất được hòan thành.
Đô thị mới của Hà Nội là Mỹ Đình. Vùng tiếp giáp là Láng. Đáng lẽ người Hà Nội phải duy trì vùng đệm màu xanh đã trồng húng Láng, nhưng khu vực này đã bị đô thị hóa. Và tương lai đô thị Mỹ Đình sẽ từng bước bị bọc kín. Vì vậy khi có các sự kiện lớn tại Mỹ Đình thì chuyện kẹt xe trong thời gian đến và rời Mỹ Đình sẽ ngày càng gay gắt.
Hệ thống cảng biển hay cảng sông luôn luôn nằm trên đường vành đai ngoài cùng của thành phố.Đó là nguyên tắc trong tổ chức chức cảng. Nhưng tại Tp HCM, chính quyền đã đô thị hóa quận 4. Hậu quả giao thông bộ bị tắt nghẽn và nhiều tai nạn nên buộc phải từng bước đóng cữa các cảng tại quận 4 và đẩy các cảng ra tỉnh khác. Họ quên rằng bến cảng là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân nghèo Tp HCM.
Đúng ra, Tp HCM cần duy trì hệ thống bến cảng ở quận 4, mở các đô thị vệ tinh ở Thủ Đức , Củ Chi , Bình Chánh nhưng họ đã làm ngược lại. Chính quyền chọn Trung tâm thành phố là Thủ Thiêm, trong khi tại đây chi phí cho nền móng lại quá cao so với Thủ Đức hay Củ chi. Hơn nữa việc đô thị hóa và bê tông hóa Thủ Thiêm và quận 7 sẽ làm giảm khả năng thóat nước cho cả Tp HCM.Như vậy quy hoạch sai, gây ra nhiều tổn thất mà con người không lường hết được.
Các nhà quy hoạch Tp HCM lại đưa ra ý tưởng con đường xuyên tâm Đông- Tây cho xe tải qua hầm Thủ Thiêm. Chính con đường xe tải xuyên tâm này sẽ làm gay gắt hơn trong giao thông của Tp HCM trong tương lại. Bạn cứ tưởng tượng ở trung tâm mới của Tp HCM trong tương lai có một con đường xe công tai nơ và sẽ tải lớn cắt qua một thành phố hiện đại! Đó không phải là mơ ước của người dân Tp HCM mà là thể hiện sự yếu kém về trí tuệ của những người có quyền lực trong quy hoạch.
Hiện nay, việc xe ra vào Tp HCM thường tắt nghẽn trên Quốc lộ 1 A ở địa điểm ngã tư Vũng Tàu đến ngã ba Cát Lái.Nguyên nhân cảng Cát Lái cũng ở vị trí “xuyên tâm” nên các xe vào Tp HCM phải đi cùng tuyến với xe ra vào cảng Cát Lái.Vấn đề là khi quy hoạch đô thị, vị trí cảng biển và cảng sông phải luôn luôn nằm trên vành đai ngoài cùng của đô thị. Nếu cảng đã ở trạng thái nằm trong tâm của đô thị thì buộc phải có một đường di chuyển riêng cho cảng, vì đó là con đường nguy hiểm nhất dể gây ra nhiều tai nạn thị dân và gây ra tắt nghẽn giao thông.
Sông Lòng Tàu là luồng chính cho tàu biển ổn định trên trăm năm. Nhưng mấy vị lảnh đạo thành phố lại muốn phát triển Hiệp Phước. Thế là tập trung xây dựng Hiệp Phước và nạo vét sông Soài Rạp. Nhưng tàu biển lại không sử dụng luồng Soài Rạp mà vẩn tiếp tục dùng luồng sông Lòng Tàu nên không thể khởi công xây cầu vượt sông tại Bình Khánh và gia tăng độ thêm độ rủi ro khu vực ngã ba sông Nhà Bè.
“Ngày 10/2, tàu Biển Nam 17 có trọng tải 3200 tấn chở 3070 tấn clinker từ Móng Cái vào cập cảng Hiệp Phước (TPHCM) để dỡ hàng. Khi tới khu vực sông Nhà Bè (TP.HCM) thì xảy ra sự kỹ thuật làm mất lái tông vào tàu Mari Times 36. Tiếp đến con tàu này tiếp tục tông vào tàu AG Nes rồi lật nghiêng chìm xuống nước.”

Tổ chức vận tải bắc nam

Nhiều tai nạn thảm khốc trong vận tải bắc nam bằng đường bộ và đường sắt. Tai nạn đường bộ bắc nam chủ yếu do các tài xế phải thực hiện công việc quá nặng nề  : lái xe đường dài. Tai nạn đường sắt bắc nam chủ yếu do các đường bộ cắt ngang.Vì vậy chúng ta nên bắt tay ngay việc cải tạo và xây dựng lại hệ thống đường sắt bắc nam.
Khởi đầu, bằng việc xây dựng mới tuyến đường sắt mới chạy song song với tuyến đường cũ. Tuyến đường mới có tiêu chuẩn 1435mm và tốc độ 100-120 km/h.Muốn có tốc độ trên cần thực hiện đường vượt chui hay phía trên đường sắt. Chi phí này lớn nhưng tránh tai nạn cho dân khi vượt ngang đường sắt.
Sau khi tuyến đường sắt mới hòan thành thì cải tạo tuyến đường sắt hiện nay khổ 1000mm thành 1435 mm. Như vậy cuối cùng chúng ta có đôi đường sắt, vừa thỏa mãn sự di chuyển về hàng hóa và đi lại của nhân dân vừa giảm tai nạn giao thông đường bộ bắc nam. Như vậy, lúc 06 giờ sáng bạn ăn phở Hà Nội, tối bạn có thể ăn hủ tiếu tại Tp HCM! Đó là mơ ước của dân nhưng hòan tòan trong tầm tay của người Việt Nam.
Báo chí đã nhiều lần đề xuất ý kiến này nhưng không rõ vì sao Quốc hội không quan tâm !
Tổ chức vận tải công cộng bằng đường sắt bắc nam được cả nước quan tâm và nằm trong quyền quyết định của Quốc hội mà còn chưa làm được thì khó mà tổ chức vận tải công cộng ở Hà Nội hay Tp HCM.
Những trang sử hào hùng của đất nước trong quá khứ chỉ có ý nghĩa khi đó là tiền đề để nhân dân Việt Nam hôm nay thật sự được sống trong hạnh phúc và biết yêu thương lẩn nhau.Tai nạn giao thông gây ra quá nhiều đau thương.Bấc cứ ai trong chúng ta đều có thể là nạn nhân. Nạn kẹt xe gây ra mệt mõi, lãng phí thời gian và tiền cũa.Nó xói mòn niềm tin của dân vào hệ thống quản lý đô thị.
Như vậy nguyên nhân chính gây ra tắt nghẽn giao thông và tai nạn giao thông là công việc quy hoạch đô thị và giao thông.
Vì cuộc sống an tòan hơn, văn minh hơn chúng ta hảy cùng nhau tìm rõ nguyên nhân và tạo sự đồng thuận trong xã hội về các giải pháp khắc phục.

KS Doãn Mạnh Dũng