Nguyên nhân hiện tượng trũng của hồ Đồng Tháp Mười, Biển Hồ và số phận của vịnh Thái Lan trong tương lai
Nhưng trên bản đồ Nam Bộ không thấy sông nào mang tên Cửu Long cả. Phải chăng sông Cửu Long chính là sông Mê Công?Cũng không phải vì sông Mê Công chảy qua Lào và Cam-pu-chia, về đến Pnôm Pênh đã phân làm hai nhánh :sông Tiền và sông Hậu. Trước khi ra biển,sông Tiền lại phân ra làm sáu nhánh: các sông Cửa Tiền, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Còn sông Hậu cũng chảy ra Biển Đông qua ba cửa : Định An, Bát xắc và Tranh Đề. Cộng lại là chin dòng sông tất cả, cho nên trước kia gọi là Cửu Long Giang hay sông Cửu Long như ta quen gọi. Vì vậy phần đồng bằng Nam Bộ do phù sa sông Mê Công tạo nên phải gọi là đồng bằng chín sông hoặc đồng bằng Cửu Long mới đúng. Thông thường thì đỉnh của tam giác châu là nơi được bồi đắp đầu tiên phải cao hơn phần hạ lưu mới phải. Nhưng ở đồng bằng Cửu Long, hai vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên ở gần đỉnh tam giác châu lại là phần bị ngập sâu nhất.Ở đồng bằng sông Hồng cũng có những ô đồng chiêm trũng, như ở Hà Nam chẳng hạn,nguyên nhân là do hệ thống đê có từ hàng nghìn năm không cho phù sa lấp dần các vùng trũng đó. Nhưng ở đồng bằng Cửu Long, từ xưa đến nay , không có đê điều,mà tại sao lượng phù sa khổng lồ của sông Mê Công mổi năm tới 60 triệu tấn cát, bùntừ hàng chục nghìn năm nay lại không đủ sức san lấp đầy vùng trũng Tháp Mười? Ở đây có thể tìm nguyên nhân ở dưới sâu hơn. Chúng ta đều biết bên dưới lớp áo mỏng trầm tích, phần cứng của trái đất là thạch quyển phân thành các mảng di chuyển trên một lớp nhảo hơngọi là quyển mềm. mảng Ấn Độ như một cái nêm cứngdi chuyển lên phía bắchúc vào mảng Á , Âu, đẩy dãy Hy-ma-lay-a cao lên gần 9 km; đồng thời làm cho khối Đông Dươngbị nức vỡ và có phần trùi về phía Đông –Nam. Võ trái đất ở nước ta bị nứt ra thành những khối tảng theo những hệ thống đứt gảy chằng chịt.Rõ rệt nhất là những đứt gảy hướng tây bắc-đông nam , các sông chính của ta chảy theo các đứt gảy đó, như các đứt gảy Bằng Giang- Kỳ Cùng, sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Cả, sông Vàm Cỏ Đông và sông Hậu. Riêng đứt gãy sông Hậu là đứt gảy sâu, ăn tới ranh giới Mô Hô ở độ sâu tới 25 km. Dọc sông Hậu có thể có động đất tới cấp 7. Gần song song với đứt gãy sông Hậu, có đứt gãy sông Cổ Chiên.Ngoài ra còn có đứt gãy á kinh tuyến dọc bờ biển Tây,đứt gảy á vĩ tuyến Mỹ Tho chạy đến cửu Soài Ráp và nhiều nhà khoa học còn cho rằng,có một dứt gãy chạy từ Rạch Giá qua Mỏ Vẹt song song với đứt gãy chạy từ Phan Rí đến mũi Cà Mau.Rất có thể vùng trũng Tháp Mười giữa các đứt gãy Cổ Chiên, Vàm Cỏ Đông, Mỏ Vẹt nằm trên một khối tảng sụt lún chậm,cho nên hàng năm dù nước lũ có đem tớibao nhiêu phù sa cũng không đũ san lấp được ; cũng giống như Biển Hồ ở Cam –pu-chia chắc chắn nằm trên một vùng sụt lún. Trên đây mới chỉ là một giả thuyết. Nếu đúng nó cơ thể ảnh hưởng tới các công trình xây dựng, cầu, đường trong vùng…Muốn khẳng định hoặc bác bõ nó, cần thiết lập trong khu vực một hệ thống mốc trắc địa và địnhkỳ cho nhiều năm đo cao chính xác mới có thể phát hiện được tốc độ dịch chuyển( nếu có) tương đối của các khối tảng. GS Nguyễn Văn Chiến ”
Qua tài liệu trên , GS Nguyển Văn Chiến đưa ra giả thuyết như sau :
“Ở đồng bằng sông Hồng cũng có những ô đồng chiêm trũng, như ở Hà Nam chẳng hạn,nguyên nhân là do hệ thống đê có từ hàng nghìn năm không cho phù sa lấp dần các vùng trũng đó.”
“Rất có thể vùng trũng Tháp Mười giữa các đứt gãy Cổ Chiên, Vàm Cỏ Đông, Mỏ Vẹt nằm trên một khối tảng sụt lún chậm,cho nên hàng năm dù nước lũ có đem tớibao nhiêu phù sa cũng không đũ san lấp được ; cũng giống như Biển Hồ ở Cam -pu-chia chắc chắn nằm trên một vùng sụt lún.”
Tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu của tôi như sau :
Về lý thuyết : Do chênh lệch nhiệt giữa vùng Xích đạo và cực Bắc nên có dòng hải lưu chảy ngầm từ bắc Cực về Xích Đạo. Mặt khác do trái đất quay từ tây sang đông nên dòng hải lưu chảy ngầm không chỉ di chuyển theo hướng từ bắc xuống nam mà đồng thời còn di chuyển theo hướng từ đông sang tây.
Vì luôn luôn có chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Cực nên dòng ngầm tồn tại cả trong 365 ngày trong năm, nhưng mạnh nhất là về mùa đông.Số liệu đo được, sự chênh lệnh nhiệt giữa miền Trung Việt Nam và Đài Loan là 80 C về mùa đông.
Do đặt thù hình thành thạch quyển khu vực Đông Dương với dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn có hướng từ tây bắc- đông nam nên phù sa khi chảy ra biển Đông được sắp xếp theo động năng của dòng hải lưu lạnh chảy ngầm trên.
Sau khi thạch quyển hình thành,mưa đã đưa bùn cát ra biển. Chính dòng hải lưu chảy ngầm đã xắp xếp và bố lục lại sa bồi. Dòng ngầm chạy theo hướng bắc nam và đông tây nên hướng chính của nó là đôngbắc xuống tây nam.Do địa hình, nên các vùng phía tây ít bị tác động đến và đã bị trũng .
Ta có thể giải thích các hiện tượng tại Đông Dương :
-Tại vùng đồng bằng bắc bộ, tuy sự chênh nhiệt giữa vùng đỉnh vịnh Bắc Bộ ở Móng Cái và khu vực bờ biển Nghệ An là nhỏ nhưng vẩn có dòng ngầm trên. Chính dãy đảo và núi khu vực Cát Bà , Đồ Sơn đã án ngữ dòng ngầm, làm cho Hà Nam bị trũng nặng.Việc đắp đê từ thời Nhà Lý chỉ có 1000 năm nhưng cũng góp phần giữ trạng thái trũng cách đây 1000năm.Quan sát hiện tượng bồi lấp tại bờ biển Ninh Bình chúng ta thấy như sau : Nếu vùng đất bồi lấp phía biển mà không được quay đê lấn biển theo đúng chu kỳ mà để kéo dài thì vùng đất mới ngoài biển sẽ cao hơn vùng đất đã lấn biển trước đó. Hiện tượng này đã gây khó khăn trong việc đưa nước ngọt từ trong lục địa ra cải tạo vùng đất mới tại Ninh Bình.
-Tại vùng Nam Trung Bộ có dảy núi cực Nam tại mủi Vũng Tàu. Chính mủi Vũng Tàu đã hướng dòng hải lưu ngầm xắp xếp tòan bộ sa bồi thoát ra từ 9 cửa sông Cửu Long.Sông Mê Công khi về hạ lưu,chảy đến Pnom Pênh đầu mùa chảy ngược theo sông Tôn Lê Xáp vào Biển Hồ. Khi Biển Hồ đầy thì chảy ra biển. Ngày xưa khi biển còn giáp Kam- pu- chia thì dòng hải lưu chảy ngầm bị dảy núi khu vục Vũng Tàu hướng dòng nên khó tác động đến vùng Biển Hồ và cả Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Vì vậy vùng Biển Hồ ít thay đổi độ trũng, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên cao hơn vùng Biển Hồ nhưng vẩn bị trũng so với các vùng khác của Nam Bộ.Nếu đến vùng đất mới tại bờ biển Bạc Liêu,ta sẽ thấy vùng đất phía bắc quốc lộ 1A( cao độ bình quân 0,2m-0,3m) thấp hơn vùng đất phía nam quốc lộ 1A (cao độ bình quân 0,4m-0,8m). Sát bờ biển vùng Giá Rai có các giồng cát cao đến 1m. Nguyên nhân hình thành các dòng cát này cũng từ động lực của dòng hải lưu chảy ngầm tầng đáy bắc nam.
Việc nghiên cứu dòng hải lưu ngầm tầng đáy có rất nhiều ý nghĩa thực tiển cho việc xây dựng đất nước, từ việc xác định sự sâu nông của các vịnh biển như vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh,hướng đê chắn sóng cho vịnh Dung Quất như thế nào là đúng? Vì sao luồng Định An động? Vì sao cửa luồng Kênh Quan Chánh Bố sẽ tái lập hiện tượng như cửa Định An ? bố cục cảng biển, xây dựng luồng tàu cho tàu biển, khảo cổ học…
Với quan điểm trên, tương lai thì mủi Cà Mau sẽ kéo dài và vịnh Thái Lan sẽ là một Biển Hồ của Đông Nam Á trong tương lại.
Rất tiếc ý kiến phản biện này đã không kịp gửi đến GS Nguyển Văn Chiến.Tác giả hy vọng được thảo luận và hồi âm từ các học trò của ông và của tất cả những ai quan tâm.
KS Doãn Mạnh Dũng